Tình hình xây dựng CSDL đất đai ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất thị trấn vân đình, huyện ứng hòa, TP hà nội (Trang 33 - 35)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên thế giới và ở việt nam

2.3.2. Tình hình xây dựng CSDL đất đai ở Việt Nam

Cùng với các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, lần thứ hai, và thứ ba thì hệ thống khoa học công nghệ đã ngày càng hiện đại. Công nghệ thông tin đã thâm nhập vào đa số các lĩnh vực của cuộc sống, kể cả trong lĩnh vực quản lý thông tin bất động sản. Hệ thống thông tin giúp Nhà nước và những cơ quan quản lý có thể cập nhật kịp thời, nhanh chóng khi có những thay đổi. Việc ứng dụng công nghệ, tiên tiến, hiện đại trên thế giới để thu thập, lưu trữ, xử lý, tích hợp và cung cấp dữ liệu đất đai ở dạng số đã được bắt đầu kể từ khi công nghệ đo đạc chuyển từ các máy đo quang cơ sang công nghệ số (digital) với việc ứng dụng công nghệ GPS và toàn đạc điện tử, ảnh hàng không và ảnh viễn thám dạng số (Lê Thị G ang và Nguyễn Thị Châu Long, 2010).

Dựa trên sự kế thừa, sáng tạo và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trên thế giới, nước ta đã và đang bước đầu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dạng số nhằm phục vụ công tác quản lý và sử dụng đất đai với một số công cụ phần mềm như: FAMIS, CILIS, PLIS và sau này là ELIS, VILIS, VNLIS...

Hầu hết các cơ quan tài nguyên và môi trường cấp tỉnh và cấp huyện đều đã xây dựng cơ sở dữ liệu dạng số khai thác vào hoạt động quản lý đất đai. Việc ứng dụng công nghệ thông tin ở cán bộ địa chính cấp xã còn rất hạn chế, đặc biệt đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi đặc biệt khó khăn.

Trong nhiều năm qua, ngành quản lý đất đai của nước ta đã được nhiều nước phát triển quan tâm giúp đỡ để xây dựng một hệ thống thông tin đất đai hiện đại, điển hình là dự án SEMLA của Chính phủ Thụy Điển có tên “Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường” từ năm 2004-2009. Các kết quả chính của nhóm đạt được là xây dựng chiến lược quản lý đất đai của Việt Nam, các mô hình về quy hoạch sử dụng đất, đăng ký đất đai, địnhgiá đất và thị trường bất động sản đã được thử nghiệm và triển khai.

- Năm 2009, Tổng cục quản lý đất đai, BTNMT đã xây dựng dự án “Dự án xây dựng và thử nghiệm chuẩn dữ liệu địa chính ở Việt Nam” với mục tiêu nghiên cứu xây dựng và thử nghiệm chuẩn dữ liệu địa chính ở Việt Nam trên cơ sở các chuẩn về hệ thống thông tin địa lý của quốc tế, chuẩn dữ liệu địa chính của một số nước trên thế giới. Nội dung của dự án là khảo sát, phân tích, đánh giá về hiện trạng dữ liệu địa chính; phân tích tổng hợp chuẩn dữ liệu địa chính của một số nước trên thế giới; xây dựng yêu cầu, nội dung, tai liệu hướng dẫn kỹ thuật, phần mềm hỗ trợ xây dựng chuẩn dữ liệu địa chính.

- Năm 2009-2011, Tổng cục quản lý đất đai phối hợp với Trung tâm lưu trữ và Thông tin đất dai xây dựng “Dự án xây dựng CSDL tổng hợp đất đai ở Trung ương”. Dự án sẽ xây dựng CSDL tổng hợp về đất đai cấ Trung ương, cung cấp những thông tin, dữ liệu cơ bản để các Bộ, ngành xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển của Bộ, ngành mình đồng thời là tiêu chí quan trọng để quản lý va bảo vệ tài nguyên và mô trường nói chung và tổng hợp về đất đai cấp Trung ương nói riêng. Mục tiêu chính của dự án này là xây dựng và đưa vào vận hành một CSDL tổng hợp về đất đai cấp Trung ương nhằm giúp các cơ quan quản lý đất đai cấp Trung ương có được một công cụ quản lý tốt, hiệu quả phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng; thực hiện việc kiểm soát chất lượng, nâng cao giá trị dữ liệu và trình độ kỹ thuật quản lý dữ liệu, hỗ trợ kỹ thuật cho việc quản lý dữ liệu ở các cơ sở bằng các hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật; thiết lập cơ chế hoạt động bảo đảm cho sự hoạt động có hiệu quả và lâu dài của CSDL, chấm dứt sự phân tán thông tin dữ liệu đất đai cấp Trung ương.

- Năm 2008-2013, Dự án “Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP)”. Dự án triển khai tại 9 tỉnh được lựa chọn với kinh phí 100 triệu đô la mỹ. tang cường sự tiếp cận của mọi đối tượng đối với dịch vụ thông tin đất đai thong qua việc phát triển một hệ thống quản lý đất đai hoàn thiện ở các tỉnh được lựa chọn ở Việt Nam trên cơ sở xây dựng hệ thống công khai, chính xác, đây đủ, kịp thời về đăng ký đất đai, thông tin đất đai (bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính), GCNQSDĐ nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi của người SDĐ và đáp ứng mọi nhu cầu thông tin của cộng đồng (Đinh Hải Nam, 2015).

Ngày 24/4/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

Theo đó,cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng tập trung thống nhất từ Trung ương đến cấp tỉnh và cấp huyện, trong đó:

- Đơn vị hành chính cấp xã là đơn vị cơ bản để thành lập cơ sở dữ liệu đất đai. - Cơ sở dữ liệu đất đai của cấp huyện là tập hợp dữ liệu đất đai của các xã thuộc huyện; đối với các huyện không có đơn vị hành chính xã trực thuộc thì cấp huyện là đơn vị cơ bản để thành lập cơ sở dữ liệu đất đai.

- Cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh được tập hợp từ cơ sở dữ liệu đất đai của tất cả các huyện thuộc tỉnh.

- Cơ sở dữ liệu đất đai cấp Trung ương được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu đất đai của tất cả các tỉnh trên phạm vi cả nước.

Hoạt động tích cực của Nhà nước nói chung và của cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý đất đai nói riêng trong việc hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đã mang lại nhiều thành tựu hướng tới nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất thị trấn vân đình, huyện ứng hòa, TP hà nội (Trang 33 - 35)