Các nghiêncứu về hoạt động đào tạo, nghiêncứu khoa học trong việc bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ bắc ninh (Trang 31 - 38)

1.1 .Các nghiêncứu về mục đích của việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống

1.5. Các nghiêncứu về hoạt động đào tạo, nghiêncứu khoa học trong việc bảo

việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống

Tác giả Phạm Lê Hòa khi nghiên cứu về “Bảo tồnvà phát huy dân ca trong xã hội đương đại ở Việt Nam” đã cho rằng, việc tranh luận khoa học về các giá trị văn hóa truyền thống là một trong những hướng có thể rút ra những cách làm hữu hiệu cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy, luận điểm này cho thấy việc làm tốt công tác nghiên cứu một cách nghiêm túc về các giá trị văn hóa, âm nhạc truyền thống, không chỉ là trên phương diện âm thanh (băng/ đĩa nhạc và các bản ký âm..) mà còn cần chú ý đến không gian, thời gian tồn tại của hiện tượng âm nhạc đó là yếu tố có tác động tích cực đến hoạt động bảo tồn. Nghiên cứu này cũng cho rằng, để hoạt động bảo tồn có tính hiệu quả thì đòi hỏi người sưu tầm có tư duy ở mức độ cần thiết đối với người nghiên cứu âm nhạc. Chỉ có như vậy, người sưu tầm mới sưu tầm những giá trị đích thực mang bản chất của văn hóa âm nhạc dân gian.

Một số nghiên cứu khác đi sâu phân tích về các dạng thức nghiên cứu khoa học, đào tạo, phổ biến và duy trì các giá trị văn hóa truyền thống. Có nghiên cứu cho rằng; đối với di sản âm nhạc cổ truyền điều phải làm là bảo tồn nguyên vẹn những di sản còn lại bằng nhiều biện pháp khác nhau, nhưng làm như vậy thì khó xác định chính xác đâu là nguyên bản (orginal), đâu là những nhân tố đã bị biến cải của hiện tượng âm nhạc dân gian đó. Lại cũng có nghiên cứu đề cập, để bảo tồn giá trị truyền thống thì cần phát triển theo xu hướng tiên tiến và hiện đại để đáp ứng nhu cầu của con người hiện nay. Bên cạnh đó, một số tác giả đề cập đến các biện pháp cụ thể hơn: Gấp rút sưu tầm,

lưu giữ những giá trị văn hóa âm nhạc truyền thống đang có nguy cơ ngày càng mai một trong sinh hoạt âm nhạc truyền thống.

Tác giả Nguyễn Bá Hòe khẳng định, tổ chức các cuộc khoa học rộng rãi để các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nghệ nhân tiêu biểu tham gia [24, tr.254], Nguyễn Chí Bền nhấn mạnh giáo dục về di sản văn hóa cho cộng đồng [3, tr.72] để giúp cộng đồng hiểu biết sâu sắc hơn về quá khứ, nguồn gốc, giúp cộng đồng ý thức hơn về chính mình, gắn công tác đào tạo với bảo tồn. Kết hợp đào tạo tại các trường lớp với việc đi thực tế. Việc cọ sát với thực tế sẽ giúp người biểu diễn sống trong các không gian tự nhiên và xã hội nơi sản sinh ra giá trị văn hóa truyền thống, từ đó họ sẽ có những cảm xúc thực hơn khi học tập và biểu diễn [25, tr.272].

Những nghiên cứu này đã đề cập đến việc thực hiện các hoạt động có liên quan đến bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống như: đào tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học…Tuy nhiên, việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống không chỉ đơn thuần là truyền tải/ hướng dẫn cho thế hệ sau các giá trị văn hóa, kỹ năng chuyên môn trong thực thi biểu hiện văn hóa mà còn cần hướng thế hệ trẻ trở thành những người có tri thức, kỹ năng trong việc lưu giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng đề cập đến những yếu tố tác động khác có liên quan đến việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống như: phong trào ca hát từ quần chúng nhân dân là một hoạt động gắn kết giá trị truyền thống với hoạt động bảo tồn [17, tr 5]. Nâng cao chất lượng các cuộc thi, hội diễn theo định kỳ. Một mặt xây dựng chương trình mới hàng năm, mặt khác đi thực tế để gần gũi học tập các nghệ nhân, tiếp tục bổ sung, nâng cao vốn cổ [24, tr.255].

