5. Kết cấu
2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức
Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ chức năng
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa Chức năng từng bộ phận
- Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của nhà máy, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Người đại diện cho pháp luật là giám đốc nhà máy.
- Phó giám đốc: Giúp giám đốc điều hành nhà máy theo sự ủy quyền và phân công của giám đốc, thay giám đốc thực hiện các việc cụ thể khi giám đốc đi vắng và chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi việc được giao.
- Phòng kế toán: Giám sát tham mưu các nghiệp vụ tài chính cho giám đốc, quản lý chặt chẽ mọi nguồn vốn và tài sản, lập các định mức về theo dõi công nợ, tiền hàng hóa, cung cấp số liệu cần thiết cho giám đốc chính xác và kịp thời lập báo cáo định kỳ và hàng tháng theo dõi tình hình biến động của tiền mặt, tiền gửi của nhà máy tại quỹ và tại Ngân hàng.
Phòng kế toán Phòng kinh doanh PX sản xuất PXSX phân hữu cơ Tổ chức hành chính P.KCS&M T Ban Giám đốc Tổ bảo vệ Tổ cấp dưỡng Trạm thu mua Tổ cơ điện Tổ cân Ca A Ca B Ca C
- Phòng kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh và thiết lập các mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp.
- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về các vấn đề nhân sự của nhà máy đồng thời theo dõi tình hình nhân sự, những biến động về lao động để xin ý kiến cấp trên giải quyết. Nghiên cứu nguồn đạo tạo cán bộ. Ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ hành chính văn thư của nhà máy.
- Phân xưởng sản xuất: Theo dõi và kiểm tra quá trình sản xuất.
+ Tổ cơ điện: Bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị, kiểm tra các sự cố trong quá trình sản xuất.
+ Ca sản xuất A, B, C: Vận hành máy móc thiết bị, sản xuất tinh bột sắn đảm bảo chất lượng và số lượng.
- Phòng KCS và môi trường: Kiểm tra hàm lượng bột đầu vào, kiểm tra giám sát quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng bột, kiểm tra thành phẩm nhập kho, xử lý chất thải môi trường.