5. Kết cấu
1.4.2 Chỉ số hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản
Số vòng quay của tài sản
Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Hệ số vòng quay của tài sản dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Thông qua hệ số này chúng ta biết được cứ một đồng tài sản thì có thể tạo ra mấy đồng doanh thu.
Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác, chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản với hệ số vòng quay tài sản bình quân chung của ngành hoặc với đối thủ cạnh tranh.
Suất hào phí của tài sản so với doanh thu thuần
Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần = Tổng TS bình quân/DTT (Nguyễn Năng Phúc, 2008)
Chỉ tiêu này cho biết, để tạo ra một đồng DTT trong kỳ thì cần đầu tư bình quân mấy đồng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn (V)
(V) = Doanh thu thuần /Tổng TSNH bình quân (Nguyễn Năng Phúc, 2008) TSNH thể hiện phần vốn doanh nghiệp đầu tư vào các hạng mục tài sản có tính
này, ta biết rằng, cứ bình quân đầu tư 01 đồng TSNH vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn càng cao thể hiện tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh của doanh nghiệp.
Kỳ luân chuyển của tài sản ngắn hạn (K)
(K) =360 / Số vòng quay của tài sản ngắn hạn (Nguyễn Năng Phúc, 2008)
Số vòng quay của hàng tồn kho
Hệ số vòng quay HTK = GVHB/Bình quân HTK (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Hệ số vòng quay HTK thể hiện khả năng quản trị HTK. Vòng quay HTK là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.
Hệ số vòng quay HTK thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị HTK là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong là nhanh và ngược lại. Cần lưu ý, HTK mang đậm tích chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp lầ tốt, mức tồn kho cao là xấu.
Hệ số vòng quay HTK càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và HTK không bị ứ đọng nhiều.
Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối hủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dữ trữ nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay HTK phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Số ngày dự trữ HTK
Số ngày dự trữ HTK = Số ngày trong kỳ/Số vòng quay HTK (Nguyễn Năng Phúc, 2008)
Từ công thức trên, chỉ tiêu này cho biết thời gian bình quân để từ lúc mua nguyên liệu về, sản xuất và xuất bán hết phải mất bao nhiêu ngày.
Số vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu = DTT/Các khoản phải thu bình quân (Nguyễn Năng Phúc, 2008)
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh khả năng quản lý các khoản công nợ phải thu của công ty và khả năng thu hồi vốn trên các khoản công nợ đó.
Chỉ số vòng quay khoản phải thu lớn cho thấy khả năng thu hồi công nợ từ các khách hàng là tốt, và cho thấy công ty có những đối tác làm ăn chất lượng, có khả năng trả nợ nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ số cao cũng phản ánh chính sách bán hàng quá chặt chẽ, có thể gây ảnh hưởng xấu tới doanh số.
Chỉ số này thấp cho thấy khả năng thu hồi tiền từ khách hàng khá kém, chính sách bán hàng lỏng lẻo, hoặc đối tác của công ty đang gặp khó khăn về tài chính.
Kỳ thu tiền bình quân (DOS)
DOS = Số ngày trong kỳ/Số vòng quay khoản phải thu (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Chỉ tiêu này cho biết, thời gian bình quân để thu hồi được khoản nợ phải mất bao nhiêu ngày.
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả = (GVHB + Tăng (giảm) HTK )/KPT bình quân (Nguyễn Năng Phúc, 2008)
Chỉ số vòng luân chuyển các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Chỉ số này quá thấp có thể anh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
Chỉ số vòng luân chuyển khoản phải trả quá thấp (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể
hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng.
Sức sản xuất của tài sản dài hạn
Sức sản xuất của tài sản dài hạn = Doanh thu thuần/Tổng tài sản dài hạn bình quân (Nguyễn Năng Phúc, 2008)
Chỉ tiêu nói lên rằng cứ bình quân đầu tư một đồng tài sản dài hạn vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiều đồng doanh thu thuần.
Sức sản xuất của TSCĐ
Sức sản xuất của TSCĐ = Doanh thu thuần/Tổng TSCĐ bình quân (Nguyễn Năng Phúc, 2008)
Chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản cố định thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng giá trị tài sản cố định sử dụng có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, nếu độ lớn của chỉ tiêu này cao thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản cao của DN, hay nói cách khác vốn của DN được quay vòng nhanh.