Phương pháp Dupont

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính nhà máy tinh bột sắn hướng hóa, quảng trị (Trang 44)

5. Kết cấu

1.5.3. Phương pháp Dupont

Phương pháp Dupont hay mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.

Phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiêu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

Dựa vào phương pháp Dupont, ta phân tích các chỉ tiêu ROA, ROE như sau:

ROA = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản BQ = Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần x Doanh thu thuần

Tổng tài sản BQ

= Tỷ suất lợi nhuận x Số vòng quay tài sản (1) trên doanh thu

ROE = Lợi nhuận sau thuế

Tổng vốn CSH BQ = Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần x Doanh thu thuần

Tổng TS BQ x Tổng TS BQ

Vốn CSH BQ

= Tỷ suất lợi nhuận trên x Số vòng quay x Đòn bẩy (2)

doanh thu tổng tài sản tài chính tài ch Từ công thức (1), ta thấy số vòng quay tài sản càng cao chứng tỏ sức sản xuất

của tài sản của doanh nghiệp càng lớn. Do vậy, làm cho tỷ lệ sinh lời của tài sản càng lớn. Để nâng cao số vòng quay của tài sản, một mặt phải tăng quy mô về doanh thu thuần, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu tổng tài sản. Tổng doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân có quan hệ mật thiết và cùng chiều với nhau. Bên cạnh đó, tỷ lệ lãi theo doanh thu thuần phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần. Đồng thời, hai nhân tố này có quan hệ cùng chiều với nhau. Muốn tăng tỷ lệ lãi theo doanh thu thuần phải thực hiện đồng thời tăng cả doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế. (Nguyễn Năng Phúc, 2008)

Từ công thức (2), chỉ tiêu ROE được cấu thành từ 03 yếu tố. Thứ nhất là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu. Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Thứ hai là, vòng quay vòng quay tài sản. Đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Thứ ba là, hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu. Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. (Nguồn: phantichtaichinh.com)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, khóa luận đã trình bày các cơ sở lý luận chung khá đầy đủ về phân tích BCTC trong doanh nghiệp và được chia ra thành hai nội dung chủ yếu gồm tổng quan về phân tích BCTC doanh nghiệp và nội dung phân tích. Đó là cơ sở cho việc tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng tài chính tại Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa trong giai đoạn 2017 – 2019 được trình bày cụ thể ở chương 2.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN HƯỚNG HÓA

2.1 Tình hình cơ bản và tổ chức công tác kế toán Nhà máy Tinh bột sắn Hướng

Hóa

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa

Hình 2.1: Hình ảnh Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa

 Liên hệ: Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa  Người đại diện pháp luật: Hồ Xuân Hiếu

 Địa chỉ: Xã Thuận, huyện Hướng Hóa, Tỉnh Quảng Trị

 Điện thoại: (+84) 2333 764 163 - (+84) 2333 764 166  Fax: (+84) 2333 764 164  Email: sepontapioca@yahoo.com.vn sepontapioca@sepon.com.vn  Vốn điều lệ : 11 tỷ đồng  Mã số thuế : 3200042556019

 Tài khoản số : 0006563210 Mở tại Ngân hàng NN & PTNT Hướng Hóa

Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa là một đơn vị thành viên của Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị nay là Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương Mại Quảng Trị, chịu sự quản lý về mặt nhà nước của sở Công Thương Quảng Trị, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Nhà máy nằm ở vị trí địa lý nhạy cảm và mang đặc thù riêng của miền tây Quảng Trị, nằm tại xã Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Ngày 09/03/2004 Giám đốc công ty đã ký kết thành lập: Nhà Máy Tinh bột sắn Hướng Hóa theo quyết định số: 97/QĐ-TM (ban hành theo điều lệ tổ chức họat động của nhà máy), Nhà máy trực thuộc công ty và độc lập về ngành kinh doanh sản xuất. Ngày 01/08/2007 theo QĐ số 10/HĐ-TV của hội đồng thành viên đã chuyển đổi từ Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa sang chi nhánh công ty TNHH MTV Thương Mại Quảng Trị Nhà Máy Tinh Bột Sắn Hướng Hóa.

Đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 Chi nhánh Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị - Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa chính thức chuyển qua Chi nhánh Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương Mại Quảng Trị – Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa.

Từ khi thành lập đến này, Nhà máy đã có 16 năm kinh nghiệp trong lĩnh vực chế biến tinh bột sắn của mình. Từ một doanh nghiệp non trẻ Nhà máy đã khẳng định vị trí của mình khi liên tiếp nhận các giải thưởng như: “Sản phẩm chất lượng thế kỷ” của Tổ chức Sáng kiến kinh doanh quốc tế (B.I.D), “Top 100 Thương hiệu Việt Bền vững”, “Sao vàng Đất Việt” năm 2013…và nhiều giải thưởng khác.

