Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính nhà máy tinh bột sắn hướng hóa, quảng trị (Trang 62 - 69)

5. Kết cấu

2.2.2 Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn

Bảng 2.3: Bảng phân tích thể hiện cơ cấu và biến động nguồn vốn của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2017 – 2019

(Đơn vị tính: Nghìn đồng)

Chỉ tiêu

2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % (+/-) %

C. Nợ phải trả 21,219,406 61.64 25,307,347 69.70 24,243,720 67.64 4,087,940 19.27 (1,063,627) -4.20 I. Nợ ngắn hạn 9,090,297 26.41 11,705,368 32.24 11,592,276 32.34 2,615,070 28.77 (113,091) -0.97 1. Phải trả người bán ngắn hạn 370,682 1.08 586,832 1.62 1,317,712 3.68 216,149 58.31 730,880 124.55

2. Người mua trả tiền trước

ngắn hạn 277,997 0.81 406,032 1.12 317,156 0.88

128,034 46.06 (88,875) -21.89

3. Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước 493,564 1.43 68,109 0.19 300,345 0.84

(425,455) -86.20 232,236 340.98

4. Phải trả người lao động 83,215 0.23 343,470 0.96

83,215 260,255 312.75

5. Chi phí phải trả ngắn hạn 125,415 0.36 119,239 0.33 63,081 0.18

(6,176) -4.92 (56,158) -47.10

6. Doanh thu chưa thực hiện

ngắn hạn 5,272 0.01 5,272 (5,272) - 100.00 7. Phải trả ngắn hạn khác 73,379 0.21 49,052 0.14 55,984 0.16 (24,326) -33.15 6,931 14.13

8. Vay và nợ thuê tài chính

ngắn hạn 7,654,721 22.24 10,280,170 28.31 9,127,504 25.47

2,625,449 34.30 (1,152,666) -11.21

9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 94,536 0.27 107,443 0.30 67,020 0.19

12,906 13.65 (40,422) -37.62

II. Nợ dài hạn

Chỉ tiêu

2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % (+/-) %

khác 1,406,650 B. Vốn chủ sở hữu 13,206,698 38.36 11,000,857 30.30 11,598,091 32.36 (2,205,840) -16.70 597,233 5.43 I. Vốn chủ sở hữu 13,026,698 37.84 10,820,857 29.80 11,598,091 32.36 (2,205,840) -16.93 777,233 7.18 1. Vốn góp của chủ sở hữu 6,992,084 20.31 6,992,084 19.26 6,992,084 19.51 - - 0.00

Cổ phiếu phổ thông có quyền

biểu quyết 6,992,084 20.31 6,992,084 19.26 6,992,084 19.51

-

- 0.00

2. Quỹ đầu tư phát triển 47,490 0.14 73,790 0.20 98,660 0.28

26,300 55.38 24,869 33.70

3. Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối 5,987,123 17.39 3,754,983 10.34 4,507,347 12.58

(2,232,140) -37.28 752,363 20.04

LNST chưa phân phối kỳ này 5,987,123 17.39 3,754,983 10.34 4,507,347 12.58

(2,232,140) -37.28 752,363 20.04

II. Nguồn kinh phí và quỹ

khác 180,000 0.52 180,000 0.50 - (180,000) - 100.00 1. Nguồn kinh phí 180,000 0.52 180,000 0.50 - (180,000) - 100.00 Tổng cộng nguồn vốn 34,426,105 100.00 36,308,205 100.00 35,841,811 100.00 1,882,100 5.47 (466,393) -1.28

(Nguồn: Báo cáo tài chính Nhà máy Tinh bột sắn Hương Hóa năm 2017, 2018, 2019)

a. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2017 - 2019

Từ bảng 2.3 và biểu đồ 2.3, ta nhận thấy tỷ trọng của NPT có xu hướng tăng và tăng không đều qua các năm, trong khi đó tỷ trọng của VCSH có xu hướng giảm và giảm không đều qua các năm. Cụ thể như sau:

Năm 2017, tổng giá trị NPT là 21,219,406,943 đồng, chiếm 61.64% trong tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó, VCSH đạt tổng giá trị là 13,206,698,286 đồng, tương đương chiếm một tỷ trọng là 38.36%. Vào năm 2018, tổng giá trị NPT là 25,307,347,447 đồng, chiếm 69.70% trong tổng nguồn vốn và tổng giá trị VCSH là 11,000,857,955 đồng, chiếm tỷ trọng là 30.30%. Ta nhận thấy, tỷ trọng NPT đã tăng 8.06% chủ yếu là do chỉ tiêu phải trả người bán ngắn hạn tăng thêm về tỷ trọng là 0.54% ( từ 1.08% vào năm 2017 lên 1.62% năm 2018) và chỉ tiêu vay và nợ thuê tài chính đã tăng 6.07% (từ 22.24% năm 2017 lên 28.31% năm 2018). Trong khi đó, tỷ trọng VCSH giảm về tỷ trọng là 8.06% là do chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này giảm khá mạnh về tỷ trọng là 7.05% (từ 17.39% năm 2017 xuống 10.34% năm 2018).

