Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn ở tỉnh quảng bình (Trang 53 - 55)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Quảng Bình

2.1.4. Đánh giá chung

2.1.4.1. Thuận lợi

Quảng Bình có vị trí địa lý thuận lợi cả về đường bộ lẫn đường thủy, tạo cơ hội để tỉnh mở rộng hợp tác và trao đổi hàng hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn thếnữa, Quảng Bình có dân số tương đối cao trong cả nước và được phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn, đồng thời lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các khu vực kinh tế của tỉnh. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để Quảng Bình đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung với quy mô lớn, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh.Chính vì thế, việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng ở khu vực nông thôn của tỉnh, trong đó có hệthống điện lưới có ý nghĩa chiến lược đối với tỉnh Quảng Bình nhằm đáp

ứng nhu cầu sản xuất và phát triển kinh tế- xã hội.

Với lợi thế vềtài nguyên du lịch phong phú và mang nét đặc trưng riêng của tỉnh (như Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; tài nguyên Biển; các di tích lịch sử; ...), Quảng Bình có nhiều cơ hội để đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch. Đây chính là hướng phát triển mang tính bền vững mà tỉnh Quảng Bình có thể thực hiện được nếu biết khai thác và sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực kểtrên. Thực hiện được điều này sẽ đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế.

Trong những năm gần đây, kinh tế Quảng Bình đạt được đà tăng trưởng cao và liên tục, tạo tiền đề quan trọng để Quảng Bình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương trong tỉnh.

2.1.4.2. Khó khăn

Điều kiện khí hậu ở tỉnh Quảng Bình khơng được thuận lợi so với các địa phương khác, Quảng Bình thường xuyên đối diện với những rủi ro về các loại thiên tai như bão, lũ lụt và hạn hán. Đặc biệt, chất lượng lao động nông nghiệp thấp; thêm nữa là hệthống cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Đây chính là nguyên nhân cản trở việc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến với tỉnh Quảng Bình.

Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cộng với biến đổi khí hậu tồn cầu, tỉnh Quảng Bình sẽ đối diện với những thách thức lớn, trước hết là khu vực nơng thơn – nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng còn kém phát triển sẽ có khả năng dễ bị tổn thương cao với các cú sốc từcác loại thiên tai như bão, lũ lụt và hạn hán.Đặc biệt, trong khi cơ sở hạ tầng ở khu vực nơng thơn cịn kém phát triển thì các loại thiên tai xuất hiện hàng năm đã phá hủy nhiều cơng trình quan trọng và xung yếu, đồng thời có nguy cơ gia tăng trong những năm tới do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Điều này cũng đặt ra nhiều vấn đề cho tỉnh Quảng Bình là cần phải có các chính sách ưu tiên trong đầu tư xây dựng hệthống cơ sởhạtầng cho khu vực nơng thơn, trong đó có hệ thống điện lưới nơng thôn của tỉnh; kế hoạch sử dụng hợp lý các

nguồn vốn, bao gồm vốn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụphát triển kinh tế- xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn ở tỉnh quảng bình (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)