1.1 .Các nghiêncứu về mục đích của việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống
4.5. Yếu tố thuộc về thiết chế xã hội
4.5.1. Hoạt động của chính quyền địa phương
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc tham gia những điều khoản quy định của quốc tế, năm 2005 Chủ tịch nước đã ký Quyết định số 957/2005/ QĐ – CTN ngày 26/8/2005 phê chuẩn và gia nhập Công ước UNESCO. Như vậy, việc bảo tồn di sản quan họ chịu ảnh hưởng của Công
ước này. Những quy chuẩn theo luật định của UNESCO ghi rõ: bảo vệ quan họ; đảm bảo sự tôn trọng đối với quan họ, các nhóm người và các cá nhân có liên quan, nâng cao nhận thức ở cấp địa phương, quốc gia, quốc tế về tầm quan trọng của quan họ, để từ đó đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lĩnh vực này; tạo ra sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế. Đồng thời, Công ước cũng quy định và đưa ra các biện pháp bảo vệ cho các quốc gia nhằm thông qua chính sách chung phát huy vai trò quan họ trong xã hội và sát nhập bảo vệ loại hình di sản này vào các chương trình, kế hoạch.Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng. Để tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong trong việc tham gia, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, bên cạnh sự tôn trọng các điều luật và Công ước quốc tế, trên cơ sở đặc điểm riêng của đất nước. Nhà nước đã tiến hành soạn thảo và đưa ra những điều khoản quy định riêng phù hợp với tình hình trong nước. Những điều khoản đó đã đưa thành Luật Di sản, được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua.
Ngày 30/9/ 2009, Dân ca Quan họ Bắc Ninh chính thức được kỳ họp thứ tư Ủy ban liên chính phủ Công ước bảo vệ quan họ của UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại”. Sau khi được công nhận, tỉnh Bắc Ninh đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, quản lý bảo tồn di sản theo quy định của UNESCO và Luật Di sản văn hóa của Việt Nam. Các hoạt động đã từng được thực hiện như: tôn vinh các nghệ nhân dân ca quan họ Bắc Ninh, thúc đẩy việc truyền dạy của nhân dân và cộng đồng. Triển khai đưa dân ca quan họ Bắc Ninh vào trong nhà trường, hỗ trợ thiết chế văn hóa cho các làng quan họ.Luật Di sản văn hóa đã có những quy định rõ về lễ hội. Điều 25 của Luật quy định: Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống, bài trừ hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức và hoạt động lễ hội. Việc
tổ chức lễ hội phải theo quy định của pháp luật. Triển khai Nghị quyết TW 5 (khóa VIII), Chỉ thị số 27 – CT/TW của Bộ chính trị, Chỉ thị 14/1998/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ và Luật Di sản văn hóa trên lĩnh vực văn hóa nói chung, lễ hội nói riêng. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh đã đề ra những chủ trương, biện pháp tích cực nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống, trong đó xác định: quan tâm, bảo tồn, phát huy và phát triển các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, trong đó có dân ca quan họ.
Trên cơ sở Luật di sản văn hóa, các hoạt động bảo tồn trong truyền dạy của nghệ nhân, các nhu cầu sinh hoạt văn hóa quan họ ở cộng đồng đã được UBND tỉnh ban hành quy định về hình thức công nhận và tôn vinh các nghệ nhân dân ca quan họ Bắc Ninh. Đồng thời, chỉ đạo duy trì nâng cao chất lượng hoạt động sinh hoạt văn hóa quan họ như liên hoan, hội thi, hội diễn, lễ hội… từ các cấp ở cơ sở đến cấp tỉnh. Hoạt động đó nhằm định hướng hoạt động bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của Di sản dân ca quan họ Bắc Ninh. Đồng thời, một số chính sách kế hoạch cũng chú trọng tới quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo các không gian, thiết chế văn hóa, lễ hội truyền thống.. trong cộng đồng – nơi đã từng là môi trường, không gian sản sinh và gắn kết với sự trường tồn của dân ca quan họ. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai những nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn và phát hành các tài liệu về giá trị nhân văn đặc sắc độc đáo của quan họ Bắc Ninh tới đông đảo các nhóm xã hội, đặc biệt là thanh niên, thế hệ trẻ.
