Hoàn thiện khung pháp lý trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng có sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn ở tỉnh quảng bình (Trang 93 - 95)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư

3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng có sử

dụng vốn ngân sách nhà nước

Kết quảphân tích ở chương 2 cho thấy, một trong những nguyên nhân gây ra nhiều điểm bất cập và hạn chế trong quan lý đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đó chính là hệ thống văn bản pháp lý chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy, về phía nhà nước cần phải đổi mới phương thức xây dựng và ban hành luật và các văn bản hướng dẫn liên quan đến đầu tư xây dựng nói chung và đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn nói riêng. Công tác hoàn thiện các văn bản luôn gắn với quá trình đổi mới về cơ chế, nhất là bộ máy quản lý vốn

ngân sách nhà nước và con người.

Trong quá trình thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng, các chủ đầu tư đối diện rất nhiều văn bản luật có liên quan và đặc biệt là hệ thống văn bản luật, văn bản dưới luật thường xuyên sửa đổi, bổ sung, do đó nhiều chủ đầu tư cũng như Ban quản lý dự án không thể cập nhật kịp thời các văn bản sửa đổi liên quan đến lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, do đó nhà cần thay đổi phương thức sửa đổi và ban hành hệ thống văn luật, văn bản quy định liên quan đến đầu tư xây dựng, trong đó cần ghi rõ những nội dung nào là sửa đổi, nội dung nào là bổ sung, nội dung nào là thay thếgây khó hiểu cho người đọc và khó khăn cho quá trình tổchức thực hiện. Nhà nước cần hạn chế tối đa việc thường xuyên thay đổi các Nghị định, thông tư hướng dẫn luật đấu thầu, lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng đểhạn chế đến mức thấp nhất những sai sót có thểxảy ra do chủ đầu tư, ban quản lý dựán không kịp thời cập nhật.

Trên cơ sở các quy định của Trung ương, UBND tỉnh Quảng Bình cần xây dựng và ban hành kịp thời các quy định của tỉnh theo hướng công khai rõ ràng, minh bạch, trọng tâm là quy định rõ trình tự, trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính, trách nhiệm của chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân liên quan, thời gian thực hiện các nội dung công việc, chế tài và quy trình áp dụng chế tài đối với các vi phạm trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nói chung, trong đó có đầu tư xây dựng hệthống điện nông thôn nói riêng.

Theo kết quảphân tích ở Chương 2, bộmáy quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệthống điện nông thôn còn quá cồng kềnh, chồng chéo giữa các cơ quan, đơn vị, do đó về phía nhà nước cũng như UBND tỉnh Quảng Bình, trực tiếp là Sở Công thương cần tăng cường phân cấp và đổi mới ủy quyền trong đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn tại các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo hướng phân cấp và ủy quyền cần triệt để, rõ ràng hơn, cụ thể hơn, không duy trì việc mang tư cách pháp lý, tăng quyền và trách nhiệm của các cấp, chỉ ủy quyền trong trường hợp không phân cấp được, cụthể:

- Trong cùng một dự án, cấp này, người này đã được phân cấp quyết định

đầu tư thì không giao cho cấp đó, người đó làm chủ đầu tư;hoặc cấp này, người này đang là chủ đầu tư thì không thực hiện ủy quyền quyết định đầu tư; đồng thời quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định đầu tư đối với các dự án thuộc nguồn vốn khác nhau.

- Khi phân cấp quản lý đầu tư cần phải xem xét đến năng lực thực tế, khả năng phát triển nhằm tăng tính chủ động cho từng cơ quan, đơn vị nhằm một mặt phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các cấp, mặt khác phải đảm bảo chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng, trong đó có đầu tư xây dựng hệ thống điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn ở tỉnh quảng bình (Trang 93 - 95)