Phân tích dòng tiền lưu chuyển thông qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính nhà máy tinh bột sắn hướng hóa, quảng trị (Trang 74 - 84)

5. Kết cấu

2.2.4 Phân tích dòng tiền lưu chuyển thông qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bảng 2.5: Bảng phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa trong giai đoạn 2017 – 2019

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

2018/2017 2019/2018

(+/-) % (+/-) % I. Lưu chuyển tiền từ hoạt

động kinh doanh

1. Lợi nhuận trước thuế 5,987,123,543 3,754,983,177 4,507,347,082 (2,232,140,366) -37.28 752,363,905 20.04

2. Điều chỉnh cho các khoản - -

Khấu hao TSCĐ 1,711,283,633 4,148,381,844 4,007,294,908 2,437,098,212 142.41 (141,086,936) -3.40

Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 10,367,593 (20,555,976) 56,280,482 (30,923,569) -298.27 76,836,458 -373.79

Chi phí lãi vay 8,593,037,722 8,602,809,267 9,835,077,042 9,771,545 0.11 1,232,267,775 14.32

3. LN từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động

16,301,812,491 16,485,618,312 18,405,999,514 183,805,821 1.13 1,920,381,202 11.65

Tăng, giảm các khoản phải

thu 566,223,190 (615,691,030) (827,175,289) (1,181,914,220) -208.74 (211,484,259) 34.35

Tăng, giảm hàng tồn kho 1,133,667,454 (2,024,802,691) 1,205,578,634 (3,158,470,145) 155.99 3,230,381,325 -159.54

Tăng, giảm các khoản phải

trả(Không kể trả lãi vay, thuế (2,065,224,085) (61,656,093) (2,550,050,379) 2,003,567,992 -97.01 (2,488,394,286) 4035.93

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

2018/2017 2019/2018

(+/-) % (+/-) %

Tiền lãi vay đã trả (7,433,689,210) (8,787,555,986) (4,572,195,813) (1,353,866,776) 18.21 4,215,360,173 -47.97

Tiền chi khác từ hoạt động

kinh doanh (356,274,636) (364,508,704) (937,645,000) (8,234,068) 2.31 (573,136,296) 157.24

Lưu chuyển tiền thuần từ

hoạt động kinh doanh 8,146,515,204 4,189,524,408 11,392,537,297 (3,956,990,796) -48.57 7,203,012,889 171.93 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt

động đầu từ - -

1. Tiền chi để mua sắm xây

dựng TSCĐ và TSDH khác (3,947,849,919) (1,425,092,667) (1,250,407,348) 2,522,757,252 -63.90 174,685,320 -12.26

2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng

bán TSCĐ và TSDH khác 33,750,109 40,363,636 90,000,000 6,613,527 19.60 49,636,364 122.97

3. Tiền thu hồi từ cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác

18,600,000 11,400,000 (7,200,000) -38.71 (11,400,000) -100.00

4. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức

và lợi nhuận được chia 11,296,692 2,592,276 53,034,398 (8,704,417) -77.05 50,442,123 1945.86

Lưu chuyển tiền thuần từ

hoạt động đầu tư (3,884,203,118) (1,370,736,756) (1,107,372,949) 2,513,466,362 -64.71 263,363,806 -19.21

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

2018/2017 2019/2018

(+/-) % (+/-) %

1. Tiền thu từ đi vay 99,324,218,752 94,969,887,181 108,677,637,926 (4,354,331,570) -4.38 13,707,750,745 14.43

2. Tiền chi trả nợ gốc vay (102,155,276,807) (98,188,595,394) (116,632,480,770) 3,966,681,413 -3.88 (18,443,885,376) 18.78

3. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho

chủ sở hữu (191,864,094) (452,592,088) (613,949,127) (260,727,994) 135.89 (161,357,039) 35.65

Lưu chuyển tiền thuần từ

hoạt động tài chính (3,022,922,149) (3,671,300,300) (8,568,791,971) (648,378,151) 21.45 (4,897,491,670) 133.40

-

Lưu chuyển tiền thuần

trong kỳ 1,239,389,937 (852,512,648) 1,716,372,377 (2,091,902,585) -168.78 2,568,885,025 -301.33

Tiền và tương đương tiền đầu

kỳ 1,550,743,668 2,790,133,605 1,937,620,957 1,239,389,937 79.92 (852,512,648) -30.55

Tiền và tương đương tiền

cuối kỳ 2,790,133,605 1,937,620,957 3,653,993,334 (852,512,648) -30.55 1,716,372,377 88.58

(Nguồn: Báo cáo tài chính Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa năm 2017, 2018 và 2019)

a. Lưu chuyển tiền qua hoạt động kinh doanh

Thông qua bảng 2.5, ta có nhận xét như sau:

LNTT năm 2017 là 5,987,123,543 đồng và đạt giá trị 3,754,983,177 đồng vào năm 2018. Như vậy LNTT đã giảm về quy mô là 2,232,140,366 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 37.28%. Năm 2019, LNTT tăng thêm về giá trị là 752,363,905 đồng và tăng về tỷ lệ là 20.04% khi đạt tổng giá trị là 4,507,347,082 đồng.

