4.5.4 .Hoạt động từ truyền thông đại chúng
4.7. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo tồn giá trị truyền
Quan điểm bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh cần đảm bảo định hướng bài trừ những yếu tố lạc hậu, tiêu cực, duy trì những giá trị tích cực, mỹ tục, đề cao sự kết hợp giữa cái chung (ý nghĩa cộng đồng) và cái riêng (cá nhân, dòng họ), giữa yếu tố truyền thống (yếu tố mỹ tục) và hiện đại (vệ sinh môi trường, cảnh quan tự nhiên, an ninh trật tự…) giữa kinh tế và văn hóa, giữa nguyện vọng chính đáng và hợp lý với khả năng vật chất, kinh phí, giữa sự cộng cảm thực sự trong cộng hưởng về giá trị tín ngưỡng tâm linh và nhu cầu thưởngvthức văn hóa truyền thống qua những sản phẩm du lịch đặc trưng.“Việc giữ gìn bản sắc và giá trị tốt đẹp của quan họ Bắc Ninh không phải là cứ khư khư những gì đã cổ hủ và lạc hậu mà cũng phải tiếp thu những giá trị mới nhưng vẫn đảm bảo sự hài hòa giữa truyền thống với hiện đại” (PVS, nữ, 50 tuổi, cán bộ văn hóa).
Giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh luôn có xu hướng tìm sự gắn kết hài hòa với xã hội đương đại, nhưng luôn giữ các nguyên tắc không làm mất bản sắc văn hóa. Chính vì vậy, đối với mỗi cộng đồng, dân tộc giá trị văn hóa truyền thống là di sản văn hóa quý giá, là nguồn động lực quan trọng góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện để giao lưu và hội nhập quốc tế trong xã hội đương đại.Giống như một số loại hình dân ca khác trong cả nước, dân ca quan họ Bắc Ninh ít nhiều có sự mai một, biến đổi. Các yếu tố hiện đại đang dần len lỏi vào các làn điệu dân ca. Vậy phải làm thế nào để các làn điệu dân ca, các giá trị truyền thống của quan họ được đông đảo công chúng đón nhận mà giữ được bản sắc, không bị cải biên, biến dạng và tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch mà không bị thương mại hóa,
không phục vụ vì mục đích kiếm tiền. Để thực hiện được mục tiêu đó, luôn cần những vai trò của các nhà quản lý, những nghệ sỹ đích thực với chung quyết tâm hành động. Tâm huyết nhà quản lý và tài năng của nghệ sỹ phải được đan xen, kết hợp để định hướng, chuẩn mực sự diễn đạt nghệ thuật đẹp đẽ, chân chính, đúng với tâm hồn nghệ sỹ và tâm hồn nhân dân lao động. Làm sao để nghệ thuật phải đưa ra thông điệp được đại bộ phận nhân dân – người thưởng thức đón nhận một cách tự nguyện văn hóa dân tộc, thông qua nghệ thuật biểu diễn truyền thống.“Tất nhiên nói đến hoạt động bảo tồn quan họ Bắc Ninh là đòi hỏi sự chung tay góp sức của nhiều thành phần nhưng vai trò của những nghệ nhân, đặc biệt là những người vẫn được xem là báu vật sống rất lớn dù số đó không còn nhiều. Họ vừa là nghệ nhân nhưng cũng là người dân nên rất gần gũi và dễ truyền dạy cho người dân hơn” (PVS nữ, 60 tuổi, nghệ nhân).
Trên cơ sở những phát hiện từ nghiên cứu thực nghiệm, một số giải pháp được đề cập cụ thể như sau:
Tiếp tục định hướng và tổ chức các câu lạc bộ quan họ. Việc thành lập câu lạc bộ là một trong những bước đi nền tảng trong bảo tồn di sản văn hóa. Đây được xem như một cánh tay đắc lực trong kế hoạch tuyên truyền, quảng bá văn hóa địa phương của chính quyền. Câu lạc bộ quan họ còn là nơi thể hiện những giá trị văn hóa quan họ truyền thống. Việc tham gia câu lạc bộ sẽ là cơ hội để các liền anh, liền chị trải qua một cuộc tuyển chọn cả về thanh và giọng. Những người tham gia câu lạc bộ có thể là sự hãnh diện cùa gia đình, bạn bè vì những đóng góp và sự thể hiện của họ đối với công cuộc gìn giữ, phát huy và bảo vệ bản sắc, giá trị văn hóa nói chung và giá trị truyền thống của quan họ nói riêng.
