5. Kết cấu
3.2.3 Giải pháp nâng cao tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn
Nhà máy nên đào thải các tài sản không còn giá trị sinh lời. Việc loại bỏ các tài sản này sẽ giúp Nhà máy giảm bớt các khoản phí hao tổn không đáng có phát sinh hàng tháng, thậm chí hàng năm: phí lưu kho, bảo quản...
Nhà máy cần xem xét việc sinh lợi của các sản phẩm một cách thường xuyên và đặt trong mối tương quan với diễn biến trên thị trường. Qua đó, Nhà máy có thể đề ra những điều chỉnh và phương án kịp thời cho quy trình sản xuất để duy trì, phát triển doanh thu.
Để nâng cao tính thanh khoản các khoản phải thu, Nhà máy cần xây dựng quy trình quản lý và thu hồi công nợ, có sự phân loại khách hàng và áp dụng chiết khấu thanh toán cũng như thời gian trả nợ khác nhau. Đồng thời, Nhà máy cũng cần phải thực hiện theo dõi chi tiết các khoản phải thu, phân loại chi tiết các khoản nợ theo quy mô nợ và thời gian nợ. Song song với việc làm đó, Nhà máy cần thường xuyên cập nhật tình hình thanh toán và đối chiếu công nợ với khách hàng, đôn đốc thu hồi đối chiếu công nợ với khách hàng. Nhà máy cần gắn kết trách nhiệm thu hồi đối với nhân viên kinh doanh và kế toán công nợ.
Và để hàng tồn kho nâng cao tính thanh khoản thì việc đầu tiền phải làm là Nhà máy cần chủ động xây dựng phương án mua hàng có chọn lọc từ lúc mua vào để cho việc sản xuất thuận lợi, đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng, giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, tổ chức tốt công tác nhập khẩu, mua hàng, vận chuyển và dự trữ hàng hóa có cân nhắc, phù hợp với nhu cầu kinh doanh thực tế nhằm làm giảm số hàng tồn kho tối thiểu là điều mày Nhà máy cần quan tâm nhằm phát hiện kịp thời và xử lý ngay những ứ đọng quá lâu để tránh tình trạng ứ đọng vốn.