5. Kết cấu
2.2.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh
doanh
Bảng 2.4: Bảng phân tích kết quả kinh doanh của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa trong giai đoạn 2017 – 2019 (Đơn vị tính: Đồng) Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 (+/-) % (+/-) % I. Doanh thu 438,055,718,545 404,748,819,530 443,036,688,140 33,306,899,015) -7.60 38,287,868,610 0.09
Doanh thu thuần BH và
CCDV 438,021,473,994 404,718,851,417 443,011,709,135 (33,302,622,577) -7.60 38,292,857,718 0.09
Doanh thu tài chính 2,570,096 2,695,386 2,696,505 125,290 4.87 1,119 0.00
Thu nhập khác 31,674,455 27,272,727 22,282,500 (4,401,728) -13.90 (4,990,227) -0.18
II. Chi phí 432,068,595,002 400,993,836,353 438,529,341,058 (31,074,758,649) -7.19 37,535,504,705 0.09
Giá vốn hàng bán 389,633,055,364 357,079,292,393 393,972,259,053 (32,553,762,971) -8.35 36,892,966,660 0.10
Chi phí bán hàng 20,399,255,403 20,438,080,585 20,721,025,758 38,825,182 0.19 282,945,173 0.01
Chi phí quản lý doanh
nghiệp 13,439,863,159 14,873,654,108 14,000,979,205 1,433,790,949 10.67 (872,674,903) -0.06
Chi phí tài chính 8,593,037,722 8,602,809,267 9,835,077,042 9,771,545 0.11 1,232,267,775 0.14
Chi phí khác 3,383,354 (3,383,354) -100.00 -
III. Lợi nhuận
Lợi nhuận gộp 48,388,418,630 47,639,559,024 49,039,450,082 (748,859,606) -1.55 1,399,891,058 0.03
Lợi nhuận thuần hoạt
động kinh doanh 5,958,832,442 3,727,710,450 4,485,064,582 (2,231,121,992) -37.44 757,354,132 0.20
Lợi nhuận kế toán trước
thuế 5,987,123,543 3,754,983,177 4,507,347,082 (2,232,140,366) -37.28 752,363,905 0.20
Lợi nhuận kế toán sau
thuế 5,987,123,543 3,754,983,177 4,507,347,082 (2,232,140,366) -37.28 752,363,905 0.20
(Nguồn: Báo cáo tài chính Nhà máy Tinh bột sắn Hương Hóa năm 2017, 2018, 2019)
Từ bảng phân tích 2.4, ta có nhận xét như sau:
Đối với doanh thu
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện sự biến động doanh thu của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa trong giai đoạn 2017 – 2019.
Từ bảng 2.4 và biểu đồ 2.5, ta thấy:
Năm 2017, doanh thu đạt giá trị là 438,055,718,545 đồng và đạt giá trị là 404,748,819,530 đồng vào năm 2018. Điều này đồng nghĩa với việc doanh thu giảm về giá trị là 33,306,899,015 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 7.60%. Trong đó, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm ưu thế rõ rệt so với doanh thu tài chính và thu nhập khác. Ta thấy, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đã giảm một lượng về quy mô là 33,302,622,577 đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 7.60%. Doanh thu từ hoạt động BH và CCDV giảm là do trong năm 2018, thị trường tinh bột sắn có nhiều biến động, giá sắn giảm và ở mức rất thấp so với năm 2017 và 2019. Nhiều người nông dân đã cảm thấy lo ngại và vì vậy mà họ thu hẹp diện tích trồng sắn do thấy lợi nhuận thu về quá thấp. Đối với doanh thu từ lĩnh vực khác thì nhìn chung không có sự biến động đáng kể. Cụ thể, doanh thu tài chính tăng 125.290 đồng và tăng với tốc độ 4.87%, thu nhập khác giảm 4,401,728 đồng và giảm với tốc độ 13.90%. Do đó, có thể nhận thấy, quá trình tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, sản phẩm chưa có được sự tin tưởng và chưa được sử dụng nhiều từ khách hàng và người tiêu dùng, sản phẩm còn chịu nhiều tác động từ biến động thị trường. Năm 2019,
380,000,000,000 390,000,000,000 400,000,000,000 410,000,000,000 420,000,000,000 430,000,000,000 440,000,000,000 450,000,000,000 2017 2018 2019 438,055,718,545 404,748,819,530 443,036,688,140 DOANH THU
giá trị của doanh thu là 443,036,688,140 đồng, tương ứng với giá trị tăng thêm là 38,287,868,610 đồng và tỷ lệ tăng thêm là 0.09% so với năm 2018. Trong năm 2019, thị trường tinh bột sắn đã có nhiều chuyển biến tích cực, người dân cũng bắt đầu an tâm trở lại. Đồng thời, Nhà máy cũng ngày càng chú trọng quá trình tiêu thụ sản phẩm, hoạt động marketing đạt hiệu quả, lượng khách hàng và nhu cầu sản phẩm tăng lên.