Quá trình phát triển của nhà máy Tinh Bột Sắn Hướng Hóa đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn thử thách nhưng nhà máy đã biết cách thích nghi với nền kinh tế thị trường, để từ đó nhà máy càng ngày càng phát triển tạo ra công việc cho nhiều lao động và thu hút hơn 10.000 lao động nông dân địa phương. Đây là một trong những nhà máy nằm trong chủ trương xóa đói giảm nghèo hiệu quả nhất của tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Hướng Hóa nói riêng tính tới thời điểm này. Góp

phần phát triển tỉnh Quảng Trị nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung, tạo sự phồn vinh toàn xã hội.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ

2.1.2.1 Chức năng

Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa chuyên sản xuất và xuất khẩu tinh bột sắn và các mặt hàng nông sản khác. Ngoài ra Nhà máy còn cung ứng vật tư và các mặt hàng thiết yếu phục vụ miền núi như Nhà máy đã nghiên cứu và tạo ra phân vi sinh chất lượng cao, giá rẻđể phục vụ bà con trong trồng trọt.

2.1.2.2 Nhiệm vụ

Nhà máy được thành lập nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả và phát triển nguồn vốn kinh doanh để tái đầu tư, làm cho Nhà máy ngày một lớn mạnh.

- Tổ chức thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ củ sắn tươi, sắn lát khô và các nông sản khác theo chỉ tiêu kế hoạch của công ty giao.

- Đóng góp một phần chủ trương xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hướng Hóa và các huyện lân cận như Cam Lộ, Đakrông….

- Hoàn thiện nhiệm vụ tài chính đã đặt ra nhằm góp phần thực hiện chỉ tiêu đó. - Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ pháp luật của nhà nước, đào tạo đội ngũ lao động, thực hiện đầy đủ các chế độ tiền lương, bảo hộ lao động đối với công nhân viên của nhà máy.

- Khai thác có hiệu quả khả năng tiềm tàng của nguồn nguyên liệu sắn có sẵn ở khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng.

- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

- Cung cấp một phần nguyên liệu cho các Nhà máy chế biến ở khu vực Miền Trung, Miền Bắc và xuất khẩu đi các nước trên thế giới.

- Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động trong tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Hướng Hóa nói riêng.

- Làm tốt công tác quản lý lao động, chú trọng đến công tác bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của Nhà máy. Thường xuyên chăm lo cho đời sống, sức khỏe, nâng cao thu nhập cho nhân viên.

2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy

2.1.3.1 Đặc điểm ngành nghề chế biến tinh bột sắn

- Tinh bột sắn hay còn gọi là tinh bột khoai mì là nguồn nguyên liệu không thể thiếu và được sử dụng rộng rãi trong đời sống như làm: thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, bánh kẹo, bột ngọt, keo…

- Tinh bột sắn có thành phần và đặc tính gần giống với tinh bột khoai tây và tốt hơn nhiều tinh bột bắp và tinh bột lúa mì. Về đặc điểm kỹ thuật, tinh bột sắn có tỷ trọng cao và không dễ tan trong nước. Nó sẽ kết tủa nếu để một thời gian trong tình trạng chất lỏng. Dưới nhiệt độ cao, cấu trúc của nó sẽ được phá vỡ tạo thành chất keo dính đặc quánh giống như hiện tượng hồ hóa. Đồng thời, tinh bột sắn dễ dàng bị hồ hóa với độ dính cao, chất liệu hồ tinh khiết và quá trình thoái hóa của chúng diễn ra rất chậm.

- Tinh bột khoai mì có giá thấp hơn tinh bột khoai tây.

Từ những ưu điểm về đặc tính và giá, tinh bột sắn đang có nhu cầu tăng trưởng rõ rệt ở khắp nơi trên thế giới. Và với các đặc tính như vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường đối với ngành chế biến tinh bột sắn đang là một vấn đề nhức nhối ở nhiều nơi. Lý do là trong nước thải ngành tinh bột sắn chứa lượng chất hữu cơ, chất rắn cao và có tính axit. Tuy nhiên, nhờ có “Hệ thống xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch” nên Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa luôn là tấm gương về bảo vệ môi

2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức

Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa Chức năng từng bộ phận

- Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của nhà máy, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Người đại diện cho pháp luật là giám đốc nhà máy.

