Bảotồn giá trị truyền thống dân ca quan họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ bắc ninh (Trang 40 - 43)

1.1 .Các nghiêncứu về mục đích của việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống

2.1. Các khái niệm công cụ

2.1.3. Bảotồn giá trị truyền thống dân ca quan họ

Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, “bảo tồn” có nghĩa là giữ lại không để cho nó mất đi, còn “phát huy” là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm [44, tr.39, 768].

Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO giải thích rằng bảo tồn là “các biện pháp có mục tiêu đảm bảo khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm việc nhận diện, tư liệu hóa,bảo vệ, phát huy,củng cố, truyền dạy, đặc biệt là thông qua hình thức giáo dục chính thức hoặc không chính thức cũng như việc làm sống lại các phương diện khác nhau của loại hình di sản này” [12, tr 84-85].

Mục đích của việc bảo tồn là nhằm biến những giá trị tốt đẹp trở thành một động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Bảo tồn và phát huy luôn gắn với nhau như một cặp phạm

trù trong việc xây dựng và phát triển văn hóa. Nếu bảo tồn là căn bản, làm cơ sở cho sáng tạo, phục vụ phát huy thì ngược lại phát huy giúp cho bảo tồn di sản văn hóa được tốt hơn. Do đó mối quan hệ này là cơ sở tạo nên sự phát triển bền vững. Đặc biệt, các yếu tố điều kiện địa lý, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống đã khắc họa tương đối rõ diện mạo của những giá trị truyền thống trong bối cảnh sinh thái nhân văn của điều kiện bảo tồn [38, tr.13]. Có thể hiểu nội dung cơ bản của bảo tồn là: (1) Những hoạt động có tính tích cực đề tìm hiểu, phát hiện, đánh giá ý nghĩa của văn hóa truyền thống trong lịch sử văn hóa dân tộc. (2) Đó là những hoạt động nhằm đảm bảo an toàn về vật chất, tinh thần. (3) Là những hoạt động giới thiệu, quảng bá, tuyên truyền những giá trị truyền thống đén các nhóm công chúng.

Xét trên phương diện xã hội, bảo tồn là những hoạt động nhằm đảm bảo sự tồn tại lâu dài của giá trị xã hội để sử dụng và phát huy hiệu quả của giá trị đó. Đó là những nỗ lực nhằm hiểu biết di sản văn hóa và lịch sử, cùng với những ý nghĩa của nó, nhằm đảm bảo sự an toàn và khi cần đến đảm bảo sự giới thiệu đến đông đảo quần chúng. Theo nghĩa rộng hơn, bảo tồn là “hoạt động giữ gìn một cách an toàn khỏi sự tổn hại, sự xuống cấp hoặc phá hoại” [62, tr.199]. Việc bảo tồn các loại di sản văn hóa khác khau tuân theo những nguyên tắc và cách thức khác nhau và tùy theo sự thay đổi của chúng trong những điều kiện xã hội khác nhau. Ý nghĩa của việc bảo tồn các giá trị văn hóa được xem là cơ sở cho sự phát triển văn hóa theo đúng hướng. Bản thân quá trình phát triển văn hóa có sự đào thải yếu tố văn hóa lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với hiện thực khách quan. Bảo tồn và phát triển văn hóa có thể được coi là thúc đẩy nhau; bảo tồn văn hóa giữ vai trò là cơ sở góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa. Bên cạnh đó, thông qua phát triển văn hóa, con người nhận thức và thực hiện hoạt động bảo tồn văn hóa nhằm thể hiện bản sắc riêng của mình.

Việc bảo tồn các giá trị văn hóa chính là phát huy và khai thác giá trị văn hóa truyền thống. Ý nghĩa đó giống như chiếc cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa sự kế thừa và phát triển trong lịch sử phát triển văn hóa của mỗi dân tộc. Chính sự trao truyền văn hóa qua các thế hệ tạo nên cho văn hóa tính liền mạch, hình thành bản sắc riêng của từng dân tộc và có ý nghĩa lớn hơn khi trở thành trục định vị của mỗi quốc gia trong đại dương của toàn cầu hóa.

Việc bảo tồn còn mang ý nghĩa phản ánh hệ giá trị của xã hội. Giá trị là nhân tố nền tảng góp phần quyết định nhận thức và hành động các nhân cách; đóng vai trò điều chỉnh các nguyện vọng và hành động của con người và cộng đồng; là chỗ dựa để đánh giá hành động của người khác và để định đoạt lợi ích xã hội của các thành viên trong cộng đồng. Hạt nhân của mỗi nền văn hóa là hệ thống giá trị. Có thể coi hệ thống giá trị là chỉ số đánh giá trình độ và tính chất đã đạt được của một nền văn hóa.

Ý nghĩa của việc bảo tồn còn thể hiện “bản lĩnh xã hội” trước xu thế mở cửa, giao lưu, hội nhập văn hóa ngày càng trở nên sâu rộng. Sự thành công trong hoạt động bảo tồn chính là minh chứng hào sảng nhất trong việc xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Tóm lại, bảo tồn được hiểu như những hoạt động nỗ lực nhằm gìn giữ các giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp vốn có (truyền thống) của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, trong những việc làm, hành động nhằm bảo tồn còn hàm nghĩa sự lựa chọn chủ quan của chủ thể văn hóa. Việc lựa chọn những gì là giá trị, bản sắc cần tạo nên động lực cho sự phát triển văn hóa, xã hội hiện tại và tương lai của mỗi dân tộc. Bởi vậy, nguyên tắc quan trọng của bảo tồn, giữ gìn hay kế thừa phải trên quan điểm phát triển, cho phát triển và vì phát triển [50, tr.252].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ bắc ninh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)