Sau khi thực tập tại Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa và hoàn thành đề tài, khóa luận đã giải quyết ba mục tiêu cụ thể được đưa ra sau đây:
Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề về cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng tài chính của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa thông qua Báo cáo tài chính Nhà máy trong giai đoạn 2017 – 2019. Thứ ba, đề xuất một số định hướng và giải pháp có thể cải thiện và nâng cao tình trạng tài chính của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa.
Bên cạnh những mục tiêu đã đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhưng quan trọng trong việc hoàn thành khóa luận sau:
Thứ nhất, do hạn chế về thời gian, năng lực, khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót về những vấn đề cơ bản trong phân tích BCTC doanh nghiệp, đôi khi là mang tính suy nghĩ cá nhân.
Thứ hai, bài khóa luận chưa thể so sánh với các chỉ tiêu tài chính của đối thủ hay doanh nghiệp cùng ngành, chưa thể thu thập được chỉ tiêu trung bình ngành để làm cơ sở nhận xét về tình trạng tài chính của Nhà máy.
Thứ ba, bài khóa luận chưa thể bổ sung thêm các mô hình phân tích BCTC do năng lực bản thân có hạn.
Thứ tư, Nhà máy là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty cổ phần Tổng Công ty TM Quảng Trị nên cuối tháng, cuối quý, cuối năm Nhà máy chỉ tập hợp số liệu và gửi về Công ty quyết toán. Do đó, khóa luận không có bản TMBCTC để phân tích. Tuy nhiên, khóa luận đã sử dụng một số thông tin liên quan trong hệ thống BCTC của Tổng Công ty TM Quảng Trị để làm tư liệu giải thích sự biến động của một số chỉ tiêu trên BCTC của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa.
Thứ tư, từ những hạn chế được nêu ở trên, những đánh giá của tôi về vấn đề tài