- Phó giám đốc: Giúp giám đốc điều hành nhà máy theo sự ủy quyền và phân công của giám đốc, thay giám đốc thực hiện các việc cụ thể khi giám đốc đi vắng và chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi việc được giao.

- Phòng kế toán: Giám sát tham mưu các nghiệp vụ tài chính cho giám đốc, quản lý chặt chẽ mọi nguồn vốn và tài sản, lập các định mức về theo dõi công nợ, tiền hàng hóa, cung cấp số liệu cần thiết cho giám đốc chính xác và kịp thời lập báo cáo định kỳ và hàng tháng theo dõi tình hình biến động của tiền mặt, tiền gửi của nhà máy tại quỹ và tại Ngân hàng.

Phòng kế toán Phòng kinh doanh PX sản xuất PXSX phân hữu cơ Tổ chức hành chính P.KCS&M T Ban Giám đốc Tổ bảo vệ Tổ cấp dưỡng Trạm thu mua Tổ cơ điện Tổ cân Ca A Ca B Ca C

- Phòng kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh và thiết lập các mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp.

- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về các vấn đề nhân sự của nhà máy đồng thời theo dõi tình hình nhân sự, những biến động về lao động để xin ý kiến cấp trên giải quyết. Nghiên cứu nguồn đạo tạo cán bộ. Ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ hành chính văn thư của nhà máy.

- Phân xưởng sản xuất: Theo dõi và kiểm tra quá trình sản xuất.

+ Tổ cơ điện: Bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị, kiểm tra các sự cố trong quá trình sản xuất.

+ Ca sản xuất A, B, C: Vận hành máy móc thiết bị, sản xuất tinh bột sắn đảm bảo chất lượng và số lượng.

- Phòng KCS và môi trường: Kiểm tra hàm lượng bột đầu vào, kiểm tra giám sát quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng bột, kiểm tra thành phẩm nhập kho, xử lý chất thải môi trường.

2.1.4 Tình hình tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa

KT tổng hợp KT thanh toán KT ngân hàng KT vật tư, thành phẩm, hàng hóa, KT công nợ, tiền lương KT theo dõi CCDC TSCD Thủ quỹ Thủ kho Kế toán trưởng

Chức năng từng bộ phận

- Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo phòng kế toán, có chức năng kiểm tra việc hạch toán của kế toán viên, lập kế hoạch thu chi tài chính, dự toán chi phí.... Tham mưu cho giám đốc về mọi hoạt động trong nhà máy, là người chịu trách nhiệm trước giám đốc, có nhiệm vụ lập báo cáo định kì và hàng tháng phân bổ kết quả hoạt động kinh doanh đồng thời đưa ra những phương án kinh doanh có hiệu quả.

- Kế toán tổng hợp: Kiểm tra số liệu, công tác tài chính, kế toán tại đơn vị, tổng hợp, phân bổ và tính giá thành nhập kho.

- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện các nhiệm vụ chi bằng tiền mặt, tạm ứng, kiểm tra kiểm soát các khoản thanh toán.

- Kế toán ngân hàng: Theo dõi đối chiếu số phát sinh và số dư trên tài khoản tiền gửi ngân hàng.

- Kế toán vật tư, thành phẩm: Theo dõi vật tư thành phẩm, nguyên vật liệu.

- Kế toán tiền lương: Thanh toán lương, thưởng, phụ cấp cho các đơn vị theo lệnh giám đốc, thanh toán BHXH, BHYT cho các lao động theo quy định theo dõi việc trích lập và sử dụng quỹ lương của nhà máy, thanh toán các khoản thu chi công đoàn.

- Kế toán CCDC, TSCĐ: Theo dõi và hoạch toán tình hình tăng giảm và phân bổ CCDC, TSCĐ.

- Thủ kho: Theo dõi hàng hóa nhập, xuất theo từng loại, từng mặt hàng, từng vùng, theo dõi hàng tồn kho cuối kỳ cả về số lượng lẫn chất lượng.

- Thủ quỹ: Thực hiện việc thu chi từ các chứng từ thu chi được ký duyệt bảo quản tiền mặt, lập báo cáo các quỹ vào cuối tháng, ghi chép vào sổ qũy theo quy định hằng ngày và cuối tháng.

2.1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa

a. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ

- Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán và trình bày BCTC là Việt Nam Đồng (VNĐ).

- Kỳ kế toán năm của Nhà máy bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.

- Hiện nay, Nhà máy đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được hướng dẫn tại thông tư số 200/2014/TT – BTC ban hành ngày 22/12/2014 và Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.

b. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản

Hiện nay, Nhà máy đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200/2014/TT – BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính nhà máy tinh bột sắn hướng hóa, quảng trị (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)