Ở các khoản điều chỉnh, khấu hao TSCĐ và BĐS đầu tư là khoản mục thể hiện số tiền mà Nhà máy mất đi để có thể duy trì hoạt động hằng năm của mình. Ta thấy khoản mục này đạt giá trị là 1,711,283,633 đồng, chiếm 28.58% trong tổng LNTT. Đến 2018, số tiền mà Nhà máy phải chi cho khấu hao lớn hơn cả lợi nhuận được tạo ra, chiếm hơn 110% khi đạt giá trị là 4,148,381,844 đồng, tương ứng với giá trị tăng thêm là 2,437,098,212 đồng và tăng với tỷ lệ 142.41%. Năm 2019, số tiền dành cho khoản mục này giảm nhẹ với giá trị giảm 141,086,936 đồng và tỷ lệ giảm là 3.40%. Tuy nhiên, số tiền mà Nhà máy mất để duy trì hoạt động chiếm 88.90% trong tổng LNTT. Trong năm 2018 và 2019, khoản mục này bắt buộc Nhà máy phải lưu ý. Khoản mục lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư biến động một cách thất thường, năm 2018 giảm với tốc độ 298.27% và tăng trở lại vào năm 2019 với tốc độ 373.79%. Khoản mục chi phí lãi vay tăng nhẹ 0.11% vào năm 2018 và tăng mạnh dần lên với tốc độ 14.32%.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động là LNTT sau khi cộng các khoản điều chỉnh. Năm 2017, chỉ tiêu này có giá trị là 16,301,812,491 đồng và đạt giá trị là 16,485,618,312 đồng sang năm 2018, đồng nghĩa với việc tăng thêm 183,805,821 đồng về quy mô và tăng với tốc độ là 1.13%. Năm 2019, lợi nhuận lại tiếp tục tăng và có phần tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng năm 2018, giá trị tăng thêm là 1,920,381,202 đồng và tỷ lệ tăng thêm là 11.65%. Các khoản sau đây sẽ cho ra lợi nhuận thuần thực sự từ hoạt động kinh doanh:

Chỉ tiêu tăng, giảm khoản phải thu giảm đều qua 03 năm. Năm 2018 giảm 1,181,914,220 đồng và giảm với tốc độ 208.74%. Chỉ tiêu này tiếp tục giảm một lượng

về giá trị là 211,484,259 đồng và giảm với tốc độ 34.35%. Chỉ tiêu tăng, giảm HTK giảm giá trị là 3,158,470,145 đồng và giảm với tốc độ là 155.99% trong năm 2018. Đến năm 2019, bắt đầu tăng một lượng là 3,230,381,325 đồng và tăng với tốc độ là 159.54%. Chỉ tiêu tăng, giảm các khoản phải trả tăng thêm về giá trị là 2,003,567,992 đồng và tỷ lệ tăng thêm là 97.01% trong năm 2018. Đồng thời, tăng, giảm các khoản phải trả lại giảm mạnh về giá trị là 2,488,394,286 đồng và 4035.93 về tỷ lệ vào năm 2019. Tăng giảm chi phí trả trước vào năm 2018 bắt đầu giảm 797,001,280 đồng và giảm với tốc độ là 224.43%. Sau đó, chỉ tiêu này lại tăng trở lại với giá trị tăng thêm là 1,109,905,030 đồng và tỷ lệ tăng thêm là 251.18% trong năm 2019. Tiền lãi vay đã trả tăng về giá trị là 1,353,866,776 đồng và tăng với tỷ lệ là 18.21% vào năm 2018 do lãi vay dự trả thực tế vào cuối năm lớn hơn lãi vay dự định trả vào đầu năm; khoản mục này giảm 4,215,360,173 đồng và giảm với tỷ lệ 47.97% trong năm 2019 do chi phí lãi dự trả thực tế so với kế hoạch giảm. Chỉ tiêu tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh tăng 8,234,068 đồng và tăng với tốc độ 2.31% trong năm 2018 là do. Sang năm 2019, tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh với giá trị tăng thêm là 573,136,296 đồng và tỷ lệ tăng thêm là 157.24%.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đạt giá trị là 8,501,637,084 đồng trong năm 2017 và 4,189,524,408 đồng đến năm 2018. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh và giảm 4,312,112,676 đồng về quy mô và giảm với tốc độ 50.72%. Năm 2019, dòng tiền này tăng trở lại và tăng mạnh về quy mô là 7,203,012,889 đồng, đồng thời tăng với tốc độ 171.93%. Như vậy, mặc dù có những lúc tăng, giảm đột biến nhưng dòng tiền đều dương trong 03 năm. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy hoạt động kinh doanh chính vẫn tạo ra tiền lãi cho Nhà máy. Tuy nhiên, Nhà máy cũng cần phải chú ý về sự biến động thất thường của dòng tiền, đặc biệt là vào năm 2018. Nhà máy nên kết hợp với thuyết minh báo cáo tài chính để làm rõ hơn cũng như có thể đưa ra các biện pháp có hiệu quả.