Cần quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực kế cận, đây chính là trách nhiệm của cộng đồng và chính quyền địa phương. Những cư dân tại các vùng làng quan họ gốc, sinh ra lớn lên và trưởng thành trong vùng đất văn
hóa, thấm đẫm lời ca quan họ trong từng câu chuyện, lời hát từ gia đình, quan họ được phát trên loa, hay trong các sự kiện diễn ra ở trong thôn/ xóm…Trẻ em được giáo dục một cách tự phát về kỹ thuật, ca từ, lề lối hát quan họ. Vì vậy quan họ không chỉ là phong tục của người già mà còn kỳ vọng, đó là một trào lưu của lớp trẻ.“Việc giáo dục và định hướng cho lớp trẻ yêu thích và giữ gìn những nét đẹp của dân ca quan họ không phải chỉ là lời nói mà quan trọng là hành động, cần đưa vào giảng dạy trong các cấp học như một môn học để các em/các cháu thấm nhuần những di sản mà cha ông để lại” (PVS, nam, 50 tuổi, phi nông nghiệp).
Cần gắn quan họ với du lịch cộng đồng và theo định hướng phát triển kinh tế hài hòa với bảo vệ văn hóa truyền thống. Trong chiến lược lâu dài, bảo tồn và phát triển quan họ, giá trị nghệ thuật, giá trị truyền thống của quan họ cần có một không gian diễn xướng, và cần có sự gắn kết với các địa điểm tâm linh có sẵn trong vùng. Sự gắn kết giữa du lịch cộng đồng với quảng bá di sản văn hóa sẽ biểu hiện rõ nét hơn khung cảnh của những người say mê và hát hay quan họ với không gian diễn xướng truyền thống. Khi đó, nỗi lo bị thương mại hóa với di sản văn hóa quan họ có thể sẽ mờ nhạt.
Cần có những định hướng thực tiễn trong việc vinh danh các nghệ nhân. Trong chiến lược bảo tồn và phát triển các hình thức văn nghệ dân gian, nhà nước đã có những quy định cụ thể về việc phong tặng nghệ nhân dân gian đối với cá nhân có đóng góp to lớn trong sưu tầm và truyền dạy quan họ. Không như nhiều loại hình diễn xướng dân gian khác khi mà việc phong tặng nghệ nhân có phần hạn chế về số lượng thì quan họ lại có sự vượt trội về danh sách các nghệ nhân. Nghệ nhân là “ báu vật sống” về văn hóa, nhưng họ cũng là những con người cụ thể nên việc tôn vinh khuyến khích các nghệ nhân cần mang tính kịp thời, phù hợp và linh hoạt.
Cần chú ý nghiên cứu và quảng bá các giá trị quan họ. Từ lâu quan họ đã trở thành niềm tự hào của người dân Bắc Ninh, một phần bởi hoạt động
tích cực của các phương tiện truyền thông đã làm rất tốt công tác quảng bá. Ngày nay, khi thời đại công nghệ số phát triển thì việc quảng bá di sản văn hóa quan họ đã tạo nên sự quan tâm và gắn kết của nhiều người đối với quan họ hơn. Trong bối cảnh đó, người ta tìm thấy tiếng nói chung cho mình, họ tập hợp nhau, chia sẻ tình yêu quan họ trên nhiều diễn đàn. Đây sẽ là một diễn đàn về cách thức giữ gìn quan họ, nó khiến nhiều người hiểu hơn về quan họ. Giúp nhiều người yêu quan họ hiểu hơn về giá trị truyền thống của quan họ cũng như ý thức được sự phát triển của quan họ hiện nay.