Khi nghiên cứu về tác động của chính quyền đối với bảo tồn di sản quan họ, tôi chia hoạt động của chính quyền dựa trên ba khía cạnh chính : (1) hoạt động về đãi ngộ nghệ nhân/ hỗ trợ tài chính trong bảo tồn quan họ cổ. (2) hoạt động xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng cho nhu cầu bảo tồn di sản quan họ. (3) hoạt động huy động nguồn lực cộng đồng trong thực hiện bảo tồn di sản văn hóa quan họ.
Bảng 4.2 : Hoạt động của chính quyền địa phƣơng trong bảo tồn văn hóa quan họ(mean)
Các hoạt động của chính quyền địa phƣơng trong bảo tồn văn hóa quan họ N
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
1.Hoạt động về đãi ngộ nghệ nhân/ hỗ trợ tài chính
Có chế độ phụ cấp cho các nghệ nhân, nghệ sĩ
dân gian 405 3.14 .653 Tổ chức tuyên dương công lao đóng góp đối
với các nghệ nhân/nghệ sĩ dân gian 405 2.23 .774 Hỗ trợ bằng tiền/phương tiện đi lại để tham dự
các hội thi/ hội diễn quan họ 405 2.84 .609
2.Hoạt động xây dựng cơ sở vật chất
Đầu tư xây dựng và trùng tu các nhà biểu diễn quan họ ở các địa điểm thường xuyên biểu diễn sinh hoạt quan họ
405 2.58 .822
Trang bị các thiết bị âm thanh, ánh sáng phục
vụ cho hoạt động biểu diễn quan họ 405 3.17 .781 Hỗ trợ kinh phí để sưu tầm và bảo tồn các làn
điệu quan họ cổ 405 2.48 .872
3.Hoạt động huy động nguồn lực
Huy động người dân đóng góp công sức 405 2.23 .787 Huy động người dân đóng góp kinh phí 405 2.50 .758 Huy động các tổ chức, doanh nghiệp tài trợ
kinh phí 405 2.53 .802 Sử dụng kinh phí của địa phương 405 2.55 .788
Để bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống dân ca quan họ Bắc Ninh, ghi nhận công lao đóng góp và hỗ trợ về kinh phí cho những người tham gia trực tiếp vào việc lưu truyền các giá trị nghệ thuật là việc làm hết sức cần thiết. Theo kết quả khảo sát, trong hầu hết các hoạt động chính quyền thực hiện đều ở mức độ trung bình (chế độ phụ cấp là 3.14; hỗ trợ cho cá nhân tham dự hội diễn là 2,84; tuyên dương đóng góp của nghệ nhân 2,23; hỗ trợ kinh phí trong sưu tầm làn điệu quan họ cổ 2,48; tìm kiếm thêm các nghệ nhân 2,22).
“ Trong mấy năm trở lại đây, việc duy trì sinh hoạt ở câu lạc bộ đang được hình thành, nhờ sự khuyến khích của cơ quan quản lý văn hóa và đài truyền hình trong việc trong việc khôi phục lại những nét đẹp truyền thống của quan họ gốc. Nhà văn hóa đã trở thành một địa điểm quen thuộc cho những người yêu thích quan họ tham gia. Đây có thể được coi là một không gian công cộng, không gian mở để những người yêu thích quan họ đến tập luyện và thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần của minh sau những thời gian lao động, vất vả mưu sinh” ( PVS nam, 43 tuổi, cán bộ văn hóa).
Như vậy, có thể thấy rằng: không gian diễn xướng quan họ từ truyền thống đến hiện đại đã có nhiều biến chuyển. Sự thay đổi này phần nào chịu tác động của những yếu tố xã hội. Quan họ từ chỗ được thể hiện trong không gian tâm linh hoặc gia đình/ cộng đồng thì nay đã là một di sản văn hóa được Nhà nước quan tâm. Chính vì vậy, không gian thiêng của quan họ đã phần nào vợi bớt trong tiềm thức của những người dân ngày nay, mà nó đã được thể hiện nhiều hơn tại cộng đồng, được sân khấu hóa một cách toàn diện tại không gian diễn xướng quan họ.
