Đánh giá chung về công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn ở tỉnh quảng bình (Trang 87 - 91)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2. Tình hình quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn ở

2.2.6. Đánh giá chung về công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây

tư xây dựng hệ thống điện nông thôn

2.2.6.1. Kết quả đạt được

Việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống điện nơng thơnở tỉnh Quảng Bình là nhu cầu tất yếu và trở nên cấp thiết trong bối cảnh hiện nay nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội ở khu vực nơng thơn. Chính vì thế, các chương trình, dự án cấp điện nơng thơn đãđược triển khai trong thời gian vừa qua là minh chứng thể hiện những nỗ lực rất thiết thực của Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Bình trong việc cải thiện điều kiện hệ thống điện cho khu vực nơng thơn. Về phía

nhà nước cũng như chính quyền địa phương đã tranh thủ các nguồn vốn vay và nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án. Mặc dù trong điều kiện ngân sách địa phương hạn hẹp và bội chi ngân sách, nhưng tỉnh Quảng Bìnhđã huyđộng tối đa để tham gia đối ứng các dự án cấp điện nông thôn của nhà nước như dự án cấp điện nông thôn II; dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia và dựán cấp điện từnguồn năng lượng mặt trời.

Để thực hiện được các dựán trọng điểm kểtrên, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đã ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện khá rõ ràng. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Bìnhđã thực hiện các bước, thủtục lập, thẩm định, phê duyệt dựán và thực hiện đầu tư dự án theo đúng quy trình, hướng dẫn của nhà nước.

UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế đặc thù để thực hiện dự án như cho phép mỗi xã thực hiện dựán cử02 cán bộ giám sát cộng đồng để phối hợp với Chủ đầu tư trong quá trình thi cơng cơng trình, đảm bảo chất lượng và tiến độcủa cơng trình. Chính quyền địa phương vàdân vùng dựán (là những người hưởng lợi dựán) rất đồng thuận, tạo điều kiện cho Ban Quản lý dựán trong việc thực hiện đền bù và giải phóng mặt bằng.

Có thể cho rằng,các dự án đầu tư xây dựng hệ thống điện nơng thơnmang tính xã hội hố cao, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng thiết tha của các địa phương và người dân trong vùng dự án.Đến naycác dự án đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thônở tỉnh Quảng Bìnhđãđạt được các mục tiêu của dự án đề ra và bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Về mặt kinh tế: Sau khi đóng điện chất lượng điện năng ln ổn định, khơng có hiện tượng cuối nguồn bị sụt áp lớn như trước đây. Tỷ lệ tổn thất điện bình quân hàng năm của các xã thực hiện dự án đã giảm xuống rõ rệt. Ví dụ: Đối với dự án REII gốc: năm 2007 lúc chưa thực hiện dự án, tỷ lệ tổn thất điện năng bình quân năm rất cao (25,88%), Theo báo cáo của các HTX dịch vụ điện tỷ lệ tổn thất bình quân đầu năm 2010 (sau khi dự án REII hồn thành đóng điện) chỉ cịn 13,35% (giảm gần 50% so với tỷ lệ tổn thất trước khi cải tạo-năm 2007), tỷ lệ này sẽ còn giảm xuống nữa sau khi các TBA của phần trung áp do Công ty Điện lực 3 làm chủ đầu tư hoàn

thành để phần hạ áp được đấu nối vào trạm mới (do thời điểm năm 2010 một số TBA mới thi cơng chưa hồn thành đóng điện do đó một số tuyến đường dâyphải vận hàng song song cả lưới củ và lưới mới nên tỷ lệ tổn thất cịn cao).

- Về mặtxã hội: Có thể khẳng địnhcác dự án đầu tư xây dựng hệ thống điện nơng thơnở tỉnh Quảng Bìnhđã mang lại hiệu quả thiết thực cho các địa phương và người dân hưởng lợi. Từ khi cơng trìnhđưa vào sử dụng, chất lượng điện năng ln ổn định, người dân có thể n tâm đầu tư máy móc chế biến, phát triển sản xuất các ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp và dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, giải quyết cho hàng ngàn lao động ở khu vực nông thôn.Các dự án cũng đãđầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng lưới điện tạo sự khang trang, mỹ quan cho bộ mặt nông thôn mới, đồng thời xây dựng được mơ hình HTX dịch vụ quản lý điện tồn xã,đào tạo nâng cao năng lực cho cáctổ chức quản lý điện nông thôn.Ðặc biệt, người dân sử dụng điện được mua điện đúng theo giá qui định của Chính phủ. Ðây là vấn đề có ý nghĩa rất lớn về lợi ích, hiệu quả về xã hội mà dự án mang lại cho nhân dân vùng nông thôn.

2.2.6.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện nơng thơn cịn bộc lộ nhiều điểm hạn chế rất lớn, cụthể:

Việc lập dự án đầu tư đã khơng tính đếnđặc điểm, quy mô đầu tư của dựán, đặc biệt là thiếu dựbáo vềsựbiến động yếu tốlạm phát và những bất ổn của kinh tế thế giới cũng như trong nước, do đó đã làm cho giá dự tốn có sự sai sót (đơn cử trường hợp dự án năng lượng nơng thơn 2). Đặc biệt, việc ưu tiên bốtrí vốn đầu tư theo địa bàn (các thôn, xã) được thực hiện một cách chồng chéo, điều này đã dẫn đến tình trạng dự án chồng lên dự án (trường hợp dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia), do đó buộc phải điều chỉnh lại quyết định phê duyệt dự án, ảnh hưởng đến tiến độthực hiện dựán.

Bộ máy quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện nơng thơn cịn q cồng kềnh; nhà nước chưa có sự phân cấp mạnh mẽ cho

chính quyền địa phương trong việc thực hiện các dựán cung cấp điện nông thôn. Công tác lựa chọn nhà thầu chưa được thực hiện tốt, xuất hiện tình trạng “chạy dự án” dựa trên mối quan hệquen biết. Chính vì thế, hầu hết các dựán khơng chọn được nhà thầu có chất lượng, đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn về năng lực thi công. Điều này đã dẫn đến chậm tiến độ của các cơng trình và gây ảnh hưởng đến việc giải ngân nguồn vốn.

Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan ban ngành ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chưa được thực hiện một cách có hiệu quả; tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền tối cho phía Ban quản lý dựán vẫn còn phổbiến; nảy sinh các tiêu cực trong thanh toán và quyết toán nguồn vốn tại các Sở Tài chính cũng như Kho bạc nhà nước tỉnh Quảng Bình.

Những vấn đề trên đây đãđặt ra nhiều thách thức đối với UBND tỉnh Quảng Bình,địi hỏi phải có những cải cách lớn trong công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệthống điện nơng thơn. Chính vì vậy, phần tiếp theo của Luận văn, tác giảsẽ đềxuất một sốgiải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn ở địa bàn nghiên cứu.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG

ĐIỆN NƠNG THƠN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn ở tỉnh quảng bình (Trang 87 - 91)