Lý thuyết biến đổi, tiếp biến văn hóa trong hiện đại hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ bắc ninh (Trang 55 - 56)

1.1 .Các nghiêncứu về mục đích của việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống

2.2. Một số lý thuyết tiếp cận

2.2.3. Lý thuyết biến đổi, tiếp biến văn hóa trong hiện đại hóa

Biến đổi được xem như căn tính của các sự vật, hiện tượng trong đó có xã hội. Cùng với đó, biến đổi văn hóa cũng được coi là một quy luật tất yếu như biến đổi xã hội. G.Elliot Smith (1911), W. Rivers (1914) cho rằng biến đổi văn hóa là sự vay mượn hoặc sự truyền bá của các đặc trưng văn hóa từ xã hội này sang xã hội khác. Biến đổi văn hóa là xu hướng tất yếu trong quá trình toàn cầu hóa và sự biến đổi ấy đã và đang diễn ra rất đa dạng, ở nhiều cấp độ và theo nhiều chiều hướng khác nhau. Biến đổi văn hóa trong quá trình hiện đại hóa gắn với sự phát triển kinh tế toàn cầu, đặc biệt ở những xã hội đang chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại[6, tr.13].

Biến đổi văn hóa đã được nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực nhân học, xã hội học, văn hóa học nghiên cứu trong sự gắn kết với quá trình toàn cầu hóa, quá trình chuyển đổi của xã hội và quá trình hiện đại hóa. Toàn cầu hóa, hiện đại hóa là hai nhân tố cơ bản và quan trọng nhất tác động mạnh mẽ đến quá trình biến đổi văn hóa đã và đang diễn ra ở hầu hết các xã hội, đặc biệt là xã hội nông nghiệp. Công nghiệp hóa được xác định là một quá trình chuyển đổi từ xã hội ruộng đất sang khuôn mẫu của các tổ chức kinh tế xã hội mà tính chất của nó được xác định bằng nguồn lực tiêu dùng ở trình độ cao, sự nâng cao tầm quan trọng của giáo dục, của nghiên cứu và các hoạt động phát triển[16]. Tiếp biến văn hóa là một quá trình kép của thay đổi văn hóa và tâm lý diễn ra như là kết quả của sự tiếp xúc giữa hai hoặc nhiều nhóm văn hóa và các cá nhân là thành viên nhóm. Ở cấp độ nhóm, nó liên quan đến những thay đổi trong cấu trúc xã hội và các tổ chức và trong thực hành văn hóa. Ở cấp độ cá nhân, liên quan đến những thay đổi trong hành vi của một người [71, tr.13].

Lịch sử nhân loại chứng minh rằng một trong những thước đo về sức sống cũng như sự tiến bộ về mặt văn hóa của một dân tộc, một quốc gia, hay

một nhóm người nào đó chính là ở năng lực của họ trong việc giao lưu, tiếp nhận và tiếp biến các thành tựu của các quốc gia, dân tộc hay của các nhóm người khác [22,tr.229].

Thuyết biến đổi văn hóa và tiếp biến văn hóa giải thích cho sự biến đổi và việc xuất hiện những làn điệu quan họ mới, cũng như cách thức biểu diễn các chương trình dân ca quan họ Bắc Ninh trong xã hội đương đại. Quá trình này có thể chịu tác động bởi quá trình giao lưu văn hóa và tiếp biến văn hóa khi Việt Nam tiếp thu những giá trị mới tiến bộ của phương Tây. Tuy xuất hiện những giá trị mới nhưng nhưng vẫn giữ lại được những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc thông qua quá trình tiếp biến văn hóa. Có sự học hỏi giao lưu văn hóa, tiếp thu cái mới tiến bộ hơn trên cơ sở những giá trị truyền thống, và lưu giữ những giá trị tốt đẹp.

Việc áp dụng lý thuyết này vào nghiên cứu đề tài giúp cho việc lý giải vì sao có sự biến đổi giá trị truyền thống quan họ trong xã hội hiện đại ngày nay. Các giá trị truyền thống đã hình thành từ rất lâu đời song không nhất thành bất biến mà trải qua thời gian và chịu sự tác động của những biến đổi kinh tế xã hội, của tiếp xúc văn hóa có thể thay đổi cho phù hợp với thời đại mới. Không những thế, thời đại mới cũng hình thành những giá trị mới phù hợp với cơ sở nền tảng của những giá trị truyền thống, đó là biểu hiện của sự tiếp nối và kế thừa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ bắc ninh (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)