Một trong những đặc trưng dễ nhận biết nất của văn hóa quan họ là nó thể hiện trong tiềm ẩn, trong trí nhớ và tâm thức của người dân vùng quan họ, nó chỉ bộc lộ ra thông qua hành vi và hoạt động của con người trong một môi trường diễn xướng nhất định. Môi trường diễn xướng điển hình nhất vẫn là môi trường văn hóa tâm linh trong lễ hội truyền thống tại các di tích như đình,
đền… do đó việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống quan họ Bắc Ninh không thể tách rời quá trình tu bổ, tôn tạo không gian hữu hình, “vỏ vật chất” là các di tích lịch sử của văn hóa. Hơn nữa, di sản văn hóa quan họ là sản phẩm văn hóa của cộng đồng vừa mang tính tập thể, vừa có dấu ấn sáng tạo của cá nhân, của nhiều thế hệ các chủ thể văn hóa. Giá trị văn hóa quan họ không được hình thành ngay một lúc mà phát triển dần dần, liên tục được chọn lọc, bổ sung các giá trị văn hóa mới. Nhưng bất luận như thế nào thì yếu tố văn hóa mới chỉ được chấp nhận khi nó góp phần bồi đắp, làm phong phú thêm chứ không làm mờ nhạt văn hóa trong nghi thức sinh hoạt văn hóa quan họ. Như vậy, ý tưởng bảo tồn di sản văn hóa quan họ cần được xuất phát từ sáng kiến của cộng đồng, của người dân, có sự chấp thuận và đón nhận của họ. Các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý đóng vai trò là người hướng dẫn, người gợi ý chứ không được áp đặt ý chí chủ quan cho cộng đồng. Bảo tồn sinh hoạt quan họ trong các làng quê phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của các nghệ nhân. Họ là những trụ cột trong phong trào quan họ của các địa phương nhưng họ thường là những người cao tuổi, sức khỏe yếu. Có thể nói không quá rằng, các nghệ nhân quan họ quyết định sức sống của sinh hoạt quan họ ở các địa phương. Chính vì vậy, cần có những chính sách thỏa đáng đối với nhóm xã hội này, cũng như chủ động tiến hành các biện pháp sưu tầm, lưu giữ bí quyết, kỹ thuật, phòng trường hợp những tài sản quý báu này sẽ ra đi cùng với người sở hữu nó khi không có người kế thừa ở ngay chính cộng đồng của họ. Nghệ nhân là những nhân chứng sống cho sự tồn tại phát triển và lan tỏa của một dòng nghệ thuật, một dòng văn hóa cụ thể. Những nghệ nhân quan họ chính là những “báu vật sống” đảm bảo cho hát quan họ tồn tại, phát triển từ đời này sang đời khác và đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống văn hóa phi vật thể của quốc gia. Báu vật nhân văn sống không những là những người có tài năng xuất sắc, thể hiện ở
kiến thức mà nghệ nhân nắm giữ (như các bài bản hay, trình độ kỹ thuật…) mà họ còn có vai trò xứng đáng với cộng đồng, có uy tín, sự cống hiến trong đời sống văn hóa cộng đồng..
Lý thuyết biến đổi và tính liên tục của văn hóa cho thấy văn hóa luôn biến đổi, rất khó khăn khi xác định cái gì là gốc. Chính vì vậy, những nghệ nhân chính là nhóm xã hội xác định được những gì là nét truyền thống của quan họ và từ đó có những cách thức bảo tồn hữu hiệu nhất. Quan họ hiện nay đã vượt ra khỏi không gian của làng, xã, nó đã rộng lớn và lan tỏa ra cả nước và quốc tế. Do đó, đầu tư các hoạt động của nghệ nhân, chăm lo đời sống tinh thần, vật chất và thị hiếu âm nhạc của họ là một trong những hoạt động thiết thực phục vụ cho mục đích bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Nghệ nhân quan họ là những người có khả năng “chơi” quan họ tốt; nắm vững các nguyên tắc, nguyên lý, bí quyết của quan họ; biểu diễn thành thạo các làn điệu quan họ và có khả năng đặt lời, truyền lời; có năng lực bảo tồn và truyền dạy cho các thế hệ sau, được các liền anh, liền chị, và cộng đồng suy tôn. Một số quan điểm cho rằng, vấn đề bảo tồn nghệ nhân song song với việc bảo tồn di sản văn hóa quan họ. Việc bảo tồn ấy không chỉ dừng ở mục đích tôn vinh, đãi ngộ mà cần tổ chức cho họ truyền dạy một lớp người kế tục nắm vững kiến thức và kỹ năng thực hành quan họ và phục dựng có chọn lọc làn điệu dân ca truyền thống này.Bên cạnh đó các làn điệu quan họ cổ, các vật dụng gắn liền với hoạt động biểu diễn dân ca quan họ cũng là những minh chứng cụ thể để phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống của dân ca quan họ Bắc Ninh. Bởi vậy, việc tìm kiếm các nghệ nhân dân gian và sưu tầm các làn điệu quan họ cổ, các vật dụng gắn liền với dân ca quan họ là yếu tố để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân ca quan họ Bắc Ninh.
