Chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính nhà máy tinh bột sắn hướng hóa, quảng trị (Trang 92 - 120)

5. Kết cấu

2.2.5.2 Chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản

Bảng 2.8: Bảng phân tích chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2018 – 2019

Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2019/2018

(+/-) (%)

1. Doanh thu thuần Đồng 404,718,851,417 443,011,709,135 38,292,857,718 9.46

2. Tài sản ngắn hạn bình quân Đồng 9,591,220,865 11,150,861,436 1,559,640,571 16.26

3. Tổng tài sản bình quân Đồng 35,367,155,316 36,075,008,536 707,853,220 2.00

4. Gía vốn hàng bán Đồng 357,079,292,393 393,972,259,053 36,892,966,660 10.33

5. Hàng tồn kho bình quân Đồng 5,875,517,100 6,285,129,128 409,612,029 6.97

6. Khoản phải thu bình quân Đồng 1,330,158,131 2,051,591,291 721,433,160 54.24

7. Khoản phải trả bình quân Đồng 23,263,377,195 11,648,822,313 (11,614,554,883) -49.93

8. Tăng/Giảm hàng tồn kho Đồng 2,024,802,691 (1,205,578,634) (3,230,381,325) -159.54

9. Tài sản cố định bình quân Đồng 25,215,063,093 24,474,768,375.50 (740,294,718) -2.94

10. Số vòng quay tổng tài sản Vòng 11.44 12.28 0.84

11. Số vòng quay tài sản ngắn hạn (V) Vòng 42.20 39.73 -2.47

12. Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 60.77 62.68 1.91

13. Số ngày dự trữ hàng tồn kho Ngày 5.92 5.74 -0.18

14. Số vòng quay khoản phải thu Vòng 304.26 215.94 -88.33

15. Kỳ thu tiền bình quân ( DOS) Ngày 1.18 1.67 0.48

16. Số vòng luân chuyển các khoản phải trả Vòng 15.44 33.72 18.28

17. Thời gian quay vòng các khoản phải trả Ngày 23.32 10.68 -12.64

18. Sức sản xuất của tài sản cố định Lần 16.05 18.10 2.05

(Nguồn: Báo cáo tài chính Nhà máy Tinh bột sắn Hương Hóa năm 2017, 2018, 2019)

Bảng 2.9: Bảng phân tích chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2018 – 2019

Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019

2019/2018 (+/-) (%) 1. Doanh thu thuần Triệu đồng

40,517 13,945

(26,572)

- 190.55

2. Tài sản ngắn hạn bình quân Triệu đồng

2,631 2,219

(412) -15.66

3. Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 13,451 12,764 (687) -5.11 4. Số vòng quay tổng tài sản Vòng 3.01 1.09 (2) 5. Số vòng quay tài sản ngắn hạn (V) Vòng 15.40 6.29 -9.12

6. Kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn (

K ) Ngày 23.37 57.27 33.90

(Nguồn: BCTC của Tổng Công ty TM Quảng Trị năm 2017, 2018 và 2019)

Từ bảng số liệu phân tích 2.8 và 2.9, ta có nhận xét về các chỉ số thể hiện hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản dưới đây:

Số vòng quay của tài sản (TAT)

Biểu đồ 2.12: Biểu đồ so sánh TAT của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa và Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2018 – 2019

Dựa vào biểu đồ 2.12, ta có nhận xét về vòng quay tổng tài sản như sau:

11.44 12.28 3.01 1.09 0 2 4 6 8 10 12 14 2018 2019 TAT

TAT - sắn TAT - nông sản

- Năm 2018: TAT = 11.44 vòng cho biết cứ đầu tư bình quân 01 đồng tổng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì tạo ra được 11.44 đồng doanh thu thuần.

- Năm 2019: TAT = 12.28 vòng cho biết cứ đầu tư bình quân 01 đồng tổng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì tạo ra được 11.28 đồng doanh thu thuần.

Nhìn chung, TAT tăng 0.84 vòng trong năm 2019 là do doanh thu thuần có xu hướng tăng và tăng với tốc độ là 9.46% trong khi tổng tài sản bình quân có xu hướng giảm và giảm với tốc độ 2%. Doanh thu thuần tăng là do số lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn, thu hút nhiều khách hàng hơn và chất lượng sản phẩm được khẳng định thêm.

