PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.4. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây có liên quan đến giải thích hành vi mua
Nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Hồng Thúy (2008) khi thực hiện đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động của sinh viên Thành phố HồChí Minh đã xác định được 6 yếu tố chính, đó là Chi phí, Chất lượng kỹ thuật, Chất lượng phục vụ, Sự hấp dẫn, Dịch vụ gia tăng và Độ
tin cậy tác động đến sự lựa chọn của sinh viên. Tuy nhiên, theo đánh giá của tác giả thì đề tài cũng còn hạn chếở nội dung nghiên cứu, với việc chỉ nghiên cứu một số các nhân tố cơ bản mà bỏ qua một sốnhân tố có khảnăng tác động đến sựđánh giá
về dịch vụvà thị hiếu lựa chọn dịch vụ viễn thông di động của sinh viên, ví như như nhân tốnhóm tham khảo đã không được tác giảđưa vào mô hình nghiên cứu. Ngoài
ra, biến “ sự hấp dẫn “ đã bao gồm cả biến “chi phí” bởi trong sự hấp dẫn của các nhà mạng điện thoại ta không thể không kể đến giá thành. Giá thành càng rẻ thì sự
hấp dẫn đối với đối tượng khách hàng sinh viên càng tăng.[9]
Trong một nghiên cứu tương tự khi sử dụng lý thuyết nghiên cứu vềhành vi người tiêu dùng và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua của Kotler, tác giả
Bạch Công Thắng (2017) đã chỉ ra rằng, có 7 yếu tố tác động đến quyết định sử
dụng dịch vụ truyền hình kỹ thuật số MobiTV của Mobifone tại Thành phố Huế, đó là Sự cảm nhận hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng, Chất lượng cảm nhận, Giá cả cảm nhận, Sự tín nhiệm thương hiệu, Rủi ro cảm nhận và Nhóm tham khảo. Trong
nghiên cứu của mình, tác giả nhận định rằng nhân tố “Sự cảm nhận hữu ích” được
đánh giá thông qua các tiêu chí như: chất lượng cuộc gọi rõ ràng, ít bị ngẽn mạng,
thái độnhân viên phục vụchu đáo.., nghĩa là sự cảm nhận hữu ích được cấu thành
từ 2 nhân tố riêng biệt đó là chất lượng phục vụ, chất lượng kỹ thuật. Do đó, cần
phân tách nhân tố “sự cảm nhận hữu ích” thành 2 nhân tố riêng biệt là chất lượng phục vụvà chất lượng kỹ thuật đểđánh giá phân tích thì theo tác giả sẽ hợp lý hơn.
Tương tựnhư vậy biến” Sự tín nhiệm thương hiệu” và “ Rủi ro cảm nhận” đều được
bao hàm trong nhân tố“Độ tin cậy”. Nên có thể gộp hai biến trên lại thành nhân tố” độ tin cậy” đễ tiện cho việc nghiên cứu.[10]