Ngoài hoạt động hỗ trợ tài chính và chế độ đãi ngộ với các nghệ nhân dân gian, thì chính quyền địa phương còn thực hiện việc triển khai, xây dựng
cơ sở vật chất phục vụ cho việc bảo tồn di sản văn hóa quan họ được hệ thống. Theo kết quả khảo sát, điểm bình quân về hoạt động đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc bảo tồn quan họ của chính quyền địa phương 2,87. Trong đó, đầu tư xây dựng và trùng tu các nhà biểu diễn quan họ ở các địa điểm thường xuyên biểu diễn sinh hoạt quan họ có điểm bình quân là 2,58. Đầu tư vào việc mua sắm trang bị các thiết bị âm thanh, ánh sáng phục vụ cho hoạt động biểu diễn của các đoàn, tổ đội hát quan họ có điểm bình quân là 3,17. Như vậy, việc đầu tư vào cơ sở vật chất phục vụ cho việc bảo tồn giá trị văn hóa tryền thống của quan họ Bắc Ninh của chính quyền địa phương còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do nguồn kinh phí của các cấp chính quyền định phương hạn hẹp. Hơn nữa, việc xã hội hóa nguồn kinh phí còn chưa được cụ thể hóa trong chiến lược phát triển của địa phương. Chính vì vậy, việc huy động và kêu gọi nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động này còn được thực hiện ở mức độ khiêm tốn.
Có thể nói, trong việc bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh thì không gian địa lý được xem là yếu tố cấu thành nên hệ thống văn hóa vùng, miền. Chính vì vậy, hoạt động đầu tư cơ sở vật chất chính là một trong các biểu hiện bảo tồn không gian nuôi dưỡng quan họ. Những không gian địa lý ấy tuy có thể bị biến đổi do tác động của con người, nhưng hệ thống văn hóa của một cộng đồng sẽ có cơ sở hình thành và phát triển trong bối cảnh địa lý nhất định. Trong quá trình tương tác với tự nhiên, với không gian địa lý mình sinh sống, con người tạo ra văn hóa, và đến lượt mình, văn hóa thích ứng trong không gian tự nhiên để làm nên bản sắc văn hóa mang đậm nét đặc trưng của từng vùng, miền
Bên cạnh việc định hướng hoạt động hướng đến các nghệ nhân,hỗ trợ về kinh phí cũng như xây dựng cơ sở vật chất ở địa phương thì cách thức huy động nguồn lực (tài chính và sức lực) cũng được chính quyền thực hiện với
những mức độ khác nhau.Kết quả khảo sát cho thấy, trong hoạt động huy động nguồn lực thì việc kêu gọi người dân đóng góp công sức là việc làm được chính quyền thực hiện ở mức độ cao nhất (điểm trung bình là 2,23), tiếp đến là việc “huy động người dân đóng góp kinh phí” (điểm trung bình là 2,50). Hai hoạt động “huy động các tổ chức doanh nghiệp tài trợ kinh phí và sử dụng kinh phí của địa phương” có mức độ thực hiện thấp (điểm trung bình là 2,53 và 2,55).
Với mức độ thực hiện các hoạt động trên cho thấy, việc huy động nguồn lực từ chính sự đóng góp của người dân/ cộng đồng là việc làm mà