Mặc dù có những biến động nhưng nhìn chung số vòng quay của tổng tài sản đều rất lớn và lớn hơn nhiều TAT của Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà trong năm 2018 và 2019 khi Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà có hệ số là 3.01 vòng trong năm 2018, tương ứng với TAT của Nhà máy phải giảm khoảng 8.43 vòng và 1.09 vòng vào năm 2019, đồng nghĩa với việc Nhà máy sẽ phải giảm khoảng 11.19 vòng. Kết quả này cho chúng ta biết được rằng Nhà máy đã sử dụng tài sản của mình một cách rất hiệu quả như thế nào để có thể tạo ra nhiều doanh thu trên mỗi đơn vị tài sản. Điều này đã chứng mình Nhà máy đã có những chính sách hợp lý để tận dụng tối đa tài sản hiện có trong đơn vị mình.

Sau khi phân tích số vòng quay tài sản của Nhà máy, chúng ta thấy rằng hao phí mà tài sản của Nhà máy phải bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh tạo ra doanh thu là rất nhỏ. Qua đó, chứng tỏ hiệu suất làm việc của tài sản rất cao, đồng thời khẳng định Nhà máy đã có những cách quản lý rất tốt và có hiệu quả đối với các tài sản của mình.

Số vòng quay tài sản ngắn hạn (V)

Biểu đồ 2.13: Biểu đồ so sánh số vòng quay tài sản ngắn hạn của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa và Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2018 –

2019

Dựa vào biểu đồ 2.13, ta có nhận xét về số vòng quay của tài sản ngắn hạn như sau:

- Năm 2018: V = 42.20 vòng cho biết cứ bình quân đầu tư 01 đồng TSNH vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra thì tạo ra 42.20 đồng doanh thu thuần.

- Năm 2019: V = 39.73 vòng cho biết cứ bình quân đầu tư 01 đồng TSNH vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra thì tạo ra 39.73 đồng doanh thu thuần. Số vòng quay tài sản ngắn hạn giảm 2.47 vòng trong năm 2019 là do doanh thu thuần và bình quân tài sản ngắn hạn đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần là 9.46% chậm hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn bình quân khi tài sản ngắn hạn tăng với tốc độ là 16.26%. Doanh thu tăng do số lượng sản phẩm bán được tăng, sản phẩm được giá, bộ phận bán hàng làm việc hiệu quả. TSNH tăng do tiền và các khoản tương đương tiền tăng. TSNH tăng chủ yếu do tiền và tương đương tăng mạnh do khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn vào cuối kỳ.

42.20 39.73 15.40 6.29 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 2018 2019 SỐ VÒNG QUAY TÀI SẢN NGẮN HẠN V - sắn V - nông sản

Ta nhận thấy, số vòng quay tài sản ngắn hạn trong hai năm đều lớn hơn số vòng quay TSNH của Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà. Năm 2018, số vòng quay này của Nhà máy chế biến nông sản bằng 15.40 vòng, tức là Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa phải giảm khoảng 26.80 vòng. Đến năm 2019, chỉ số này của Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà bằng khoảng 6.29 vòng và tương đương với việc Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa phải tiếp tục giảm và sẽ phải giảm khoảng 33.44 vòng. Đây đều là những con số rất lớn. Điều này cho chúng ta thấy rằng tốc độ luân chuyển tài sản ngắn của Nhà máy rất nhanh, tức là tốc độ luân chuyển của phần vốn đầu tư vào TSNH rất tốt.

Với việc số vòng quay TSNH đều đạt những con số ấn tượng thì không khó để nhận ra thời gian luân chuyển của TSNH cũng rất tốt, chúng khá ngắn. Qua đó, khẳng định một sự thật rằng tốc độ luân chuyển của TSNH nhanh và Nhà máy có thể thu hồi vốn sớm hơn để đảm bảo nguồn vốn đầu tư có hiệu quả và sinh lời tốt.

Số vòng quay hàng tồn kho

Biểu đồ 2.14: Biểu đồ thể hiện số vòng quay hàng tồn kho của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2018 - 2019

Dựa vào biểu đồ 2.14, ta có nhận xét về số vòng quay hàng tồn kho như sau:

60.77 62.68 59.5 60 60.5 61 61.5 62 62.5 63 2018 2019 SỐ VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO

- Năm 2018: Số vòng quay hàng tồn kho = 60.77 vòng cho biết số lần hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ là 60.77 lần.

- Năm 2019: Số vòng quay hàng tồn kho = 62.68 vòng cho biết số lần hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ là 62.68 lần.

