Dưới góc độ xã hội học, nhà trường được xem là một môi trường xã hội hóa sơ cấp. Thiết chế này không chỉ có ý nghĩa trong sự phát triển kỹ năng nhận thức và hiểu biết của người học, mà còn cung cấp các tri thức cần thiết cho cá nhân chuẩn bị nghề nghiệp trong tương lai. Tương tác xã hội chủ yếu của cá nhân trong tương tác giữa người dạy – người học, người học – người học. Trong môi trường đó, ngoài việc giáo dục định hướng kiến thức, kỹ năng, tư duy khoa học, nghề nghiệp thì những thông điệp về văn hóa, bảo tồn văn hóa cũng được định hướng và lồng ghép trong nội dung giáo dục.
Trường trung cấp văn hóa nghệ thuật tình Bắc Ninh thành lập 1997 là một trong những nỗ lực quảng bá, truyền dạy và đưa quan họ vào trường học. Chính việc xây dựng bản sắc thông qua việc truyền dạy quan họ trong môi trường giáo dục chính thống là minh chứng xác đáng trong quá trình đánh giá bản sắc văn hóa của cộng đồng và địa phương. Trong chương trình đào tạo tại trường, một trong những môn học của nhà trường là những người học hát quan họ phải về làng quan họ gốc để học lề lối cổ từ các nghệ nhân. Tại đây, các học viên sẽ được học các câu và giọng quan họ cổ. Một trong những cách truyền dạy đặc trưng trong các lớp học này là phương pháp truyền miệng. Với phương pháp này, sẽ rút ngắn thời gian lên lớp của học sinh cũng như của các nghệ nhân. Vào cuối mùa học, học sinh sẽ phải thi thông qua một vài bài hát đã được học và luyện tập. Ở đây đang có một sự chuyển biến trong các phương thức dạy quan họ; từ truyền thống đến hiện đại. Nếu như quan họ
truyền thống, người học phải mất thời gian rất lâu thông qua con đường truyền khẩu, thì ngày nay nhờ các thiết bị truyền thanh, truyền hình hiện đại, người học có điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn.
Phân tích thông tin thứ cấp cho thấy, công tác truyền dạy dân ca quan họ ở Bắc Ninh được thực hiện khá đồng bộ. Tỉnh đã chỉ đạo biên soạn giáo trình giảng dạy dân ca quan họ Bắc Ninh bậc trung cấp hệ chính quy cho Trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật và Du lịch Bắc Ninh. Bộ giáo trình gồm 8 đầu sách kèm theo một số tài liệu liên quan như bình giải về lời thơ, ký âm về các bài bản dân ca quan họ Bắc Ninh. Tỉnh cũng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện biên soạn tài liệu giảng dạy dân ca quan họ Bắc Ninh dùng cho học sinh các cấp: Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT. Đồng thời, tổ chức tập huấn nghiệp vu cho các nghệ nhân về một số kỹ năng liên quan đến việc truyền dạy dân ca quan họ Bắc Ninh trong gia đình và cộng đồng. Triển khai tổ chức các lớp dạy hát quan họ tại cộng đồng trên đại bàn 8 huyện. Phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam sưu tầm, ghi âm, ký âm được trên 400 bài ca quan họ cổ, phục dựng và ghi hình 4 hình thức hát quan họ cổ, biên tập và xuất bản hai cuốn sách.
Bảng 4.4 : Điểm trung bình về mức độ thực hiện các hoạt động về bảo tồn quan họ trong nhà trƣờng (mean)
Các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa quan
họ thực hiện trong nhà trƣờng N Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Tổ chức sưu tầm các làn điệu quan họ cổ 405 1.78 .827 Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học về quan họ 405 2.34 .902 Tổ chức khóa đào tạo dân ca quan họ tại các
trường lớp 404 2.44 .763 Tổ chức đi thực tế tại các làng quan họ 405 2.21 1.001 Tổ chức truyền dạy ca hát quan họ trong nhà
Theo kết quả khảo sát, phần lớn các ý kiến đều cho rằng, hoạt động của nhà trường trên địa bàn đã thực hiện các hoạt động liên quan đến việc bảo tồn giá trị văn hóa quan họ ở mức nhiều (điểm trung bình là 2,15). Trong đó, việc “tổ chức sưu tầm các làn điệu quan họ cổ” và “tổ chức truyền dạy hát quan họ” được thực hiện với mức độ nhiều nhất so với các hoạt động khác. Điểm bình quân cho việc tổ chức sưu tầm các làn điệu quan họ cổ là 1,78 và tổ chức truyền dạy hát quan họ là 1,96.