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh đều đạt giá trị mang dấu dương, đây là một kết quả tốt. Tuy nhiên, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động này vào năm 2018, giảm mạnh lại là một tín hiệu không khả quan. Điều này cho thấy khả năng tạo tiền

của Nhà máy không được duy trì và không đảm bảo khả năng thanh toán của Nhà máy.

b. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Trong năm 2017, Nhà máy chi 3,947,849,919 đồng để mua sắm, bổ sung TSCĐ và tài sản dài hạn khác, chiếm 65.93% LNTT. Đến năm 2018, số tiền mà Nhà máy chi ra cho nội dung này là 1,425,092,667 đồng, chiếm 37.95% tương đương với việc chi giảm là 2,522,757,252 đồng và giảm với tốc độ 63.90%. Khoản mục này giảm là do sự giảm xuống của các TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn và dụng cụ quản lý. Sang năm 2019, tiền chi ra là 1,250,407,348 đồng, chiếm 27.74% LNTT đồng nghĩa với việc tiền đầu tư vào hoạt động mua sắm này giảm 174,685,320 đồng về quy mô và giảm với tốc độ 12.26% do nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn... tiếp tục giảm. Đối với nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa, đã được thành lập 16 năm, hoạt động chủ yếu là chế biến sắn thành tinh bột thì việc đầu tư mua sắm, đổi mới, nâng cấp máy móc, dây chuyền sản xuất là hết sức cần thiết và quan trọng. Ta cũng nhận ra một điều là xu hướng đầu tư vào hoạt động này giảm dần là hợp lý vì các cơ sở vật chất đều hoạt động còn tốt nên việc mua sắm bổ sung, nâng cấp TSCĐ được chi ra ở một mức nhất định.

Các khoản tiền thu vào từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và TSDH khác, tiền thu hồi từ cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác, tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia đều chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và không có sự biến động lớn nào đáng kể.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là kết quả cộng dồn các khoản mục của hoạt động đầu tư thể hiện sự chênh lệch giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào, đạt giá trị (3,884,203,118) đồng vào năm 2017 và (1,370,736,756) đồng trong năm 2018, đồng nghĩa với việc lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư giảm 2,513,466,362 đồng về quy mô và giảm với tốc độ 64.71%. Năm 2019, dòng tiền này đạt giá trị (1,107,372,949) đồng, giảm thêm 263,363,806 đồng và giảm với tốc

độ 19.21%. Trong lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư, tiền chi cho hoạt động mua sắm TSCĐ… chiếm tỷ trọng rất lớn. Chính vì vậy mà dòng tiền được tạo ra là số âm xuyên suốt trong 03 năm. Đối với hoạt động đầu tư, số tiền tạo ra mang dấu âm là bình thường và không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu số tiền này là một con số âm quá lớn thì phải xem xét để đưa về một con số chấp nhận được mà Nhà máy đủ khả năng chi trả. Không phải lúc nào số tiền có giá trị âm hoặc dương là tốt, tùy thời điểm, hoàn cảnh, chính sách của Nhà máy.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư đều đạt giá trị âm, trong đó hoạt động mua sắm xây dựng TSCĐ và TSDH khác là chủ yếu. Đồng thời, ta thấy số tiền chi ra cho hoạt động đầu tư có xu hướng giảm đều qua các năm cũng như giảm chi tiền cho hoạt động mua sắm TSCĐ. Điều này cho thấy, Nhà máy đã phần nào nhận thấy tài sản không cần thiết và đào thải chúng.

Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Trong năm 2017, doanh nghiệp đã thu 99,324,218,752 đồng từ hoạt động đi vay. Sang năm 2018, số tiền thu từ đi vay giảm 4,354,331,570 đồng và giảm nhẹ với tốc độ 4.38%. Đến năm 2019, số tiền thu được là 108,677,637,926 đồng, giá trị tăng thêm là 13,707,750,745 đồng và tỷ lệ tăng thêm là 13.95%. Trong hoạt động tài chính, tiền đi vay có xu hướng tăng lên.

