Chỉ số về khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính nhà máy tinh bột sắn hướng hóa, quảng trị (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu

1.4.4 Chỉ số về khả năng sinh lời

Lợi nhuận gộp biên

Lợi nhuận gộp biên = (Lợi nhuận gộp từ BH và CCDV / DTT) x 100 (Nguyễn Năng Phúc, 2008)

Lợi nhuận gộp biên cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào trong quy trình sản xuất doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp từ BH và CCDV.

Lợi nhuận gộp biên càng cao thì doanh nghiệp làm ăn càng có lãi và hiệu quả. Nhưng cũng không có nghĩa biên lợi nhuận gộp thấp thì doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Do đó, để đánh giá được chỉ tiêu này bao nhiêu là tốt bạn cần phải đặt trong bối cảnh riêng của mỗi doanh nghiệp và mỗi ngành.

Lợi nhuận ròng biên (ROS)

Lợi nhuận ròng biên = (LNST/DTT) x 100 (Nguyễn Năng Phúc, 2008)

Lợi nhuận ròng biên dùng để tính toán, xác định khả năng sinh lời của toàn bộ công ty. Nó thể hiện bằng phần trăm, tỉ lệ phần trăm càng cao thì lãi càng lớn. Qua hệ số lợi nhuận ròng biên sẽ chỉ ra được doanh nghiệp đó đang gặp phải những vấn

đề gì làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, ví dụ như chi phí không cần thiết, vấn đề quản lý, năng suất…

Lợi nhuận ròng biên là hệ số dùng để so sánh nội bộ, đồng thời nó cũng là một chỉ số để đánh giá chiến lược định giá của công ty và mức độ kiểm soát chi phí của nó.

Khả năng sinh lời cơ bản (BEF)

BEF = (EBIT/Tổng tài sản bình quân) x 100 (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Khả năng sinh lợi là một con số cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời gian dài, giả sử các điều kiện hoạt động không đổi.

Chỉ tiêu này cho biết cứ bình quân đầu tư 100 đồng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Khả năng sinh lời cơ bản thường được dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các doanh nghiệp có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau. Chỉ tiêu này mang giá trị dương càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi. Còn nó mang giá trị âm thì là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.

Tỷ suất sinh lời trên tài sản cố định

Tỷ suất sinh lời trên tài sản cố định = (LNST/Tổng tài sản cố định bình quân) x 100 (Nguyễn Năng Phúc, 2008)

Chỉ tiêu tỉ suất sinh lời của tài sản cố định thể hiện khả năng sinh lời của tài sản cố định, độ lớn của chỉ tiêu này cao thể hiện khả năng sinh lời cao của tài sản cố định. Chỉ tiêu này cho biết, cứ bình quân đầu tư 100 đồng TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định đặc biệt cần thiết trong việc phân tích báo cáo tài chính của các DN sản xuất công nghiệp, với phần vốn đầu tư cho tài sản cố định cao.

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

ROA = (LNST/Tổng tài sản bình quân) x 100 (Nguyễn Năng Phúc, 2008)

Tỷ suất sinh lời của tài sản là một chỉ số tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với chính tài sản của nó. ROA cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. Nhà đầu tư sẽ thấy được bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính. ROA càng cao thì khả năng sử dụng tài sản càng có hiệu quả.

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = (LNST/VCSH bình quân) x 100 (Nguyễn Năng Phúc, 2008)

ROE là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Với 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Một doanh nghiệp có chỉ số ROE ổn định ở mức cao, có thể được xem như một dấu hiệu cho thấy vốn được sử dụng hiệu quả. Chỉ số ROE của một doanh nghiệp là cao hay thấp sẽ phụ thuộc tương đối vào mức độ trung bình của ngành nghề mà doanh nghiệp đó đang hoạt động. Trong thực tế, người ta sử dụng ROE để lựa chọn doanh nghiệp thông qua tốc độ tăng trưởng, đánh giá khả năng tạo ra giá trị cho cổ đông và nhận diện doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính nhà máy tinh bột sắn hướng hóa, quảng trị (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)