Năm 2019, tổng giá trị NPT đạt 24,243,720,347 đồng, tương đương chiếm 67.64% về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Còn VCSH đạt giá trị là 11,598,091,322

61.64 % 38.36 % 2017 NPT VCSH 69.7 0% 30.3 0% 2018 NPT VCSH 67.64 % 32.36 % 2019 NPT VCSH

NPT giảm 2.06% và tỷ trọng VCSH tăng 2.06%. Trong NPT, chỉ tiêu phải trả người bán ngắn hạn tăng 2.06% về tỷ trọng (từ 1.62% năm 2018 lên 3.68% năm 2019), tỷ trọng vay và nợ thuê tài chính giảm 2.84% (từ 28.31% năm 2018 xuống 25.47%). Tỷ trọng của chỉ tiêu tăng lớn hơn tỷ trọng của chỉ tiêu giảm. Trong VCSH, tỷ trọng chỉ tiêu LNST chưa phân phối kỳ này tăng 2.24% (từ 10.34% năm 2018 lên 12.58% năm 2019).

Trong phần nguồn vốn, chúng ta nhận thấy cơ cấu của Nhà máy có xu hướng dịch chuyển tăng về NPT và dịch chuyển giảm về VCSH. Ta nhận thấy tỷ trọng của NPT luôn luôn lớn hơn tỷ trọng của VCSH và luôn chiếm hơn 60% cơ cấu nguồn vốn xuyên suốt trong 03 năm. Điều đó cho thấy nguồn vốn của Nhà máy hầu như có và bổ sung từ các khoản nợ, Nhà máy chưa thực sự tự chủ về tài chính. Đây là một tín hiệu không tốt, doanh nghiệp cho thấy khả năng huy động vốn của mình còn kém. Và với mức tỷ trọng mà NPT chiếm gần 70% trong tổng nguồn vốn thì đây thực sự là một điều đáng báo động về cơ cấu tài chính của Nhà máy. Nó cho thấy một sự bất hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn của Nhà máy. Đồng thời, NPT ở đây chủ yếu là các khoản vay tài chính từ Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị.

b. Phân tích biến động nguồn vốn

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện sự biến động nguồn vốn của Nhà máy tinh bột

21,219,406,943 25,307,347,447 24,243,720,347 13,206,698,286 11,000,857,955 11,598,091,322 - 5,000,000,000 10,000,000,000 15,000,000,000 20,000,000,000 25,000,000,000 30,000,000,000 2017 2018 2019 NGUỒN VỐN NPT VCSH

Từ bảng 2.3 và biểu đồ 2.4, ta nhận thấy rằng xu thế biến động của nguồn vốn tăng, giảm không đều qua các năm.

Trong giai đoạn 2017 – 2018:

Năm 2017, tổng giá trị nguồn vốn là 34,426,105,229 đồng và đạt giá trị 36,308,205,402 đồng vào năm 2018. Như vậy, tổng nguồn vốn tăng thêm về giá trị là 1,882,100,173 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 5.47%. Trong đó, NPT tăng thêm 4,087,940,504 đồng về quy mô, tương ứng tăng với tốc độ 19.27% và quy mô VCSH giảm một lượng 2,205,840,331 đồng, tương đương giảm với tốc độ 16.70%. Trong NPT, nợ ngắn hạn tăng khá mạnh với giá trị tăng thêm là 2,615,070,498 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 28.77%, phải trả người bán ngắn hạn tăng với tốc độ 58.31%, người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng với tốc độ 46.06%, thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm với tốc độ 86.20% chủ yếu là do Nhà máy đã thanh toán thuế GTGT và thuế tài nguyên, phải trả ngắn hạn khác giảm với tốc độ 33.15% là do sự giảm xuống của chi phí tiền điện phải trả và chi phí nhân công, vay và nợ thuê tài chính tăng với tốc độ 34.30%. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng với quy mô tăng thêm là 1,406,650,415 đồng và tăng với tỷ lệ 11.68%. Ta thấy rằng, các chỉ tiêu tăng có tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của các chỉ tiêu giảm. Đây là một tín hiệu kém và Nhà máy cần kết hợp với thuyết minh báo cáo tài chính để biết được nguyên nhân. Trong VCSH, chỉ tiêu quỹ đầu tư phát triển tăng với tốc độ 55.38%, LNST chưa phân phối kỳ này giảm với 37.28% do doanh thu giảm, GVHB giảm. Mặc dù tốc độ giảm của chỉ tiêu giảm lớn hơn tốc độ tăng của chỉ tiêu tăng nhưng do chiếm một tỷ trọng không lớn nên không đủ làm tăng VCSH.

