Vài nét về quan họ BắcNinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ bắc ninh (Trang 68 - 70)

1.1 .Các nghiêncứu về mục đích của việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống

3.1. Vài nét về quan họ BắcNinh

Quan họ là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến ở vùng Kinh Bắc xưa nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Tên gọi Quan họ và lịch sử ra đời của thể loại sin hoạt này cho tới nay vẫn chưa tìm được những cứ liệu xác đáng. Giải thích về cụm từ “quan họ” có nhiều giả thuyết khác nhau: “họ nhà quan”, “quan viên hai họ”; “quan dừng lại (họ)... và được gắn với các giai thoại như tiếng hát của “hai họ nhà quan”, là tiếng hát trong đâm cưới, hay các quan dừng lại khi nghe thấy tiếng hát hay. Hồ sơ Quốc gia đệ trình UNESCO đăng ký vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại do Viện Văn hóa Nghệ thuật soạn thảo cho rằng loại hình hát đối đáp nam nữ này vốn tồn tại ở 49 làng quan họ gốc và hiện vẫn đang hiện diện ở hơn 300 làng thuộc tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

một tiểu vùng văn hóa đặc biệt. Dân ca quan họ là một di sản văn hóa đặc biệt của cộng đồng nơi đây. Đó là một loại hình văn hóa tổng hợp, vừa chứa đựng trong nó nhiều khía cạnh có liên quan đến nghệ thuật, từ âm nhạc, lời ca diễn xướng, gắn bó sâu sắc với thiên nhiên, con người, với văn hóa, văn minh làng xã vừa phản ánh nhiều mặt hoạt động của đời sống cộng đồng nông thôn vùng Kinh Bắc xưa [36]. Nói cách khác, đó là sự kết tinh quan niệm về tình người, tình yêu, giá trị đạo đức, lối ứng xử và là một nét đẹp trong văn hóa dân gian của vùng đất giàu truyền thống như Bắc Ninh.

Các đặc trưng cơ bản của quan họ được thể hiện qua: (1) Âm nhạc: có làn điệu phong phú, khoảng trên dưới 300 bài bản khác nhau. Hình thức hát quan họ có thể hát đơn ca, song ca, hát theo bọn nhưng phổ biến nhất là hát dưới hình thức đối đáp giữa liền anh và liền chị, có thể các bọn quan họ cùng làng hoặc khác làng. Tiêu chuẩn chung của người hát quan họ là phải hội đủ 4 yếu tố: vang, rền, nền, nảy. Các nhạc cụ đệm trong quan họ thường gồm: đàn tam thập lục, đàn tranh, sáo, nhị, đàn bầu, mõ, trống cơm… (2) Về trang phục: liền chị thường mặc “áo mớ ba mớ bảy” (ba áo dài lồng vào nhau gọi là mớ ba, bảy áo dài lồng vào nhau gọi là mớ bảy). Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng có lá sen, viền tà, gấu to, dài quá gối. Quần dài trắng, ống rộng. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Cùng với quần, áo, khăn xếp, dép…các liền anh dùng ô đen. (3) Hình thức sinh hoạt hát quan họ chủ yếu là hát canh (thường diễn ra vào ban đêm giữa các làng, bọn quan họ kết chạ với nhau), hát hội (hát trong hội) và hát thi (hát giải nhằm tìm ra những người hát hay).

Sau CMT8 – 1945 đến cải cách ruộng đát 1953 – 1958, quan họ Bắc Ninh hầu như không còn được tổ chức trong vùng. Thời gian, chiến tranh và sự thay đổi của xã hội hiện đại đã làm cho quan họ thưa thớt dần, bị mai một mặc dù trong dòng chảy văn hóa làng xã, những làn điệu quan họ vẫn được giữ gìn. Khi tư tưởng về xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm

đà bản sắc dân tộc được khơi dậy, quan họ dường như đang tiếp tục hồi sinh và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ bắc ninh (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)