5. Kết cấu
3.2.1.1 Giải pháp tăng doanh thu
Từ những hạn chế về doanh thu được nêu ở trên, dưới đây sẽ đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Thứ nhất, Nhà máy cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Nhà máy cần quan tâm chất lượng của các nguyên liệu đầu vào bằng cách tổ chức các buổi tập huấn cho người dân trồng sắn các kỹ thuật trồng, chăm sóc, kỹ thuật bón phân... sao cho hợp lý; khuyến khích người dân ít sử dụng thuốc diệt cỏ trong giai đoạn sinh trưởng của cây sắn để tránh việc nhiễm độc cho củ sắn. Nhà máy cần đảm bảo việc thử nghiệm chất lượng trong các củ sắn khi mua về nhằm đánh giá chính xác loại bột sắn, vì với loại bột khác nhau sẽ có giá mua, bán không giống nhau. Chú trọng và đầu tư quy trình chế biến tinh bột sắn để tạo ra các sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Cần thành lập một đội chuyên gia thẩm định chất lượng của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Thứ hai, Nhà máy cần phải phân loại từng khách hảng riêng biệt. Việc sàng lọc những khách hàng tiềm năng và có khả năng gắn bó lâu dài với mình. Từ đó, có những sách bán hàng đặc biệt đối với những khách hàng này: về các khoản ưu đãi, chính sách bán chịu, chiết khấu thanh toán...
Thứ ba, Nhà máy cần thường xuyên quan tâm đến đội ngũ lao động và nhân viên. Xây dựng quy định rõ ràng về đối tượng muốn làm việc trong Nhà máy khi tuyển dụng và khi làm việc với Nhà máy để tuyển đúng người, đúng việc. Nhân viên phải có thái độ thân thiện, nhiệt tình với mỗi một khách hàng của Nhà máy để tạo sự tin tưởng trong lòng mỗi khách hàng đã, đang và sẽ có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Nhà máy.
Cùng với những biến động không ngừng của thị trường, Nhà máy cần thường xuyên phân tích tình hình, xu hướng, những yếu tố dẫn đến những thay đổi của thị trường. Để từ đó, có những quyết định, chiến lược đúng đắn nhằm bắt kịp thị trường.
Xây dựng các mối quan hệ với bên ngoài bằng thái độ chân thành, tin tưởng, hợp tác vì lợi ích của đôi bên.