Công tác tuyên truyền quảng bá cũng cần chú trọng trên bình diện rộng [17, tr.251].Tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, có cơ chế khen thưởng, công nhận danh hiệu tập thể [24, tr.254]. Nghiên cứu theo hướng này cho thấy, nên có sự linh hoạt trong hoạt động

truyên truyền quảng bá. Có thể tổ chức những hoạt động truyền thống như hội thi đầu xuân, liên hoan tiếng hát người cao tuổi và tiếng hát thiếu nhi để các thế hệ được chứng tỏ khả năng tiếp nối của mình trên sân khấu, cũng như kích thích động viên phong trào quần chúng cơ sở [24, tr.255]. Chăm lo bảo tồn phát huy các di tích lịch sử văn hóa gắn với lễ hội truyền.

Tạo nên điểm nhấnsự khác biệt trong dịp lễ hội là những luận điểm mà một số nghiên cứu đã đề cập đến. Trong tổ chức lễ hội cần chú ý tạo ra nhu cầu và khả năng phô diễn của quần chúng một cách tự nhiên để hạn chế yếu tố sân khấu hóa, nhất là đôi khi còn nặng về trình diễn. Tạo ra dư luận xã hội lành mạnh, tiến bộ để phê phán, sàng lọc những hành vi, tác phong, biểu hiện không đúng với lề lối, phẩm chất, tình cảm trong sinh hoạt văn hóa. Thận trọng khai thác tiếp thu phần lễ truyền thống một cách hợp lý, kế thừa nội dung tinh túy nhất và tổ chức những trò chơi dân gian và hoạt động thể thao. Đặc biệt, cần có sự hướng dẫn, tư vấn của các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu văn hóa trong việc phục dựng các giá trị truyền thống. Không nên áp dụng mô hình phục dựng chung cho tất cả các địa phương.

Một số nghiên cứu đề cập đến ảnh hưởng của đội ngũ cán bộ văn hóa

trong quá trình bảo tồn giá trị văn hóa. Những cán bộ làm công tác văn hóa giống như một kênh có chức năng, nhiệm vụ gắn kết hiểu biết của cộng đồng với các giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trên thực tế một số cán bộ địa phương, cán bộ cơ sở, cán bộ văn hóa còn mơ hồ, hiểu lệch lạc và thiếu tường tận về nguồn gốc, bản chất và diễn tiến thực tế của lễ hội cổ truyền thống dẫn đến không thấy được ý nghĩa, tác dụng to lớn của nó đối với đời sống hiện tại nên thờ ơ, ít quan tâm [31, tr.304]. Chính điều này tạo nên một trở ngại trong quá trình bảo tồn giá trị văn hóa. Những tác giả đi theo hướng tiếp cận này đã phân tích khá chi tiết vai trò của cán bộ văn hóa đối với hoạt động bảo tồn. Sở dĩ cán bộ làm công tác văn hóa có vai trò quan trọng trong quá trình bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống bởi lẽ họ có nhiều cách thức tiếp cận với lễ hội (người trong cuộc, người ngoài cuộc, người nghiên cứu), do đó, chính họ có

thể kịp thời phát hiện những hạn chế đang còn tồn tại trong quá trình thực hiện lễ hội (thời gian rút ngắn hơn trước, lo cúng tế chưa giới thiệu lịch sử, đình đám chè chén thái quá, đan xen yếu tố thương trường…) để có định hướng trong việc bảo tồn [31, tr 803 – 807].

Ngoài những yếu tố trên, một số tác giả khác đã phân tích thêm những tác động của truyền thông đại chúng đối với hoạt động bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống [31, tr.306]. Việc thông tin, giảng giải về kiến thức văn hóa cho người dân ở cộng đồng sẽ giúp họ hiểu và nắm bắt được ý nghĩa của các thực hành nghi lễ mà họ đang có/ đang tiến hành, thì họ mới hiểu hết được giá trị của văn hóa truyền thống. Nếu thiếu điều này, người dân không thể thẩm thấu hết các giá trị văn hóa và vì vậy thiếu thái độ trân trọng cũng như trải nghiệm tinh thần và xúc cảm tương hợp [31, tr.473].

Thông tin đại chúng được các tác giả Benedict Anderson và Arjun Appadurai nêu bật vai trò của truyền thông và kỹ thuật thông tin hiện đại trong việc phục hồi một ý thức về bản sắc văn hóa trong các dân tộc (thậm chí đôi khi còn đưa đến chủ nghĩa quốc gia cực đoan [31, tr.152]. Việc giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống qua các ấn phẩm sách báo, tạp chí, tờ gấp có một tầm quan trọng đặc biệt với việc bảo tồn giá trị của chúng. Thông qua những hoạt động này, các giá trị văn hóa truyền thống sẽ được tuyên truyền rộng rãi hơn. Nguyễn Chí Bền cho thấy, hoạt động này không chỉ là trách nhiệm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu mà cần sự phối hợp của các nhà quản lý, các nhà hoạt động chính trị [3, tr.76]. Như vậy, bảo tồn không quan trọng ở việc “tăng phần hội, giảm phần lễ” hay ngược lại. Vấn đề quan trọng ở đây là việc duy trì ý nghĩa trong việc thực hành lễ hội cũng như từ chính lễ hội. Chỉ khi tìm thấy ý nghĩa này, từng cá nhân hay cộng đồng mới tham dự lễ hội một cách chủ động và tích cực, mới coi lễ hội đó chính là của bản thân họ [31, tr.493].Vì vậy, việc cần thiết là lập hệ thống thông tin chuẩn. Ngoài ra, củng cố và hoàn thiện hạ tầng liên quan đến lễ hội. Cảnh quan, cây xanh, công trình

phụ trợ, các tuyến đường phối hợp đồng bộ phù hợp với điều kiện thực tế và xu hướng phát triển của xã hội, thời đại[31, tr. 306 – 307].

Những nghiên cứu theo hướng này đã đề cập đến tầm quan trọng của thông tin (trong đó có dạng truyền thông kiểu mới là Internet) và cơ sở hạ tầng trong xã hội hiện đại trong việc duy trì giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, các tác giả chỉ mới phân tích dưới góc độ những cảm quan, nhận xét đánh giá của bản thân người nghiêncứu. Hầu như các luận điểm còn thiếu dữ liệu thực nghiệm chứng minh.

Hoạt động bảo tồn cần đảm bảo tính bền vững trong không gian văn hóa và xu thế của thời đại, dó đó cần có sự kết hợp trùng tu tôn tạo văn hóa vật thể. Đề cập đến mối quan hệ giữa việc bảo tồn văn hóa phi vật thể với văn hóa vật thể, một nghiên cứu đã cho thấy tính thống nhất và biện chứng của hai loại hình văn hóa này, qua đó làm nền tảng cơ sở cho công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Tác giả bình luận, cũng như cơ thể con người có 2 phần: phần thể xác và phần tâm hồn thì văn hóa có phần vật thể và phi vật thể. Chính vì phép so sánh này, nên hai mặt của văn hóa luôn là một thể thống nhất khong thể tách rời và đứng riêng một cách thuần túy [50, tr.32].

Cũng theo hướng tiếp cận trên, tác giả khác đã đề cập đến sự gắn kết giữa việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống với việc tôn tạo văn hóa vật thể. Văn hóa phi vật thể phải có không gian văn hóa của nó và gắn kết mật thiết với các di sản văn hóa vật thể. Chính vì vậy, để thực hiện công tác bảo tồn tốt cần tránh hiện tượng trùng tu, tôn tạo di tích thiếu chuyên môn, thiếu hiểu biết dẫn đến biến dạng các giá trị truyền thống [31, tr.473].Điều này cũng cho thấy, trong việc thực hiện bảo tồn các giá trị văn hóa cần lược bỏ, điều chỉnh những cổ lệ không còn phù hợp với tình hình cộng đồng.

Sự bền vững của giá trị văn hóa truyền thống không chỉ dừng lại ở những hoạt động bảo tồn của cộng đồng mà những giá trị của nó cần được hướng đến các nhóm xã hội khác. Theo tác giả Từ Thị Loan, sự gắn kết giữa việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống với việc quảng bá các giá trị này

thông qua mở rộng hình thức du lịch là cần thiết [35, tr.387]. Trịnh Ngọc Chung (2009) cho rằng nhấn mạnh tính chất biện chứng của di sản văn hóa và hoạt động du lịch quảng bá: di sản văn hóa là nguồn lực chính hình thành nên sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản [8]. Sự kết hợp sức mạnh tổng hợp của các nhà quản lý, nhà khoa học, của doanh nhân (chủ yếu trong lĩnh vực du lịch) và từng thành viên cộng đồng làng xã có vai trò quyết định sự tồn vong của di sản văn hóa.

Đặng Văn Bài (2007) cho rằng việc nhận diện giá trị, lựa chọn các loại hình di sản cần được bảo vệ, phương pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thì nên trao lại cho chính các chủ thể văn hóa – những người đã sáng tạo và hiện đang sử dụng, khai thác và bảo vệ chúng [2]. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng việc thiết lập tuyến du lịch văn hóa quan họ để đưa khách du lịch đến với các làng quan họ gốc và những nghệ nhân quan họ là tạo điều kiện điều kiện phát huy và hưởng lợi qua phục vụ du lịch và quảng bá hình ảnh quan họ trên chính nơi quan họ sinh ra [25, tr.285].

Xu Honggang (2001) đi sâu phân tích sự tác động của phát triển du lịch đối với việc bảo tồn văn hóa theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Qua đó, nhấn mạnh tới các hoạt động của du lịch là góp phần bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống một cách toàn diện [74]. Võ Quang Trọng (2009) cho rằng, hoạt động bảo tồn có gắn kết với các hình thức du lịch còn thực hiện thêm chức năng khác, đó là đưa ra các chủ trương, chính sách, luật pháp và tổ chức các thiết chế văn hóa để bảo tồn di sản văn hóa. Tuy nhiên, nghiên cứu theo hướng này chưa đề cập đến tính hạn chế của việc kết hợp khiên cưỡng có thể phá vỡ môi trường sống tự nhiên của các nhóm tộc người [52, tr.65].

Tiểu kết chƣơng 1

Sự bảo tồn văn hóa truyền thống đã được nhiều nhà khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau. Hầu hết các tác giả đều chỉ ra rằng, việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể là một xu hướng tất yếu trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Qua các công trình nghiên cứu này, quan điểm về bảo tồn văn hóa phi vật thể ở các quốc gia trên thế giới đã được phác họa khá rõ nét. Hầu hết các tác giả đều chỉ ra rằng, ngoài việc bảo tồn là xu hướng tất yếu thì quá trình bảo tồn văn hóa phi vật thể đang chịu tác động của nhiều yếu tố khác như sự tác động của chính sách, sự thay đổi về quan niệm hệ giá trị và niềm tin cũng như các chuẩn mực xã hội. Cũng qua các công trình nghiên cứu trên, một số giải pháp được các nhà khoa học đưa ra nhằm đem lại sự phát triền bền vững cho một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trên cơ sở phân tích tổng quan tài liệu có liên quan đến luận án, tác giả sử dụng các thông tin liên quan làm cơ sở lý luận trong việc nghiên cứu, đánh giá những tác động của một số yếu tố xã hội đối với hoạt động bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh.

Chƣơng 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ bắc ninh (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)