Tình hình biến động sử dụng đất giai đoạn 2011-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất thị trấn vân đình, huyện ứng hòa, TP hà nội (Trang 54 - 56)

STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã Diện tích năm 2016 So với năm 2011 Diện tích năm Tăng(+) giảm(-) Tổng diện tích tự nhiên 562,12 538,83 23,29 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 293,46 258,92 34,54

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 244,79 225,51 19,28

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 241,92 225,51 16,41

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 221,47 225,35 -3,88

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 20,45 0,16 20,29

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2,87 2,87

1.2 Đất lâm nghiệp LNP

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 48,53 33,18 15,35

1.4 Đất làm muối LMU

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,14 0,23 -0,09

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 263,55 276,75 -13,20

2.1 Đất ở OCT 81,70 69,34 12,26

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 81,70 69,34 12,26

2.2 Đất chuyên dùng CDG 133,07 170,55 -37,48

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 2,57 4,64 -2,08

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 0,33 0,49 -0,16

2.2.2 Đất an ninh CAN 1,11 8,73 -7,62

2.2.3 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 15,97 11,77 4,20 2.1.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 17,88 42,28 -24,50 2.1.5 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 95,22 102,54 -7,32

2.2 Đất cơ sở tôn giáo TON 3,48 0,42 3,06

2.3 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 3,48 0,39 3,09

2.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

nhà hỏa táng NTD 6,53 7,61 -1,08

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 30,65 24,72 5,93

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 3,77 3,15 0,62

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,86 0,57 0,29

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 5,12 3,16 1,96

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 5,12 3,16 1,96

Trong 5 năm qua, trên địa bàn xã không có sự tranh chấp hay biến động về địa giới hành chính. Tuy nhiên tổng diện tích tự nhiên của xã tính đến hết ngày 31/12/2016 tăng 23.29 ha so với các kỳ kiểm kê 2010, 2005.

Nguyên nhân chủ yếu do hệ thống bản đồ 1994 chưa được hoàn chỉnh; hệ thống bản đồ thổ canh, thổ cư bị đo trùng, lặp và chồng lấn nhiều. Bên cạnh đó, phần diện tích đất giao thông, thủy lợi chưa được thể hiện chi tiết dẫn tới việc cộng diện tích các thửa bị thiếu. Đến năm 2014, thị trấn Vân Đình đã hoàn thành hệ thống bản đồ địa chính chính quy dạng số, theo đó kết quả thống kê, kiểm kê đã thống nhất với hệ thống bản đồ và đảm bảo độ chính xác cao hơn.

4.2. PHÂN LOẠI THỬA ĐẤT

Dựa vào hồ sơ địa chính, tiến hành tổng hợp và phân loại thửa đất theo đối tượng sử dụng trên toàn địa phận thị trấn có 14.717 thửa đất, trong đó có 1.445 thửa đất thuộc quyền quản lý của UBND thị trấn, cộng đồng dân cư và tổ chức khác (chủ yếu là đất giao thông, đất thủy lợi và sông, ngòi, kênh, rạch, suối – những đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất); 13.272 thửa đất thuộc nhóm thửa đất do các đối tượng có quyền sử dụng như: hộ gia đình, cá nhân (13.142 thửa); cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo (45 thửa); cơ quan, đơn vị của nhà nước (36 thửa); tổ chức kinh tế (39 thửa); tổ chức khác (10 thửa).

Ngay sau khi nghiệm thu kết quả thành lập bản đồ địa chính chính quy theo quy định hiện hành trên địa bàn thị trấn, UBND huyện Ứng Hòa đã chỉ đạo UBND thị trấn Vân Đình phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đối soát thửa đất trên bản đồ địa chính sử dụng để xây dựng dữ liệu không gian địa chính so với hồ sơ đăng ký, bản lưu Giấy chứng nhận. Dựa vào mức độ đồng nhất về hình học và tình trạng cấp Giấy chứng nhận để đưa ra danh sách phân loại thửa đất như sau:

-Thửa đất loại A:bao gồm các thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận có nội dung thông tin phù hợp với quy định hiện hành và chưa có biến động (7.554 thửa;

-Thửa đất loại B:bao gồm các thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận có một số thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng...) chưa phù hợp với quy định hiện hành và chưa có biến động (1.966 thửa).

-Thửa đất loại C:bao gồm các thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận nhưng đã biến động thông tin thuộc tính (125 thửa);

-Thửa đất loại D:bao gồm thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận nhưng đã có biến động ranh giới thửa đất (tách, hợp thửa, điều chỉnh ranh giới...) mà chưa chỉnh lý bản đồ địa chính (14 thửa);

-Thửa đất loại Đ:các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận ở nơi chưa có bản đồ địa chính nhưng tài liệu đo đạc đã sử dụng để cấp giấy không đủ điều kiện để xây dựng cơ sở dữ liệu không gian (0 thửa);

-Thửa đất loại E:trường hợp thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận ở nơi có bản đồ địa chính nhưng chưa cấp đổi giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới (565 thửa);

-Thửa đất loại G:các thửa đất đã kê khai đăng ký nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận (22.918 thửa).

Toàn bộ việc phân loại thửa đất tuân theo Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và tình hình thực tế địa phương: tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; tình hình kê khai cấp mới, cấp đổi, đăng ký biến động, mức độ phù hợp của giấy chứng nhận đã được cấp so với quy định hiện hành, luận văn đưa ra bảng thống kê phân loại thửa đất như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất thị trấn vân đình, huyện ứng hòa, TP hà nội (Trang 54 - 56)