Hiện trạng kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất thị trấn vân đình, huyện ứng hòa, TP hà nội (Trang 48)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội

4.1.2.1. Hiện trạng kinh tế

Nền kinh tế thị trấn Vân Đình cũng như các xã khác trong huyện đã và đang chuyển dịch đúng hướng: giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. Trong những năm qua, Vân Đình đã từng bước vượt qua và đưa nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 13,2% ;

Cơ cấu kinh tế : ngành nông nghiệp chiếm 7,3% ; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng chiếm 36,2% ; dịch vụ chiếm 56,5% ;

- Ngành nông nghiệp: hoạt động sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả phù hợp với xu thế phát triển của thị trường. Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, đáp ứng nhu cầu tưới và mùa khô cũng như tiêu nước vào mùa mưa. Hạn chế được hậu quả của thiên tai đến năng suất và chất lượng nông sản. Chú trọng phát triển chăn nuôi, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch, bệnh cúm gia cầm, bệnh tai xanh không để lây lan gây khó khăn trong việc xử lý.

- Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng: tiếp tục có bước tăng trưởng khá, cơ cấu chủ yếu tập trung vào một số ngành nghề thủ công, chế biến lương thực, thực phẩm, sửa chữa cơ – kim khí, dệt may, tái chế phế liệu….

- Ngành thương mại – dịch vụ: phát huy lợi thế về vị trí và tiềm năng phát triển mạnh kinh tế thương mại – dịch vụ. Hiện tại trên địa bàn có khoảng 60 công ty trách nhiệm hữu hạn và 1000 hộ gia đình tham gia hoạt động kinh doanh, dịch vụ…góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội như việc làm, cải thiện thu nhập, giảm tệ nạn xã hội…

4.1.2.2. Hiện trạng dân số và lao động

Tổng dân số thị trấn xác định trên phạm vi 04 thôn Hoàng xá, Vân Đình, Ngọ Xá, Thanh Ấm và 05 khu phố Trần Đăng Ninh, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung, Nguyễn Thượng Hiền tính đến ngày 31/12/2016 là 15.237 nhân khẩu.

- Lao động : theo thống kê của phòng thương binh và xã hội thị trấn, năm 2016 thì dân số trong độ tuổi lao động là 9036 người, chiếm 68,81% tổng dân số của thị trấn trong đó có 231 người có nhu cầu học nghề.

Bảng 4.1. Tình hình phân bố dân cư thị trấn Vân Đình năm 2016

STT Thôn, phố Tổng số hộ (hộ) Số nhân khẩu (người)

1 Thôn Ngọ Xá 685 3342 2 Thôn Vân Đình 838 3718 3 Thôn Hoàng xá 446 1752 4 Thôn Thanh Ấm 504 2154 5 Phố Trần Đăng Ninh 207 783 6 Phố Lê Lợi 294 1124 7 Phố Hoàng Văn Thụ 149 614 8 Phố Quang Trung 210 795

9 Phố Nguyễn Thượng Hiền 255 955

Tổng 3 588 15 237

Nguồn: UBND thị trấn Vân Đình (2016) 4.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai

4.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai

a. Ban hành các văn bản về quản lý sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản

Để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương cũng như tính hợp pháp của các hoạt động quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn. Nhìn chung việc ban hành và thực hiện các văn bản về tổ chức, quản lý và sử dụng đất của thị trấn đúng pháp luật, liên tục cập nhật các văn bản pháp luật mới từ cấp trên từ đó tổ chức hướng dẫn cán bộ quản lý và người dân chấp hành tốt.

b. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), được sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và Sở Địa chính thành phố Hà Nội (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường), UBND huyện Ứng Hòa đã cùng các huyện giáp ranh là huyện Thanh Oai, huyện Thường Tín, huyện Mỹ Đức, Phú Xuyên thành phố Hà Nội, huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam, tổ chức triển khai thực hiện công tác xác định địa giới hành chính. Về cơ bản địa giới hành chính của huyện đã được xác định rõ ràng cả trên bản đồ và trên thực địa. Hồ sơ ranh giới đã được thành lập và được các cấp có thẩm quyền công nhận. Hồ sơ ranh

giới hành chính của các xã đã được thành lập và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tất cả các xã nói chung và thị trấn Vân Đình nói riêng đều đã có hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính tỷ lệ 1/5000.

c. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Thị trấn đã tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính chính qui. Kết quả đo đạc địa chính đã khắc phục được những nhược điểm của bản đồ giải thửa, có độ chính xác cao, có đủ cơ sở pháp lý giúp cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm kê đất đai cho ra sản phẩm là bản đồ hiện trạng sử dụng đất hàng năm phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất ngoài thực địa, là tài liệu quan trọng phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai.

d. Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng được coi trọng, là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Cập nhật thông tin về quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn huyện Ứng Hòa từ đó làm căn cứ xây dựng các kế hoạch phát triển địa phương. Sau khi phương án quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt, quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo đảm bảo công tác quản lý sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.

e. Công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất

Chấp hành nghiêm chỉnh, hướng dẫn thực thi đúng pháp luật, đúng hướng dẫn và văn bản của cấp trên đối với công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất... Báo cáo kịp thời và đề xuất ý kiến giải quyết còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện đảm bảo hiệu quả, chất lượng và kịp thời.

f. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Huyện Ứng Hòa đã thực hiện đo đạc bản đồ địa chính xong 29/29 xã, thị trấn trên địa bàn và đang vận hành thử một số ứng dụng về thông tin thửa đất qua hệ thống dữ liệu điện tử và liên kết với các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan. Cơ sở dữ liệu hiện tại giúp người dân, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất hoặc truy cập tra cứu các thông tin liên quan đến đất đai được dễ dàng hơn.

Đối với thị trấn Vân Đình, hiện đã hoàn thành việc đo đạc và lập bản đồ địa chính chính quy với tổng số 80 tờ bản đồ địa chính trong đó: 30 tờ bản đồ đất nông nghiệp tỷ lệ 1:1000 và 50 tờ bản đồ đất phi nông nghiệp tỷ lệ 1:500.

Sau khi thành lập bản đồ địa chính chính quy, thị trấn Vân Đình đã triển khai cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho từng thửa đất. Kết quả đến năm 2016, thị trấn đã cấp được 9102/9497 thửa đất nông nghiệp (đạt 95,94%), còn 395/9497 thửa chưa được cấp; đối với đất ở đã cấp 3734/4930 thửa (đạt 75,74%), còn 1196/4930 thửa chưa được cấp. Những thửa chưa được cấp thị trấn cùng UBND huyện Ứng Hòa đang rất quan tâm giải quyết những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn thị trấn trong năm 2017, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ quản lý thống nhất trên địa bàn.

g. Thống kê và kiểm kê đất đai

Công tác thống kê đất đai được tổ chức thực hiện thường xuyên. Năm 2015, việc kiểm kê đất đai được tiến hành đồng bộ ở các cấp, kết quả thống kê, kiểm kê của các xã, huyện được lập cả dạng giấy và số tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo điều hành của UBND huyện cũng như công tác quản lý đất đai của cơ quan chuyên môn.

h. Quản lý tài chính về đất đai

Nguồn thu từ đất bao gồm tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế trước bạ, tiền thuê đất,… được thu nộp vào kho bạc theo đúng các quy định về tài chính.

i. Công tác quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Nắm chắc, hiểu rõ hướng dẫn nhiệt tình cho người dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ công. Phối hợp với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Ứng Hòa trong việc thực hiện các hoạt động dịch vụ công đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như hoàn thiện, cập nhật đảm bảo tính đồng bộ của hồ sơ phục vụ công tác quản lý.

k. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là hoạt động được huyện tổ chức thường xuyên thông qua các biện pháp tuyên truyền để mọi người dân hiểu được các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định. UBND thị trấn chỉ đạo đặc biệt quan tâm giải quyết những tồn đọng, khó khăn vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cũng là một biện pháp tích cực để người sử dụng đất có đủ điều kiện thực hiện các quyền của mình.

l. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai

Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng đất, đảm bảo việc sử dụng đất đúng pháp luật và có hiệu quả kinh tế cao và phát hiện và xử lý kịp thời nhiều trường hợp vi phạm Luật Đất đai do lấn chiếm đất đai và đã có biện pháp xử lý tốt.

m. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại và tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

Hầu hết các đơn thuộc thẩm quyền đã giải quyết đều đảm bảo đúng pháp luật. Các đơn khiếu nại lên cấp trên, khi cấp trên xem xét quyền giải quyết cơ bản không bị cải sửa. Nhìn chung các trường hợp khiếu nại, tố cáo về đất đai đã giảm rõ rệt, các đơn thư đều được tiếp nhận kịp thời giải quyết thấu đáo và các đối tượng khiếu nại đều chấp nhận kết quả giải quyết của cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp.

n. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Từ trước đến nay, các hoạt động dịch vụ công về đất đai được giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trước đây và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Ứng Hòa hiện nay và một số ban ngành quản lý. Về cơ bản các hoạt động dịch vụ công về đất đai đã được quản lý và thực hiện đúng pháp luật.

