Thực trạng hệ thống điện nông thôn ở tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn ở tỉnh quảng bình (Trang 55 - 57)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2. Tình hình quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn ở

2.2.1. Thực trạng hệ thống điện nông thôn ở tỉnh Quảng Bình

So với các tỉnhthành trong cả nước,Quảng Bình vẫn là một trong những tỉnh nghèo và gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Với dân số sống ở khu vực nông thôn là chủ yếu (chiếm 80,36%) và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đến 43%, do đó có thể khẳng định rằng thu nhập dân cư ở Quảng Bình vẫn phụ thuộc phần lớn vào lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn thấp và không ổn định, điều này có thể được giải thích bởi nhiều lý do, trước hết làđiều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đang trong tình trạng kém phát triển, trong đó có hệ thống điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất ở khu vực nông thôn.

Hình 2.9. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện sinh hoạt ở khu vực NT tỉnh Quảng Bình

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo sơ kết tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2016 của Tổng cục thống kê Việt Nam)

Theo báo cáo về tổng điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2016, trên địa bàn toàn tỉnh còn có đến 3.616 hộ dân thuộc 34 thôn, bản ở 5 xã nằm trên địa bàn 3 huyện (Quảng Ninh, Bố Trạch và Minh Hóa) vẫn chưa có điện phục vụ nhu cầu

sinh hoạt và sản xuất, trong đó có 2 xã hoàn toàn chưa có điện lưới (Tân Trạch và Thượng Trạch, huyện Bố Trạch). Các thôn, bản này phần lớn do nằm ở những khu vực giao thông đi lại khó khăn, xã khu dân cư, dẫn đến suất đầu tư cao. Hiện nay, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện sinh hoạt ở khu vực nông thôn tỉnh Quảng Bình chiếm khoảng 97,3%, thấp hơn so với mức bình quân chung vùng nông thôn của 6 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ cũng như của cả nước.

Đối với những vùng còn lại tuy đã có điện lưới nhưng phần lớn hệ thống điện hạ áp được đầu tư xây dựng trên 20 năm tại 65 xã, với 1.068 km đường dây hạ thế không đạt theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường dây an toàn; đường dây dài, dây dẫn tiết diện nhỏ, nhiều chủng loại. Bên cạnh đó, chất lượng điện không bảo đảm, điện áp cuối nguồn thường rất thấp, tỷ lệ tổn thất điện năng của lưới điện hạ áp nông thôn rất cao. Báo cáo của Chi nhánh điện lực tỉnh Quảng Bình cho biết, tỷ lệ tổn thất điện năng ở khu vực nông thôn tỉnh Quảng Bìnhđược xếp vào loại cao nhất của cả nước, bình quân khoảng 35% (trong năm 2016). Bên cạnh đó, thiết bị đo đếm điện năng nhiều nơi do mua trôi nổi ngoài thị trường không được kiểm định nên độ chính xác không cao; các tổ chức kinh doanh điện nông thôn có quá nhiều lao động nhưng trìnhđộ nghiệp vụ, chuyên môn rất kém... dẫn đến việc tiếp nhận nhân lực từ các tổ chức này hết sức khó khăn. Hầu hết các lưới điện nông thôn mà ngành điện Quảng Bình khi mới tiến hành tiếp nhận đều có tổn thất từ7,5%.

Như vậy,việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng mới cũng như cải tạo hệ thống điện nông thônở tỉnh Quảng Bình là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và nâng cao chất lượng sống của người dân ở khu vực nông thôn, đặc biệt là tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Báo cáo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 của tỉnh Quảng Bình cho biết, để đạt tiêu chí về điện cho 136 xã nông thôn ở tỉnh Quảng Bình, nhu cầu sử dụng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế của tỉnh còn khó khăn như hiện nay, đặc biệt là tình trạng bội chi ngân sách của tỉnh sẽ rất khó thực hiện đúng như lộ trình nông thôn mới đề ra nếu không có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các chính sách huy động các nguồn vốn khác. Điều này cũng đồng

nghĩa rằng, việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nói chung và vốn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn ở tỉnh quảng bình (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)