Tình hình xây dựng CSDL đất đai trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất thị trấn vân đình, huyện ứng hòa, TP hà nội (Trang 30 - 33)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên thế giới và ở việt nam

2.3.1. Tình hình xây dựng CSDL đất đai trên thế giới

Việc ứng dụng công nghệ vào xây dựng CSDL địa chính ở nhiều nước trên thế giới đã được quan tâm từ sớm và thực hiện với nhiều kết quả tốt. Đặc biệt là ở các nước phát triển như Thụy Điển, Hà Lan, Úc, Italy,… CSDL địa chính được hoàn thiện thành các hệ thống thông tin đất đai phục vụ rất hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Sau đây tác giả xin tổng quan một số các hệ thống thông tin đất đai ở một số nước.

Hệ thống thông tin đất đai Hàn Quốc (KLIS): Hàn Quốc xây dựng lộ trình tin học hóa thông tin địa lý quốc gia từ năm 1988-2010 gồm 3 giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1996 xây dựng hạ tầng mạng quốc gia giai đoạn 1 và 2. Năm 1995-2000 xây dựng KLIS giai đoạn 1 với nhiệm vụ tập trung số hóa các loại bản đồ, phát triển hệ thống thông tin thửa đất (PBLIS), xây dựng hệ thống thông tin đất đai tích hợp (MLIS). Giai đoạn từ năm 2001 – 2005 xây dựng KLIS giai đoạn 2 để vận hành thử nghiệm hệ thống, mở rộng trên toàn quốc, hoàn tất công tác xây dựng CSDL đất đai. Từ năm 2006 đến năm 2010 xây dựng KLIS giai đoạn 3,liên kết và quy tập dữ liệu từng ngành, cơ quan, hoàn thiện hệ thống tổng hợp thông tin địa lý quốc gia (ISP). Từ năm 2010-2012 Hàn quốc xây dựng chính sách thong tin địa lý quốc gia lần thứ 4laf quy hoạch tổng thể tận dụng triệt để giá trị thong tin địa lý quốc gia, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý để hỗ trợ phát triển kinh tế. Năm 2013-2017 xây dựng cơ bản chính sách thông tin địa lý lần 5 nhằm giúp nâng cao khả năng thích ứng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, điện thoại thông minh, tích hợp thông tin địa lý la yếu tố cốt lõi của Chính phủ 3.0, cung cấp dịch vụ phù hợp với toàn dân. Hệ thống KLIS được xây dựng với hệ thống chức năng: Hệ thống

hỗ trợ hành chính đất đai với chức năng cấp phép giao dịch đất đai, cấp phát GCN, quản lý giá đất; hệ thống quản lý hồ sơ địa chính với chức năng quản lý biến động đất đai, chỉnh sửa hồ sơ,xuất trích đo bản đồ, tra cứu văn bản, quản lý thống kê đo đạc; hệ thống quản lý bản đồ địa chính với chúc năng thiết lập lớp bản đô, tra cứu thong tin thửa đất, biên tập bản đồ, chia tách thửa đất; hệ thống quản lý cấp tỉnh và trung ương với nhiệm vụ tiếp nhận xử lý trực tuyến các dịch vụ hành chính công, tạo số liệu thống kê, giám sát tình hình sử dụng ở cấp dưới (Đinh Hải Nam, 2015).

- Hệ thống hạ tầng quốc gia vê hệ thống thông tin đất đai Malaysia (NaLIS): tháng 1 năm 1997 Chính phủ Malaysia đã ban hành thông tư phát triển hành chính công PADC để thành lập hạ tầng quốc gia về hệ thống thong tin đất đai NaLIS. NaLIS sử dụng các công nghệ web Internet/Intranet, NaLIS cung cấp phương tiện cho người sử dụng thông tin đất đai có được quyền truy cập vào thông tin đất giữa các cơ quan liên quan đến đất đai. Hệ thống đo đạc, đăng ký đất đai thuộc Cục đo đạc và bản đồ, Sở quản lý mỏ và đất, hệ thống xác định thông tin giá (VLIS) của Cục thẩm định giá và dịch vụ định giá bất động sản (PAS) của Kuala Lumpur. Ngoài các hồ sơ đất đai, NaLIS cũng cung cấp dịch vụ truy cập đến dữ liệu không gian được lưu trữ trong hệ thống thông tin địa lý ở Bộ Nông nghiệp ; hệ thống sử dụng đất của Sở Nông nghiệp; hệ thống thong tin dân số của tổng cục thống kê; hệ thống thông tin đất đai và đo đạc (LALIS) của Sarawak, Sabah; hệ thống thông tin đại lý của Penang (PEGIS); hệ thống cho quản lý và tiện ích xây dựng bản đồ và cơ sở hạ tầng (Sutra) của Bộ Công trinh công cộng; hệ thống thông tin rừng của Cục lâm nghiệp và bán đảo Malaysia. Học hỏi kinh nghiệm từ một số nước Mỹ, Canada, Thụ Điển và Úc, Chính phủ Malaysia huy động tất cả các hoạt động của các cơ quan liên quan đến đất đai phối hợp để xây dựng và thu thập dữ liệu sau đó được chia sẻ để tránh sự trùng lặp và giảm chi phí kinh tế. Chính phủ chỉ đầu tư kinh phí cho phần cứng, phần mềm và thiết bị mạng, bảo trì cho hệ thống NaLIS. Chi phí xây dựng dữ liệu thuộc về các cơ quan liên quan đến đất đai. NaLIS được sự giúp đỡ của một số tổ chức như Swedservey của Thụy Điển; dữ liệu đất đai BC của Canada; Cục dữ liệu địa lý liên bang của Hoa Kỳ; Macdonald Dettwiler của Canada; SYSDECO của Na Uy; hệ thống Oracle Malaysia; ESRI Châu Á; Intergraph Malaysia; Dataprep/SYSDECO Malaysia; SUN Malaysia; thiết bị kỹ thuật số Malaysia; ESRI Châu Á (Đinh Hải Nam, 2015).