Chúng ta thường nói, cần nắm vững di sản văn hóa quan họ làm nền tảng cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị của nó. Vấn đề là ở chỗ, nắm vững ngoài những hiểu biết mang tính chất lý luận thì cần hiểu và nắm vững qua kỹ năng thực hành. Vì vậy, bảo tồn di sản văn hóa quan họ thông qua môi trường đào tạo bao giờ cũng là cần thiết. Điều đó cho thấy, giáo duc và đào tạo đóng vai trò quan trọng nhằm trao truyền cho thế hệ trẻ nắm vững các kiến thức cũng như kỹ năng thực hành trong quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa quan họ. Ngoài việc học ở trường để hiểu cái hay, cái đẹp thì có thể tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu để giúp cộng đồng hiểu biết hơn và có ý thức hơn trong việc bảo tồn di sản văn hóa quan họ.
Có thể nói, quan họ là một nghệ thuật dân gian, một di sản âm nhạc dân tộc rất đặc sắc, có giá trị và không ngừng vận động biến đổi. Do vậy, việc nhà trường thực hiện hoạt động “tổ chức sưu tầm các làn điệu quan họ cổ” và“tổ chức truyền dạy hát quan họ” được đánh giá ở mức độ rất nhiều cho thấy những động thái tích cực, cũng như vai trò của nhà trường trong triển khai các hoạt động về bảo tồn di sản văn hóa quan họ. Vì thực tế cho thấy, chúng ta đang sống ở một thời đại, quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa văn hóa đang tác động toàn diện đến văn hóa quan họ. Hình thức cùng như làn điệu quan họ cổ cũng bị suy giảm, mai một và ảnh hưởng. Bên cạnh đó, sự can thiệp của con người hiện nay do sử dụng thiết bị máy móc hiện đại, sân khấu hóa chuyên nghiệp hóa, kinh tế hóa, sự thay đổi không gian và thời gian trình diễn… có thể làm biến dạng một di sản văn hóa âm nhạc có giá trị. Vì vậy, việc thực hiện tổ chức sưu tầm các làn điệu quan họ cổ trong nhà trường
không chỉ là những hoạt động thiết thực mà còn là chiến lược phù hợp của thiết chế giáo dục trong việc tác động đến quá trình bảo tồn di sản văn hóa quan họ.Những dữ liệu thực nghiệm đã phần nào phản ánh sự phù hợp của lý thuyết biến đổi văn hóa và tiếp biến văn hóa khi cho rằng, sự xuất hiện những làn điệu quan họ cải biên cũng như cách thức biểu diễn dân ca quan họ có thể chịu tác động bởi quá trình giao lưu văn hóa và tiếp biến văn hóa
Tóm lại, các hoạt động trong nhà trường có tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh. Các hoạt động cụ thể là sưu tầm các làn điệu quan họ cổ, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học về quan họ, tổ chức đào tạo dân ca quan họ tại các lớp, tổ chức đi thực tế tại các làng quan họ và truyền dạy trực tiếp trong nhà trường. Với các hoạt động trên thì hoạt động “sưu tầm các làn điệu quan họ cổ” và “việc truyền dạy trong nhà trường” có tác động nhiều đến kết quả bảo tồn các giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh. Đó là do ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của làn điệu dân ca truyền thống.Mặt khác, những phương tiện thiết bị hiện đại có nguy cơ làm biến dạng hoặc mài mòn phong cách nghệ thuật chuyê nghiệp của quan họ. Vì vậy, những hoạt động liên quan đến bảo tồn được thực hiện trong môi trường giáo dục nhà trường là những nhân tố nhất định có tác động đến việc phát huy các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh.