1.1 .Các nghiêncứu về mục đích của việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống
3.3. Thực trạng bảo tồn giá trị truyền thống quan họ BắcNinh
3.3.1. Mục đích bảo tồn
Có hai loại nhu cầu không thể tách rời đời sống của con người, đó là nhu cầu về vật chất và nhu cầu tinh thần. Do đó, hoạt động của con người cũng có hai loại cơ bản, đó là sản xuất ra vật chất và sản xuất tinh thần. Tương ứng với nó là văn hóa vật thể và phi vật thể. Căn cứ theo Điều 4 Luật Di sản văn hóa thì di sản văn hóa quan họ là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian. Điều đó cho thấy tính giá trị sáng tạo nhân văn nổi bật cũng như sự độc đáo của loại hình nghệ thuật này là một trong những giá trị cơ bản
cần bảo tồn lưu truyền cho thế hệ mai sau.
Phần lớn, người dân sống trong cộng đồng văn hóa quan họ Bắc Ninh đều nhận thức được mục đích cũng như ý nghĩa của việc bảo tồn di sản văn hóa quan họ. Hầu hết các ý kiến được khảo sát đều cho rằng: các giá trị văn hóa của quan họ cần được bảo tồn, gìn giữ một cách có hệ thống, có ý thức đảm bảo tính trách nhiệm cũng như sự tự tôn và lòng tự hào.
Biểu đồ 3.1: Đánh giá của ngƣời dân về ý nghĩa của việc bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh
Theo quan điểm của người dân thì mục đích bảo tồn quan họ vì quan họ có nhiều giá trị tốt đẹp, số người lựa chọn phương án này chiếm tới 80,1%. Những ý kiến trích từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đã cho thấy rất rõ mục đích bảo tồn quan họ với những giá trị truyền thống cụ thể như sau:
Thứ nhất, người dân địa phương cho rằng, giá trị của quan họ không đơn thuần chỉ là hình thức hát dân ca đối đáp nam nữ mà nó còn phản ánh một loạt các mô hình ứng xử trong xã hội, cũng như các nét đẹp trong sinh hoạt cộng đồng. Mô hình ứng xử đó là sự khiêm nhường, giản dị, nền nã và có phần nề nếp trong lối ứng xử giao tiếp. Cách xưng hô nguyên sơ nhưng rất
Tăng thêm tính đoàn kết truyền thống của cộng đồng Quan họ có nhiều giá trị tốt đẹp Do thanh niên hiện nay không
quan tâm đến quan họ Lối sống tốt đẹp ở làng quê đang bị quá trình đô thị hóa xâm lấn 79.6% 80.1% 14.4% 34.3%
phổ biến của người quan họ, tức là tự nhận mình là “em” như một lời nhún nhường giữa thành viên các bọn quan họ trong giao tiếp. Có tác giả đã nghiên cứu và cho rằng: cách xưng hô này có nguồn gốc từ tục kết chạ và kết bạn trong quan họ, trong đó dân mỗi làng tự nhận mình là “dân em” và gọi bên kia là “anh”, cho dù bạn quan họ còn ít tuổi hơn mình, và ngay cả khả năng ca hát cũng chỉ mới còn chập chững [33].
Thứ hai, làn điệu quan họ rất phong phú và đa dạng (có tới 250 làn điệu khác nhau với hàng nghìn dị bản) mang phong cách riêng của mỗi làng. Nhiều bản quan họ đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật ca khúc, đạt tới trình độ hoàn chỉnh về âm nhạc và ca từ. Kèm theo đó là các nghi lễ, phong tục, cách ăn mặc của các liền anh, liền chị, cách tiếp đãi, ứng xử, nói năng trong khung cảnh hát canh ở gia đình mang tính diễn xướng thính phòng. Điểm đặc biệt là các nghệ sỹ này được mệnh danh như những nghệ sỹ “chân đất” bởi bản chất của họ là những người nông dân, mà cả cuộc đời của họ gắn bó sâu sắc với cây đa, giếng nước, sân đình và lũy tre, ruộng lúa, nương dâu… Chính bởi sự gắn kết đó tạo nên đặc tính “tài và tâm” của người dân nơi đây.
Thứ ba, giá trị quan họ không chỉ phản ánh tâm thức, nghi lễ của cư dân nông nghiệp mà còn gắn kết với cơ cấu tổ chức làng truyền thống. Quan họ còn thực hiện chức năng tạo liên kết làng thông qua tục kết chạ. Hát quan họ giữa các làng kết chạ có mối dây gắn kết giữa các làng. Hơn thế nữa, đó còn là mối liên hệ khác về nguồn gốc, tín ngưỡng, về lợi ích kinh tế, tương tác xã hội, bảo vệ an ninh…
Cùng với mục đích bảo tồn trên thì có 79,6% ý kiến cho rằng mục đích cần bảo tồn quan họ là nhằm làm tăng thêm tính đoàn kết truyền thống của cộng đồng. Quan điểm về tiếp biến văn hóa đã cho thấy, quá trình toàn cầu hóa đã lan rộng làm thương mại hóa các quan hệ xã hội vồn trước đây chỉ dựa trên cơ sở cộng đồng, trao đổi xã hội vốn xuất phát từ nhu cầu xã hội nhưng chủ yếu dựa trên cơ sỏ của tình cảm. Quá trình toàn cầu hóa gần như đồng
nghĩa với việc thủ tiêu tính đa dạng xóa mờ bản sắc văn hóa. Do đó, việc bảo tồn giá trị văn hóa quan họ Bắc Ninh có nhiều ý nghĩa, trong đó một phần rất quan trọng là tăng tính đoàn kết trong cộng đồng. Thực tế hiện nay, người dân địa phương cũng rất có ý thức tương tác cộng đồng trong việc cùng chung tay, góp sức gìn giữ những yếu tố liên quan đến quan họ như: cùng ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường đặc biệt trong mùa lễ hội, cùng quan tâm tổ chức các CLB sinh hoạt hát quan họ trong thôn, làng, cùng khuyến khích thanh niên học hỏi tham gia sinh hoạt hát quan họ…
Tuy nhiên, việc thực hiện bảo tồn quan họ Bắc Ninh hiện nay vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn. Theo đánh giá của người dân tại Vân Khám những khó khăn chủ yếu trong quá trình thực hiện bảo tồn di sản văn hóa quan họ Bắc Ninh là nguồn kinh phí eo hẹp (43,6%), nhiều khán giả còn thiếu hiểu biết đối với quan họ cổ/ thiếu ý thức của khán giả và người biểu diễn (31,9%), thiếu cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm (10,8%).
Kết quả khảo sát cho thấy, những khó khăn, thách thức đối với quá trình thực hiện hoạt động bảo lưu di sản văn hóa quan họ là thiếu kinh phí (43,6%).
“Việc truyền dạy cho các thế hệ 100% miễn phí và tự nguyện, người dạy không đòi hỏi bất cứ một chế độ gì. Cũng do nguồn kinh phí hạn hẹp vì thế không thể có sự hỗ trợ về tài chính phục vụ cho quá trình học tập, giao lưu văn hóa quan họ, hoặc mời các nghệ nhân, nghệ sỹ quan họ để anh/ chị em mở rộng hiểu biết, nâng cao kỹ năng hát quan họ” (PVS, nam,43 tuổi, cán bộ văn hóa).
Vì chưa có kinh phí nên địa điểm riêng truyền dạy chưa có, vẫn tổ chức ở Đình và nhà văn hóa thôn. Chưa đảm bảo cơ sở vật chất để dạy và học có khoa học. Cũng do khó về kinh phí nên không thể mời các nghệ sỹ, các nhà nghiên cứu văn hóa quan họ về để truyền đạt cho cộng đồng. Do nhu cầu cuộc sống hiện tại nên việc không có kinh phí phần nào đã hạn chế sự tham gia của một số thanh thiếu niên có chất giọng tốt, hát hay. Do đòi hỏi và áp lực về
kinh tế, do thời đại phát triển, kinh tế của địa phương còn khó khăn, mọi người đi làm ăn, các lứa tuổi thanh thiếu niên thì không tham gia nên cũng gặp khó khăn.
Một khó khăn nữa làm hạn chế hoạt động bảo tồn di sản văn hóa quan họ là nhiều khán giả còn thiếu hiểu biết đối với quan họ cổ/ thiếu ý thức của khán giả và người biểu diễn (31,9%). Mặc dù không gian và môi trường diễn xướng quan họ đã được chú trọng, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những “ hạt sạn” trong thưởng thức và biểu diễn quan họ. Để giúp quan họ có sức sống mới trong xã hội hiện đại, không ít người biểu diễn đã có những buổi trình diễn sai lệch vốn nghệ thuật cổ, “dẫn dắt” hoạt động ca hát theo lối mới với định hướng nghệ thuật sai lầm.
“Việc vừa hát quan họ vừa xin tiền, tổ chức các lều hát quan họ bên cạnh các hàng quán tạp nham, hát quan họ trong các nhà hàng, khách sạn…” (PVS nam, 43 tuổi, cán bộ văn hóa) làm cho giá trị của di sản văn hóa quan họ thiếu tính thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sự bảo tồn phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống nói chung và di sản văn hóa quan họ nói riêng.
Việc thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cũng là một rào cản trong thực hiện bảo tồn di sản văn hóa quan họ. Có 12,8% người dân đồng ý với quan điểm này. Bởi lẽ, cán bộ văn hóa nói chung, những người trực tiếp làm công tác liên quan đến văn hóa xã nói riêng nếu không nắm được những hiểu biết chung về di sản quan họ cũng như những giá trị, đặc trưng và các hình thức sinh hoạt của nó thì khó có thể định hướng, duy trì và phát triển loại hình nghệ thuật này được.
Trong quá trình thực hiện bảo tồn di sản văn hóa quan họ tại địa phương còn đối diện với nhiều khó khăn. Đó là những khó khăn về nguồn kinh phí, một số khán giả cũng như người biểu diễn chưa hiểu được ý nghĩa của làn điệu quan họ cổ nên có những cải biên chưa phù hợp. Khó khăn nữa là thiếu cán bộ văn hóa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sự hạn chế tham gia của người dân cũng như việc chưa có các phương tiện hiện đại lưu giữ, bảo quản tư liệu về quan họ là những áp lực lớn trong thực hiện bảo tồn quan họ hiện nay.
Tóm lại, người dân tại địa bàn khảo sát có sự nhất quán trong nhận thức, thái độ và hành vi đối với hoạt động bảo tồn giá trị văn hóa quan họ. Phần lớn, người dân đều đánh giá vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng, mục đích của giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật mà dân ca quan họ mang lại. Với hàm ý đó, thái độ của cộng đồng được thể hiện qua việc chấp nhận và thực hiện những hành vi thực hành bảo tồn văn hóa quan họ.
3.3.2. Nội dung bảo tồn
3.3.2.1. Bảo tồn cảnh quan tự nhiên xã hội liên quan đến sinh hoạt văn hóa quan họ
Mỗi loại hình di sản đều là sản phẩm của một môi trường nhất định, nếu tách khỏi môi trường cụ thể, di sản sẽ mất cội nguồn và mất sức sống. Do đó, bảo tồn di sản văn hóa quan họ cần chú ý đến bảo vệ chỉnh thể làm nguyên tắc,trong đó chú ý đến bảo vệ môi trường văn hóa sinh thái truyền thống. Nếu làm thay đổi môi trường cảnh quan theo ý muốn chủ quan hoặc đưa những người kế thừa ra khỏi cộng đồng đang sinh sống, có thể sẽ mang lại ảnh hưởng tiêu cực đối với quá trình bảo tồn di sản văn hóa quan họ.
Hiện nay, cảnh quan của làng Vân Khám vẫn giữ được những nét văn hóa vật chất của nông thôn truyền thống. Đó là hình ảnh về cây đa, cạnh đó có hồ nước của làng (gọi là hồ Khám), trong làng có cả Đình và Chùa. Sân đình, sân chùa cũng là địa điểm học hát và dạy hát của người trong làng. Một số ý kiến cho thấy:
“...Không gian này tạo nên bầu không khí tự nhiên thoáng đãng, cảnh quan tươi mát, dễ chịu. Đồng thời, cũng là chất xúc tác để tạo thêm không gian sinh hoạt quan họ lành mạnh, ý nghĩa” (PVS nữ 56 tuổi, làm nông nghiệp).
“Ngày 10 tháng giêng hàng năm là ngày hội làng, đồng thời đây cũng là thời điểm diễn ra các chương trình hát quan họ. Vì vậy, địa phương đã có những quan tâm đến công tác vệ sinh môi trường, cảnh quan như quét dọn các đường làng, ngõ xóm. Đặc biệt, quanh vùng hồ Khám diễn ra các hoạt
động quan họ trên thuyền để phục vụ khách thập phương đều được phát quang, dọn dẹp sạch sẽ, phù hợp với môi trường sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật” (PVS nam, 43 tuổi, làm nông nghiệp).
Một hoạt động rất quan trọng trong việc thực hiện bảo tồn cảnh quan, môi trường sinh hoạt quan họ là tôn tạo những cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt văn hóa quan họ. Theo người dân:
“Hiện nay nhà văn hóa thôn là địa điểm diễn ra các hoạt động liên quan đến biểu diễn và học hát quan họ. Tuy nhiên, hầu như chính quyền và người dân địa phương chưa phải sửa sang nhiều lắm. Thỉnh thoảng cũng có lớp học hát hát quan họ bên đình, chùa. Ở bên ấy, thường tổ chức vào mùa hè, vì ở sân đình không khí rất thoáng mát, trong lành. Cũng không có gì phải tôn tạo. Vì học hát quan họ, không gian diễn xướng cũng đơn giản. Ngoài đàn, sáo,thì tổ chức ngay tại sân đình cũng hợp lý” (PVS nam 50 tuổi, phi nông nghiệp).
“Trải qua nhiều thay đổi, biến cố của thời cuộc, ngày nay không gian văn hóa quan họ đã có nhiều thay đổi, và ít nhiều mang màu sắc thời đại. Trong những dịp hội hè, những người hát quan họ vẫn duy trì lối chơi gắn liền với không gian đình làng. Đình làng từ chỗ là nơi hát thờ từ xưa thì nay đã trờ thành nơi tập luyện, biểu diễn của các câu lạc bộ. Tại đây, quan họ ngồi hát ở gian giữa hoặc một gian bên phải và làm chủ không gian này” (PVS nữ 30 tuổi, làm nông nghiệp)
Bảo tồn dân ca quan họ Bắc Ninh, sinh hoạt văn hóa quan họ ở ngay chính làng xã sản sinh ra nó và do cộng đồng lựa chọn và thực hiện. Hành vi ứng xử văn hóa quan họ được xem như là chất xúc tác, biểu hiện về tình người trong sáng, thủy chung để cho sinh hoạt văn hóa quan họ được thực hiện một cách tự nguyện, niềm say mê, hào hứng và cuốn hút lòng người.
Như vậy, phần lớn người dân đều ghi nhận sự cần thiết trong việc bảo tồn cảnh quan tự nhiên, vì họ cho rằng, đó là môi trường tự nhiên có gắn kết
hài hòa với không gian diễn xướng quan họ. Việc bảo tồn cảnh quan tự nhiên cũng đồng nghĩa với việc bảo tồn không gian nghệ thuật của một loại hình diễn xướng dân gian.
3.3.2.2. Bảo tồn âm nhạc quan họ
Âm nhạc truyền thống thường được nhìn nhận gồm có hai thành tố: âm nhạc dân gian và âm nhạc chuyên nghiệp. Theo đó, di sản văn hóa quan họ vừa là một loại hình nghệ thuật dân gian có pha màu chuyên nghiệp, lại vừa là một nghệ thuật chuyên nghiệp còn đậm màu dâ gian. Một trong những chất liệu làm nên tính độc đáo của quan họ chính là âm nhạc. Nhiều bài quan họ mang phong cách của những tác phẩm âm nhạc chuyên nghiệp. Những sắc thái và đặc trưng phong cách đó được hình thành nên từ những nét đẹp của văn hóa truyền thống.
Theo người dân địa phương:
“Các dụng cụ âm nhạc thường sử dụng trong hát quan họ là dùng nhạc dân tộc như sáo, nhị, đàn bầu, đàn tam thập lục. Hạn chế việc sử dụng sự hỗ trợ của thiết bị dàn nhạc hiện đại (ví dụ như đàn organ).(PVS, nam, 75 tuổi, nghệ nhân).
Hát canh, hát đối đáp không cần nhạc. Hát trên sân khấu hát có sự hỗ trợ của nhạc cụ dân tộc.Trong các cuộc thi hát, giao lưu quan họ ở sân khấu. Hát quan họ từ ngày xưa cũng như bây giờ, nếu tổ chức hát canh thì không được phép đưa nhạc để phục vụ hát quan họ. Nhưng đưa quan họ trình diễn trên sân khấu thì cần đưa nhạc truyền thống để phục vụ biểu diễn quan họ. Vì nó hỗ trợ rất nhiều cho diễn viên biểu diễn, nâng cao được giá trị nghệ thuật của dân ca đến với người nghe. Nó hòa quyện được giữa lời ca và âm nhạc” (PVS, nữ, 70 tuổi, nghệ nhân).
Trong hoạt động bảo tồn âm nhạc truyền thống, còn chưa được cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm đúng mức. Những tiết mục hát quan họ, hiện nay thường có nhạc đệm “xịn thì có dàn nhạc dân tộc cải tiến, không thì phải có
đàn organ, điều này tạo thói quen, chuẩn mực thiếu cân bằng cho quần chúng” (PVS nam, 34 tuổi, cán bộ lãnh đạo). Trong khi quan họ nguyên bản luôn là hai người nữ hát đối với hai người nam, không hề có nhạc cụ kèm theo. Nhiều khi, những bài hát quan họ được biểu diễn trên sân khấu có các chi tiết như tiếng đệm, các âm luyến láy dễ bị cắt bỏ cho phù hợp với thời lượng biểu diễn. Hơn