- Hà Lan là một nước thuộc Liên minh Châu Âu xây dựng mô hình quản lý cơ sở dữ liệu địa chính theo hướng xã hội hóa. Cấp quản lý Nhà nước chỉ đưa ra các luật định theoo tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu (EU) và hệ thống luật quốc gia. Các tỉnh có nghĩa vụ thực thi luật và phục vụ công dân. Việc xây dựng dữ liệu, đo đạc bản đồ, đăng ký đất đai được giao cho tổ chức tư nhân dưới sự giám sát của Nhà nước. Hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai của Hà Lan (Kadaaster) xây dựng như sau:

+ Số hóa toàn bộ dữ liệu bản đồ thời gian từ năm 2004-2011; bản đồ số đo đạc năm 2007; đăng ký đất đai công khai từ năm 2000; thực hiện công chứng điện tử từ năm 2005; xử lý giao dịch điện tử từ năm 2010.

+ Lập bản đồ và phân phối thông tin địa lý, địa hình; đăng ký dữ liệu địa chính; đăng ký quốc gia về dữ liệu cá nhân; đăng ký phân phối thông tin về bất động sản gồm: đại chỉ tòa nhà, giao dịch, giá bất động sản; cung cấp chứng thực giao dịch bất động sản cho cơ quan quản lý thuế, cơ quan công chứng. Ngoài ra, hệ thống Kadaster còn cung cấp thông tin về mạng lưới thảm khảo số liệu trắc địa quốc gia; thông tin về vị trí của dây cáp và đường ống công trình ngầm; kết nối với chính phủ điện tử nhằm giảm gánh nặng hành chính, giúp chính phủ cung cấp dịch vụ cho các công ty và công dân một cách dễ dàng, chi phí thấp, chất lượng cao, sản phẩm đa dạng, dữ liệu chính xác theo tiêu chuẩn kỹ thuật; xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian của Hà Lan (SDI) kết nối với hệ thống dịch vụ thong tin đất đai Châu Âu (EULIS) (Đinh Hải Nam, 2015).

- Các dịch vụ thông tin đất đai Châu Âu (EULIS): giữa năm 2001-2004, 8 tổ chức thông tin đất đai Châu Âu khác nhau và một trường đại học hợp tác trong việc phát triển một nền tảng cho người dùng để đăng ký đất đai, xây dựng thông tin tham khỏa trực tuyến về đất đai từ mỗi nước tham gia với sự hỗ trợ va kinh phí bổ sung tư ủy ban Châu Âu. EULIS cung cấp truy cập trực tiếp vào văn phòng đăng ký đất đai ở Châu Âu. EULIS được sở hữu bởi một tập đoàn của các nước thành viên có chuyên môn trong lĩnh vực đăng ký đất đai, nhất là các tổ chức Chính phủ. EULIS cung cấp thuê bao cho khách hàng đăng ký đất đai và tài sản như: ngân hang, cho vay, các đại lý bất động sản và các luật sư, dữ liệu đáng tin cậy, truy cập trực tiếp và dễ dàng. Ngoài ra, EULIS còn cung cấp các tài liệu cơ bản về luật, pháp lý, mô tả về thói quen và cong tác đăng ký chuyển nhượng bất động sản và thế chấp của người dân, cung cấp thong tin liên lạc cho các cơ quan có liên quan đến giao dịch bất động sản (Đinh Hải Nam, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất thị trấn vân đình, huyện ứng hòa, TP hà nội (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)