Trong giai đoạn 2018 – 2019:

Năm 2019, tổng nguồn vốn đạt giá trị là 35,841,811,669 đồng, tương đương giảm một lượng 466,393,733 đồng về quy mô và giảm với tốc độ 1.28% so với năm 2018. Trong đó, NPT giảm một lượng về quy mô 1,063,627,100 đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 4.20%. Bên cạnh đó, VCSH tăng thêm 597,233,367 đồng về quy mô và tăng với tốc độ 5.43%. Trong NPT, nợ ngắn hạn giảm nhẹ với giá trị giảm là

hạn tăng với tốc độ đột biến là 124.55%, người mua trả tiền trước giảm với tốc độ 21.89%, thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng rất mạnh và tăng với tốc độ 340.98% do các khoản thuế giá trị gia tăng và thuế tài nguyên tiếp tục tăng, chi phí phải trả ngắn hạn giảm với tốc độ 47.10%, vay và nợ thuê tài chính giảm với tốc độ chậm hơn là 11.21%. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn giảm với giá trị là 1,253,547,914 đồng và giảm với tốc độ là 9.32% do trong kỳ Nhà máy không tiếp tục vay khoản vay dài hạn nào. Tốc độ tăng của các chỉ tiêu tăng lớn hơn tốc độ giảm của chỉ tiêu giảm nhưng do chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn nên không thể làm cho NPT tăng lên. Đây là một tín hiệu lạc quan, cho thấy Nhà máy đang bước đầu nhận thấy được cần phải có giải pháp tốt để kiểm soát được những khoản nợ nếu như muốn bền vững về tài chính. Lượng VCSH tăng nhẹ với giá trị tăng thêm là 597,233,367 đồng và tăng với tỷ lệ 5.43%. Nguyên nhân chủ yếu là sự tăng lên của LNST chưa phân phối kỳ này và tăng với tốc độ 20.04%. Về sự biến động của các khoản mục chưa thể giải thích, Nhà máy cần kết hợp với thuyết minh báo cáo tài chính.

NPT có xu hướng biến động ngày càng tăng trong khi VCSH lại có xu hướng biến động ngày càng giảm trong 03 năm. Đây là một tín hiệu không tốt. Điều này chứng minh rằng, doanh nghiệp chưa kiểm soát tốt các khoản nợ cũng như ngày càng mất đi tính tự chủ trong việc sử dụng vốn và huy động vốn. Doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm và có những giải pháp cần thiết, kịp thời để đảm bảo cho sự hoạt động của doanh nghiệp.

Về mức độ rủi ro tài chính: Vốn lưu động thuần năm 2017 đạt giá trị âm là 393,336,949 đồng và tiếp tục đạt giá trị âm với giá trị là 1,219,886,838 đồng vào năm 2018. Như vậy, cần bằng tài chính năm 2018 giảm so với năm 2017 ảnh hưởng đến vốn lưu động thuần do Nhà máy sử dụng NPT để tài trợ cho tài sản dài hạn. Đây là một tín hiệu cho thấy doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng rủi ro tài chính do vậy doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp để có thể sử dụng hiệu quả lượng vốn này. Năm 2019, vốn lưu động thuần đạt giá trị dương 223,965,084 đồng. Mức độ rủi ro tài chính đã được cải thiện tốt hơn và có những chuyển biến tích cực trong

việc sử dụng vốn lưu động thuần. Tuy nhiên, Nhà máy không nên chủ quan mà cần phải tiếp tục phát huy và ngày càng trở nên an toàn, độc lập về tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính nhà máy tinh bột sắn hướng hóa, quảng trị (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)