Tiểu kết chƣơng 4
Quá trình thực hiện hoạt động bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh đã có sự tác động của một số yếu tố, trong đó bao trùm lên tất cả là các yếu tố vĩ mô. Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những thay đổi về kinh tế - văn hóa – xã hội cũng như không gian sinh hoạt quan họ đã làm thay đổi phần nào các giá trị văn hóa truyền thống của quan họ (trang phục, làn điệu, âm nhạc, không gian diễn xướng,…). Bên cạnh đó, các yếu tố thuộc về cá nhân người tham gia hát quan họ và những yếu tố liên quan đến thiết chế xã hội cũng tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống đó. Đối với cá nhân người tham gia hát quan họ, các đặc điểm về độ tuổi, mức sống, trình độ học vấn và nghề nghiệp là những nhân tố có tác động đến việc bảo tồn giá trị quan họ. Đối với các yếu tố liên quan đến cấu trúc xã hội thì các hoạt động của chính quyền địa phương, gia đình, nhà trường và truyền thông đại chúng có tác động đến hoạt động bảo tồn. Trong đó hoạt động của gia đình và nhà trường có tác động mạnh nhất. Điều này càng khẳng định vai trò, tầm quan trọng của gia đình và nhà trường trong việc truyền dạy, bảo lưu các giá trị truyền thống của quan họ. Truyền thông là hoạt động chủ lực trong việc quảng bá các sản phẩm văn hóa, tuy nhiên hoạt động này tại địa phương còn tương đối mờ nhạt, mức độ thực hiện quảng bá di sản
văn hóa quan họ qua lễ hội và các tour du lịch không nhiều, chủ yếu chỉ giới thiệu về quan họ qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Các hoạt động của chính quyền mới tập trung vào việc đãi ngộ nghệ nhân chủ yếu dừng lại ở việc tuyên dương công lao đóng góp của họ, sự hỗ trợ về tài chính còn hạn chế do thiếu nguồn kinh phí. Mặt khác trong hoạt động cơ sở vật chất thì chưa tập trung đầu tư, trùng tư xây dựng các công trình văn hóa phục vụ cho diễn xướng quan họ. Hơn nữa hoạt động huy động nguồn lực còn chưa được chú trọng. Điều này cho thấy để công tác bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh được hiệu quả không chỉ là việc tham gia của các cá nhân, gia đình, nhà trường mà còn cần cả sự định hướng, triển khai thực hiện của chính quyền sở tại. Những phát hiện này đã phản ánh tính phù hợp trong luận điểm của Durkheim khi nghiên cứu về cấu trúc chức năng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu ở chương 3 và chương 4, luận án đã có một số phát hiện sau;
- Về thực trạng bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ hiện nay đang có những thuận lợi: người dân có ý thức trong hoạt động bảo tồn thể hiện qua nhận thức về mục đích bảo tồn, nội dung bảo tồn và cách thức bảo tồn
- Tuy nhiên, thực trạng bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác động của nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi và mai một đi các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh. Chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm sâu sắc đến các chính sách và các hoạt động để bảo tồn hiệu quả, người dân không còn quá mặn mà và hồ hởi với loại hình quan họ cũ, thanh niên thì xa rời loại hình quan họ để bắt nhịp với các loại hình âm nhạc mới hiện đại hơn.
- Từ những thuận lợi và khó khăn này, tại địa phương đang đứng trước hai vấn đề: bảo tồn nguyên dạng các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh hay bảo tồn có sự phát triển.
- Quan điểm của tác giả luận án rất đồng tình với quan điểm “tái cấu trúc văn hóa”, đó là nhấn manh sự cần thiết và tầm quan trọng của hoạt động bảo tồn nhưng hoạt động này không nên được thực hiện một cách cứng nhắc mà nên có sự phát triển cho phù hợp với thị hiếu, với không gian sinh hoạt mới.
- Từ những phát hiện trên, luận án đặt ra một số hệ quả có thể xảy ra: Di sản văn hóa quan họ có thể không được bảo tồn như mong đợi, hoạt động bảo tồn đó có thể phải vừa bảo tồn vừa chấp nhận cả sự thay đổi để phù hợp với thị hiếu và môi trường văn hóa hiện đại.
Di sản văn hóa quan họ cũng có thể bị thị trường hóa và bị thay đổi biến dạng, thậm chí mai một.