Số vòng quay HTK tăng thêm 1.91 vòng trong năm 2019 là do cả GVHB và bình quần HTK đều tăng nhưng tốc độ tăng của GVHB là 10.33% lớn hơn tốc độ tăng của HTK bình quân là 6.97%.

Nhìn chung, số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân lưu chuyển trong kỳ là rất lớn. Khi so sánh với số vòng quay HTK của Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà, ta thấy rõ ràng số vòng quay HTK của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa lớn hơn và tốt hơn rất nhiều. Qua đó, chứng tỏ tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho nhanh, việc bán hàng thuận lợi và hàng tồn kho không bị ứ đọng quá nhiều. Bên cạnh đó, Nhà máy vẫn đảm bảo hàng tồn kho ở một số lượng nhất định để phòng ngừa tình trạng nhu cầu thị trường tăng đột ngột nhằm đảm bảo không mất khách hàng và đối thủ cạnh tranh giành thị phần.

Từ việc HTK có số vòng quay lớn, chúng ta biết được rằng thời gian bình quân để từ lúc mua nguyên liệu về sản xuất và xuất bán hết là không lớn và tương đối ngắn. Năm 2018, số ngày dự trữ hàng tồn kho bình quần khoảng 5.92 ngày và khoảng 5.74 ngày trong năm 2019. Thời gian lưu kho của HTK ngắn, tức là tốc độ luân chuyển của HTK nhanh và do đó làm tăng khả năng thanh toán cho Nhà máy. Điều này cũng giúp ta giải thích được vì sao HTK của Nhà máy trong hai năm phân tích đều không có tình trạng ứ đọng hay kém phẩm chất.

Số vòng quay khoản phải thu

Biểu đồ 2.15: Biểu đồ thể hiện số vòng quay khoản phải thu của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2018 - 2019

Từ biểu đồ 2.15, ta có nhận xét về số vòng quay khoản phải thu như sau:

- Năm 2018: Số vòng quay khoản phải thu = 304.26 vòng cho biết cứ bình quân 01 đồng các khoản phải thu thì doanh nghiệp thu được 304.26 đồng doanh thu thuần.

- Năm 2019: Số vòng quay khoản phải thu = 215.94 vòng cho biết cứ bình quân 01 đồng các khoản phải thu thì doanh nghiệp thu được 215.94 đồng doanh thu thuần. Số vòng quay khoản phải thu có xu hướng giảm trong năm 2019, đồng thời giảm 88.33 vòng. Nguyên nhân là do doanh thu thuần và các khoản phải thu bình quân đều có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, tốc độ tăng của doanh thu thuần là 9.46% chậm hơn tốc độ tăng của bình quân các khoản phải thu là 54.24%. Doanh thu tăng đã được giải thích rõ ở các chỉ số phía trên. Khoản phải thu bình quân giảm có thể là do một số khoản phải thu khách hàng đến hạn trả và khách hàng đã thanh toán cho Nhà máy.

Ta thấy, mặc dù có những biến động nhưng rõ ràng là số vòng quay các khoản phải thu có hệ số rất lớn. Từ đó, chứng tỏ tốc độ thu hồi vốn của Nhà máy càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt càng cao, điều này

304.26 215.94 0 50 100 150 200 250 300 350 2018 2019

Số vòng quay các khoản phải thu

giúp Nhà máy nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất.

Và với những kết quả phân tích về vòng quay khoản phải thu, chúng ta dễ dàng đoán được thời gian bình quân để thu hồi các khoản nợ là rất ngắn và hiển nhiên là tốc độ thu hồi vốn bị chiếm dụng của Nhà máy cũng nhanh. Qua đó, cho thấy Nhà máy đã có những chính sách tốt về các khoản công nợ đối với khách hàng cũng như bộ phận công nợ đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình.

Sức sản xuất của tài sản cố định

Biểu đồ 2.16: Biểu đồ thể hiện sức sản xuất của TSCĐ của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2018 – 2019

Từ biểu đồ 2.16, ta có:

- Năm 2018: Sức sản xuất của tài sản cố định = 16.05 lần cho biết cứ bình quân đầu tư 01 đồng TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 16.05 đồng doanh thu thuần.

- Năm 2019: Sức sản xuất của tài sản cố định = 18.10 lần cho biết cứ bình quân đầu tư 01 đồng TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 18.10 đồng doanh thu thuần.