Đối với chi phí
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thể hiện sự biến động của chi phí của Nhà máy chế biến Tinh bột sắn Hướng Hóa trong giai đoạn 2017 – 2019
Chi phí là một chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Thông qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.6, ta thấy: Năm 2017, tổng chi phí phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp là 432,068,595,002 đồng. Đến năm 2018, doanh nghiệp đã kiểm soát khá tốt chi phí, làm chi phí giảm 31,074,758,649 đồng về quy mô và giảm với tốc độ là 7.19%. Trong chi phí, giá vốn hàng bán giảm 32,553,762,971 đồng và giảm với tốc độ 8.35%; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1,433,790,949 đồng và tăng với tốc độ là 10.67% chủ yếu do sự gia tăng của chi phí nguyên vật liệu, công cụ, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí bán hàng tăng 38,825,182 đồng và tăng với tốc độ 0.19% do chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ tăng lên. Tuy rằng tốc độ tăng của chỉ tiêu tăng lớn hơn tốc độ giảm của chỉ tiêu giảm nhưng do tỷ trọng chiếm một phần không lớn trong tổng chi
380,000,000,000 390,000,000,000 400,000,000,000 410,000,000,000 420,000,000,000 430,000,000,000 440,000,000,000 2017 2018 2019 432,068,595,002 400,993,836,353 438,529,341,058 CHI PHÍ
phí nên không đủ sức làm chi phí tăng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp thực sự đạt hiệu quả trong việc quản lý, đặc biệt là việc quản lý trong khâu sản xuất các yếu tố đầu vào. Vì vậy doanh nghiệp cần phải duy trì và tiếp tục phát huy. Năm 2019, tổng chi phí phát sinh trong doanh nghiệp là 438,529,341,058 đồng, tăng thêm 37,535,504,705 đồng về quy mô và tăng với tốc độ 0.09%. Chi phí tăng là do giá vốn hàng bán tăng thêm 36,892,966,660 đồng và tăng với tốc độ là 0.10%, chi phí bán hàng tăng 36,892,966,660 đồng và tăng với tốc độ 0,10%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 872,674,903 đồng và giảm với tốc độ 0.06%, chi phí tài chính tăng 1,232,267,775 đồng và tăng với tốc độ 0.14%. Trong chi phí bán hàng, các chi phí cho nhân công và chi phí vận chuyển, bốc xếp tiếp tục tăng lên. Do doanh thu tăng, chi phí tăng cho thấy doanh nghiệp có thể đang mở rộng quy mô sản xuất.
Đối với lợi nhuận
Biểu đồ 2.7: Biểu đồ thể hiện sự biến động lợi nhuận của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa trong giai đoạn 2017 – 2019.
Từ bảng 2.4 và biểu đồ 2.7, ta có nhận xét về lợi nhuận được tạo ra của Nhà máy như sau:
Lợi nhuận gộp: Năm 2017, lợi nhuận gộp của Nhà máy đạt 48,388,418,630 đồng. Đến năm 2018, lợi nhuận gộp giảm 748,859,606 đồng về quy mô và giảm với
48, 388 47, 639 49, 039 5, 958 3, 727 4, 485 5, 987 3, 754 4, 507 2 0 1 7 2 0 1 8 2 0 1 9 LỢI NHUẬN
Lợi nhuận gộp (triệu đồng) Lợi nhuận thuần (triệu đồng) Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng)
tốc độ 1.55%. Lợi nhuận gộp bắt đầu tăng trở lại trong năm 2019 khi tăng thêm 1,399,891,058 đồng và tăng với tốc độ 0.03%.
Lợi nhuận thuần: Chỉ tiêu này đạt giá trị 5,958,832,442 đồng vào năm 2017 và đạt giá trị 3,727,710,450 đồng vào năm 2018, tương ứng với giá trị giảm là 2,231,121,992 đồng và giảm với tốc độ 37.44%. Sang năm 2019, lợi nhuận thuần đạt 4,485,064,582 đồng tương ứng với giá trị tăng thêm là 757,354,132 đồng và tăng với tỷ lệ là 0.20%.
Lợi nhuận trước thuế: Cùng với xu thế biến động giảm của doanh thu và chi phí, hiển nhiên lợi nhuận trước thuế của Nhà máy trong năm 2018 cũng có xu hướng giảm xuống và giảm 2,232,140,366 đồng về quy mô, tương ứng với tốc độ giảm là 37.28%. Và tiếp tục biến động cùng chiều với doanh thu và chi phí, doanh thu và chi phí cơ bản tăng với tốc độ ngang nhau là 0.06%, lợi nhuận trước thuế tăng 752,363,905 đồng và tăng với tốc độ 0.20%.
Từ những phân tích về doanh thu, chi phí, lợi nhuận ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy có dấu hiệu đi xuống và không thể đạt được như mong muốn của doanh nghiệp. Tuy năm 2019 đã có phần tăng trở lại nhưng vẫn thấp hơn kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017. Nhà máy cần phải tìm ra nguyên nhân và phải đưa ra những chính sách phù hợp và hiệu quả.