4.1.3.2. Tình hình sử dụng đất

a. Tình hình sử dụng đất

Trên địa bàn thị trấn đã xác định được diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng và được thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016. Việc thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015, 2016 được thực hiện trên cơ sở sử dụng bản đồ địa chính, được lập trên cơ sở dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP). Theo đó, tổng diện tích tự nhiên có 562,12 ha tăng 23,29 ha so với năm 2010. Kết quả xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 thể hiện chính xác hiện trạng các loại trên địa bàn thị trấn.

Qua kết quả kiểm kê đất đai năm 2015, thị trấn đã ra soát cập nhật biến động hiện trạng sử dụng đất xây dựng nên sản phẩm kết quả thống kê đất đai năm 2016 gồm bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016, các biểu số liệu về diện

Bảng 4.2. Bảng hiện trạng SDĐ theo MĐSD thị trấn Vân Đình năm 2016 STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Diện tích STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 562,12 100,00 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 293,46 52,21

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 244,79 43,55

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 241,92 43,04

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 221,47 39,40

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 20,45 3,64

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2,87 0,51

1.2 Đất lâm nghiệp LNP

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 48,53 8,63

1.4 Đất làm muối LMU

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,14 0,02

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 263,55 46,88

2.1 Đất ở OCT 81,70 14,53

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 81,70 14,53

2.2 Đất chuyên dùng CDG 133,07 23,67

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 2,57 0,46

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 0,33 0,06

2.2.2 Đất an ninh CAN 1,11 0,20

2.2.3 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 15,97 2,84 2.1.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 17,88 3,18 2.1.5 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 95,22 16,94

2.2 Đất cơ sở tôn giáo TON 3,48 0,62

2.3 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 3,48 0,62

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà

hỏa táng NTD 6,53 1,16

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 30,65 5,45

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 3,77 0,67

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,86 0,15

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 5,12 0,91

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 5,12 0,91

b. Tình hình biến động sử dụng đất

Bảng 4.3. Tình hình biến động sử dụng đất giai đoạn 2011-2016

STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã Diện tích năm 2016 So với năm 2011 Diện tích năm Tăng(+) giảm(-) Tổng diện tích tự nhiên 562,12 538,83 23,29 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 293,46 258,92 34,54

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 244,79 225,51 19,28

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 241,92 225,51 16,41

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 221,47 225,35 -3,88

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 20,45 0,16 20,29

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2,87 2,87

1.2 Đất lâm nghiệp LNP

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 48,53 33,18 15,35

1.4 Đất làm muối LMU

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,14 0,23 -0,09

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 263,55 276,75 -13,20

2.1 Đất ở OCT 81,70 69,34 12,26

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 81,70 69,34 12,26

2.2 Đất chuyên dùng CDG 133,07 170,55 -37,48

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 2,57 4,64 -2,08

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 0,33 0,49 -0,16

2.2.2 Đất an ninh CAN 1,11 8,73 -7,62

2.2.3 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 15,97 11,77 4,20 2.1.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 17,88 42,28 -24,50 2.1.5 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 95,22 102,54 -7,32

2.2 Đất cơ sở tôn giáo TON 3,48 0,42 3,06

2.3 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 3,48 0,39 3,09

2.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

nhà hỏa táng NTD 6,53 7,61 -1,08

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 30,65 24,72 5,93

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 3,77 3,15 0,62

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,86 0,57 0,29

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 5,12 3,16 1,96

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 5,12 3,16 1,96

Trong 5 năm qua, trên địa bàn xã không có sự tranh chấp hay biến động về địa giới hành chính. Tuy nhiên tổng diện tích tự nhiên của xã tính đến hết ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất thị trấn vân đình, huyện ứng hòa, TP hà nội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)