Quan điểm, định hướng và mục tiêu đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn ở tỉnh quảng bình (Trang 91 - 93)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn ở

thơn ở tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Quan điểm

Đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn phải đặt trong bối cảnh đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng, đặc biệt là trong cơng cuộc đổi mới, hiện đại hóa khu vực nơng thơn và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các chương trình khác có liên quan trên địa bàn nông thôn, miền núi.

Đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn từ nguồn vốn ngân sách nhà nước phải được quản lý một cách chặt chẽ theo hướng hiện đại trên cơ sở bám sát chủ trương cải cách nền hành chính của Nhà nước. Hiện đại hoá quản lý là việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thơng tin và các lý thuyết, mơ hình quản lý hiện đại vào quản lý; đồng thời áp dụng các tiêu chí, nguyên tắc để thanh toán, đánh giá quá trình quản lý vốn, quản lý dự án. Bên cạnh đó cần áp dụng cơng nghệ thơng tin vào cải cách hành chính góp phần tiết kiệm thời gian, nhân lực trong quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý, đáp ứng được yêu cầu nhanh, chính xác và thuận tiện trong giải quyết các công việc của dự án đầu tư; ngăn ngừa được các hiện tượng quan liêu, tham nhũng, phát huy được vai trò của bộ máy quản lý Nhà nước trong điều hành một cách chủ động, kịp thời và hiệu quả.

Công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn phải đề cao kỷ cương, phép nước, xử lý nghiêm những người phạm tội tham nhũng, làm giàu bất chính, cố ý làm sai để vụ lợi, nghiêm trị những người vu cáo hạ thấp uy tín cán bộ cơng chức trong lĩnh vực quản lý. Nâng cao giám sát và kỷ luật trong các khâu quản lý vốn (kỷ luật chấphành tổng mức đầu tư, dự toán, kỷ luật thanh toán, quyết toán vốn đầu tư…), từ đógóp phần ngăn ngừa, phịng

chống các vi phạm và lành mạnh mơi trường quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn.

Đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn đồng nghĩa với việcnâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; công tác tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu; cơng tác thanh quyết tốn và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ ngân sáchnhà nước.

3.1.2. Định hướng

Trên cơ sở bám sát quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016– 2025, có xét đến năm 2035 – Quy hoạch phát triển hệthống điện 110kV, việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệthống điện nông thôn từnguồn vốn ngân sách nhà nước phải chú trọng đến việc quy hoạch và bốtrí các dự án đầu tư có trọng điểm, trong đó ưu tiên đầu tư ởnhững xã, thơn chưa có điện hoặc những thơn, bản chưa có điện lưới; những thôn, bản biên giới, khu vực cần tăng cường vềan ninh, chính trị, xã hội; những thơn, bản có suất đầu tư cấp điện cho một hộ dân không quá cao; các thôn, bản trọng yếu vềan ninh quốc phịng; các xã, thơn thuộc các địa phương có tỷlệhộdân sửdụng điện lưới quốc gia thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống điện nơng thơn có tính dài hạn; đồng thời rà sốt lại những vùng có hệ thống điện lưới xuống cấp để có kế hoạch huy động và bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng, trong đó có vốn đầu tư được huy động từ ngân sách nhà nước.

Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước có hạn, việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển lưới điện nông thôn phải hướng đến việc ưu tiên lựa chọn những thôn, xã chưa có điện nhưng có suất đầu tư khơng quá cao.

Đầu tư cấp điện bằng các nguồn điện tại chỗ(nguồn năng lượng tái tạo, trạm nạpắc quy, điện mặt trời...) cho các thơn, bản đặc biệt khó khăn khơng thểcấp điện từ lưới điện quốc gia hoặc cấp điện từ lưới điện quốc gia có chi phí q lớn.

3.1.3. Mục tiêu

Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn phải hướng đến mục tiêu tổng quát là tạo động lực chocác mục tiêu về xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời

sống vật chất, tinh thần, góp phần thực hiện công bằng, an sinh xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội; tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất của người dân khu vực nông thơn, miền núi, góp phần cải thiện và thu hẹp dần khoảng cách phát triển trong vùng và giữa các vùng một cách bền vững, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo tại khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn.

Phấn đấu đến năm 2020, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 4 về điện theo tiêu chí xây dựng nơng thơn mới (ban hành theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ), cụ thể là đến năm 2020 hệ thống điện nông thôn ở trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn và 99% tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.

Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển điện lực của tỉnh Quảng Bình (theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016– 2025, có xét đến năm 2035 –Quy hoạch phát triển hệthống điện 110kV), đó làđến năm 2025,tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm trong lĩnh vực nông–lâm– thủy sản bình quân hàng năm đạt 8%/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn ở tỉnh quảng bình (Trang 91 - 93)