16. 05 18. 10 2018 2019 Sức sản xuất của TSCĐ

Như vậy, chỉ tiêu này đã tăng khoảng 2.05 lần trong năm 2019. Và nguyên nhân là doanh thu thuần có xu hướng tăng và tăng với tốc độ là 9.46% trong khi bình quân TSCĐ lại có xu hướng giảm một nhẹ và giảm với tốc độ 2.94%. Doanh thu thuần tăng là do thị trường tinh bột sắn phần nào dần được ổn định. TSCĐ giảm là do Nhà máy thanh lý một số máy móc thiết bị không còn sử dụng để tạo ra nguồn thu nhập khác cho Nhà máy. Điều này cho thấy, Nhà máy đã rất chủ động trong việc xử lý các TSCĐ đã hết hạn sử dụng và không có khả năng sinh lời.

Chỉ tiêu này cao trong hai năm 2018 và 2019. Từ đó, thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản cố định cao. Đối với một nhà máy sản xuất chế biến thì chỉ tiêu này tương đối quan trọng và cần phải được đặc biệt quan tâm và lưu ý. Do đó, không chỉ phải quan tâm làm sao để có thể sử dụng hết công suất của chúng mà còn phải có biện pháp bảo quản cũng như quản lý hiệu quả để có thể sử dụng lâu dài và tiết kiệm nhưng vẫn đạt được những kết quả như mong muốn. Sức sản xuất của TSCĐ tương đối lạc quan, Nhà máy cần phát huy và tiếp tục duy trì để đạt kết quả cao hơn.

2.2.5.3 Chỉ số về khả năng thanh toán nợ dài hạn

Bảng 2.10: Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2017 – 2019

Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2019 (+/-) % (+/-) % 1. Nợ phải trả Đồng 21,219,406,943 25,307,347,447 24,243,720,347 4,087,940,504 19.27 (1,063,627,100) -4.20 2. Vốn chủ sở hữu Đồng 13,206,698,286 11,705,368,007 11,592,276,618 (1,501,330,279) -11.37 (113,091,389) -0.97 3. Tổng giá trị tài sản dài hạn Đồng 25,729,144,669 25,822,724,233 24,025,569,967 93,579,564 0.36 (1,797,154,266) -6.96 4. Tổng nợ dài hạn Đồng 12,129,109,434 13,601,979,440 12,651,443,729 1,472,870,006 12.14 (950,535,711) -6.99 5. Tổng tài sản Đồng 34,426,105,229 36,308,205,402 35,841,811,669 1,882,100,173 5.47 (466,393,733) -1.28

6. Lợi nhuận sau thuế Đồng 5,987,123,543 3,754,983,177 4,507,347,082 (2,232,140,366) -37.28 752,363,905 20.04

7. Chi phí lãi vay Đồng 8,593,037,722 8,602,809,267 9,835,077,042 9,771,545 0.11 1,232,267,775 14.32

8. Nợ phải trả trên

vốn chủ sở hữu Lần 1.61 2.16 2.09 0.56 -0.07

9. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát Lần 2.12 1.90 1.90 -0.22 0.00 10. Hệ số nợ Lần 0.62 0.70 0.68 0.08 -0.02 11. Hệ số tự tài trợ Lần 0.38 0.32 0.33 -0.06 0.00 12. Số lần thanh toán lãi vay Lần 1.70 1.44 1.46 -0.26 0.02

(Nguồn: Báo cáo tài chính Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa năm 2017, 2018, 2019)

Bảng 2.11: Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn của Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2017 - 2019 Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2019 (+/-) % (+/-) % 1. Nợ phải trả Triệu đồng 1,301 1,431 1,696 130 9.99 265 18.52 2. Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 12,253 11,916 10,484 (337) -2.75 (1,432) -12.02

3. Tổng giá trị tài sản dài hạn Triệu đồng

10,674 10,966 10,124 292 2.74 (842) -7.68

4. Tổng nợ dài hạn Triệu đồng

786

902 1,091 116 14.76 189 20.95

5. Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Triệu đồng

13,554 13,347 12,180 (207) -1.53 (1,167) -8.74

6. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng

(1,567)

(2,396) (2,308) (829) 52.90 88 -3.67

7. Chi phí lãi vay Triệu đồng

289 1,314 1,288 1,025 354.67 (26) -1.98

8. Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu Lần 0.11 0.12 0.16 0.01 0.04

9. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát Lần 13.58 12.16 9.28 -1.42 -2.88

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính nhà máy tinh bột sắn hướng hóa, quảng trị (Trang 92 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)