2. Khuyến nghị
2.1. Khuyến nghị đối với cá nhân
Duy trì và phát huy giá trị văn hóa truyền thống quan họ Bắc Ninh là giúp cho cộng đồng lưu giữ, kế thừa và phát huy một cách tốt nhất các giá trị văn hóa truyền thống của mình. Khi người dân còn quan tâm đến những làn điệu quan họ, nghĩa là họ còn quan tâm đến việc gìn giữ văn hóa truyền thống của làng, của xã và rộng hơn là của quốc gia, của dân tộc. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần bảo tồn và củng cố bản sắc văn hóa Việt Nam.
Bản thân mỗi người dân vùng quan họ có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện bảo tồn giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh. Họ chính là chủ thể của hoạt động bảo tồn. Do đó cần coi trọng vai trò truyền dạy của các nghệ nhân dân gian trong cộng đồng, bên cạnh đó cũng cần chú trọng các nhu cầu sinh hoạt hát quan họ của các nhóm xã hội. Tạo thêm điều kiện và chăm sóc vật chất, tinh thần đối với các nghệ nhân hát quan họ. Bởi họ chính là cơ sở nền tảng quan trọng trong việc phát huy đào tạo thế hệ trẻ tiếp nối, duy trì và sáng tạo di sản văn hóa quan họ.
Trong khuôn khổ các hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nói chung, di sản văn hóa quan họ nói riêng, cần có sự nỗ lực trong việc huy động các cá nhân/ người dân ở địa phương tham gia thực hiện các hoạt động liên quan đến bảo tồn, cũng như kết nối người dân trong việc giám sát các hoạt động bảo tồn.Việc tham gia không phải là chạy theo số lượng, mà cần khơi gợi tính ý thức, sự chủ động và có trách nhiệm của mỗi người dân trong các hoạt động triển khai tại địa phương.
Bản thân mỗi người dân cần ý thức trách nhiệm của mình với tư cách là chủ thể của di sản, để từ đó chủ động, tích cực đối với việc quảng bá giá trị văn hóa truyền thống đến đông đảo các nhóm xã hội khác ngoài cộng đồng địa phương. Nói cách khác, mỗi người dân hãy tự biến mình trở thành một kênh thông tin, một đại diện cho tính chân, thiện, mỹ của những giá trị văn
hóa truyền thống tốt đẹp của vùng quan họ giàu bản sắc văn hóa.
Các câu lạc bộ/ đội quan họ cũng cần có sự giám sát, tư vấn hoạt động của các cấp quản lý văn hóa tại địa phương. Việc này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho CLB trong việc phổ biến quan họ và định hướng phát triển.Các hoạt động đăng ký và giám sát thường niên, cũng như xây dựng nội dung, quy chế hoạt động sẽ có những tác động tích cực hơn đối với cộng đồng trong việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị truyền thống quan họ.
Việc nâng cao nhận thức của người dân về giá trị quan họ là những ý kiến được đồng thuận từ cộng đồng. Đối với các thế hệ thanh niên, họ sinh ra và lớn lên trong thời đại “ công nghệ số”, với nhiều biến chuyển của văn hóa, có sự thay đổi của quan họ, nên những cảm nhận sâu sắc về giá trị truyền thống của quan họ có phần mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh việc mở các lớp dạy hát quan họ cho trẻ em, thanh niên thì việc tổ chức thi hát để lựa chọn những “hạt giống đỏ” trong biểu diễn dân ca quan họ cũng là ý tưởng mang tính bền vững và thể hiện sự lan tỏa không gian văn hóa trong đời sống của cộng đồng. Điều này xuất phát từ việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống quê hương và những giá trị tốt đẹp mà các thế hệ trước đã đúc kết, gìn giữ và trao truyền lại.
Khuyến khích, tuyển chọn và phát triển tài năng trẻ trong cộng đồng các làng. Phát động các cuộc thi thực hành về văn hóa quan họ. Cuộc thi được chia thành hai hình thức tương ứng với hai mục đích: một là tìm ra những thí sinh trẻ tuổi, say mê nghiên cứu về quan họ, hai là tìm ra những gương mặt trẻ có năng khiếu đặc biệt trong hát và trình diễn quan họ. Tuy nhiên, đối tượng tham gia gải thi nào cũng buộc phải thi theo hai phần: (1) phần trả lời