Tiền chi trả nợ gốc vay là tiền doanh nghiệp thanh toán các gốc vay. Trong năm 2017, Nhà máy dùng 102,155,276,807 đồng để trả nợ gốc vay và dùng 98,188,595,394 đồng trong năm 2018. Đồng nghĩa với việc tiền chi trả giảm 3,966,681,413 đồng và giảm với tốc độ 3.88%. Đến năm 2019, đi theo biến động của tiền thu từ đi vay, tiền trả đi vay là 116,632,480,770 đồng, tương ứng với giá trị tăng thêm là 18,443,885,376 đồng và tăng với tốc độ là 18.78%. Tiền trả nợ gốc vay chủ yếu là do Nhà máy thanh toán cho ngân hàng NN & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị. Từ việc phân tích, ta thấy Nhà máy rất chủ động trong việc trả nợ vay hàng năm. Việc giảm nợ vay là một tín hiệu tốt cho thấy tình hình tài chính đang dần cải thiện, rủi ro thanh toán vì thế mà giảm.

Trong 03 năm, Nhà máy vẫn luôn chi trả cổ tức, lợi nhuận đều đặn cho chủ sở hữu. Thông thường việc trả cổ tức bằng tiền ổn định, đều đặn hàng năm là một dấu hiệu quan trọng chứng tỏ sự lành mạnh về dòng tiền và lợi nhuận mà doanh nghiệp công bố là thực chất. Trong năm 2018, cổ tức, lợi nhuận được chia tăng 260,727,994 đồng về quy mô, đồng thời tăng mạnh với tốc độ 135.89% so với năm 2017. Và việc chia lại tiếp tục tăng trong năm 2019 khi giá trị tăng thêm đạt 161,357,039 đồng, tỷ lệ tăng thêm là 35.65%.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính đạt giá trị âm trong 03 năm và có xu hướng giảm dần. Năm 2018, lưu chuyển tiền thuần giảm 648,378,151 đồng và giảm với tốc độ 21.45% so với năm 2017. Dòng tiền này giảm một cách đột biến trong năm 2019, giá trị giảm là 4,897,491,670 đồng, tỷ lệ giảm là 133.40%.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính trong 03 năm đều đạt giá trị âm. Tuy nhiên, đây không phải là hoạt động kinh doanh chính của Nhà máy nên hoạt động không có lãi là một điều điều hiển nhiên. Ta thấy, lý do hoạt động tài chính có giá trị âm chủ yếu là do Nhà máy đã trả nợ gốc vay và trả vốn góp. Điều này cho thấy, Nhà máy đang không ngừng giảm bớt sự phụ thuộc về mặt tài chính đối với bên ngoài.

Tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ là 1,239,389,937 đồng trong năm 2017 sau khi cộng lại các khoản mục lưu chuyển tiền thuần từ 03 hoạt động của Nhà máy. Đến năm 2018, con số này đạt giá trị âm là (852,512,648) đồng, tương đương với quy mô giảm là 2,091,902,585 đồng và tốc độ giảm là 168.78%. Do có những chính sách hiệu quả nhằm cải thiện lưu chuyển tiền thuần từ kết quả năm 2018 nên sang năm 2019, tiền và tương đương tiền trong kỳ là một số dương với giá trị đạt được là 1,716,372,377 đồng, đồng thời tăng thêm 2,568,885,025 đồng với tốc độ mạnh mẽ là 301.33%.

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ trong năm 2017 có giá trị 2,790,133,605 đồng. Đến năm 2018, tiền và tương đương tiền cuối kỳ là 1,937,620,957 đồng, giảm một lượng về giá trị là 852,512,648 đồng và giảm với tỷ lệ là 30.55% do sự giảm

xuống của tiền mặt và tiền gửi ngân hàng do Nhà máy thanh toán trước tiền điện cho Điện lực Khe Sanh tăng. Khoản mục này bắt đầu tăng trở lại khi đạt giá trị con số 3,653,993,334 đồng trong năm 2019. Khoản mục này tăng đột phá khi đạt giá trị tăng thêm là 1,716,372,377 đồng và tăng với tốc độ 88.58%. Chủ yếu là do tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng tăng, đặc biệt là tiền gửi ngân hàng. Đó có thể là do Nhà máy thu hồi các khoản công nợ đến hạn từ các khách hàng mua chịu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính nhà máy tinh bột sắn hướng hóa, quảng trị (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)