Phương pháp nghiêncứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ bắc ninh (Trang 65 - 68)

1.1 .Các nghiêncứu về mục đích của việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống

2.5. Phương pháp nghiêncứu

2.5.2. Phương pháp nghiêncứu định tính

Những giá trị văn hóa truyền thống của quan họ được biểu hiện thông qua giá trị nghệ thuật đồng thời cũng thể hiện sự rung cảm với mỗi cá nhân khi tiếp xúc và trải nghiệm với quan họ. Chính vì vậy, phương pháp nghiên cứu mô tả định tính, cách tiếp cận nhân học văn hóa là cơ bản khi nghiên cứu về những yếu tố xã hội tác động đến giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh. Các phương pháp định tính được sử dụng chủ yếu trong luận án bao gồm :

Phỏng vấn sâu được tiến hành với 15 đối tượng là: 10người dân tại địa phương(trong đó có 5 người dân và 5 nghệ nhân) và 5 lãnh đạo cấp cơ sở và cán bộ làm công tác văn hóa – xã hội. Các câu hỏi phỏng vấn sâu hướng đến tìm hiểu những khía cạnh liên quan đến đánh giá những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện hoạt động bảo tồn giá trị truyền thống quan họ tại địa bàn khảo sát. Đồng thời đánh giá những nhân tố liên quan đến đặc điểm nhân khẩu cá nhân, nhân tố trong hoạt động triển khai thực thi chính sách bảo tồn/ hoạt động của chính quyền cơ sở, nhân tố trong gia đình, nhà trường, trong các hoạt động của truyền thông đại chúng… có tác động việc bảo tồn các giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh.

Có 3 cuộc thảo luận nhóm được tiến hành nhằm thu thập thông tin về các yếu tố xã hội tác động đến bảo tồn giá trị truyền thống quan họ. Mục đích của TLN nhằm thu thập những thông tin đánh giá về thực trạng bảo tồn các giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh, phân tích những hiệu quả của hoạt động này, phân tích những khó khăn trong quá trình thực hiện. Qua đó, nhận diện và phân tích những nhân tố xã hội tác động đến bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh. Đảm bảo tính đại diện của thông tin, cũng như

những phân tích được nhận diện khách quan, đa chiều, tác giả đã sử dụng phương pháp TLN với ba nhóm đối tượng:

Nhóm thứ nhất gồm 7 nghệ nhân hát quan họ tại làng Vân Khám: nhóm này gồm có 3 nghệ nhân là nam giới, trong đó người ít tuổi nhất là 65 tuổi, người cao tuổi nhất là 72 tuổi. 4 nghệ nhân là nữ giới, người ít tuổi nhất là 62 tuổi và người cao tuổi nhất là 75 tuồi. Đây là những nghệ nhân có gắn bó với dân ca quan họ Bắc Ninh từ rất lâu. Họ cũng là người chứng kiến những thăng trầm của văn hóa quan họ qua những diễn tiến thời gian và lịch sử.

Nhóm thứ hai là 11 người dân tại địa phương: cơ cấu giới tính của nhóm này là 6 nam giới và 5 nữ giới. Độ tuổi từ 25 đến 60, đều đã có gia đình và có sự yêu thích đối với làn điệu dân ca quan họ. Sở dĩ tác giả chọn nhóm này để tiến hành TLN vì người dân được xem như nhóm xã hội đại diện cho cộng đồng, họ là chủ thể của văn hóa quan họ. Đó cũng là nhóm hưởng lợi các giá trị quan họ. Nói cách khác, họ là chủ thể văn hóa, sáng tạo và thực hành văn hóa quan họ. Với những tiềm lực đó, phương pháp LTN được tiến hành với nhóm khách thể này nhằm tìm hiểu chi tiết các hoạt động bảo tồn dân ca quan họ đang thực hiện, triển khai tại địa phương. Qua đó phân tích những nhân tố tác động đến quá trình thực hiện hoạt động bảo tồn, để đề xuất những kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo tồn. Những ý kiến này được phản ánh thông qua chính tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của chủ thể văn hóa.

Nhóm thứ 3 là 7 cán bộ làm công tác quản lý, công tác văn hóa xã hội tại địa phương: Trong nhóm này có 5 cán bộ là nam và 2 cán bộ là nữ. Đây là nhóm cán bộ có liên quan trực tiếp đến việc triển khai, thực thi các chính sách về bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh, đồng thời cũng là nhóm tham gia đề xuất, triển khai, thực hiện, giám sát các hoạt động bảo tồn văn hóa tại cơ sở. Mục đích TLN nhằm thu thập các thông tin về thực trạng hoạt động bảo tồn, đánh giá công tác bảo tồn trên phương diện của những người làm công tác quản lý. Qua

đó, tác giả có thêm các dữ liệu thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính khách quan của những thông tin thu được từ nhiều nguồn số liệu khác.

Phân tích tài liệu thứ cấp từ các tài liệu có liên quan đến quan họ, hoạt động bảo tồn quan họ Bắc Ninh: ngoài những số liệu thu được từ phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu. Những nguồn tài liệu được sử dụng trong luận án, bao gồm: Các báo cáo tổng kết của UBND xã Hiên Vân. Các tư liệu lịch sử tham khảo chính thống thuộc các nhà xuất bản có uy tín về lĩnh vực văn hóa. Các công trình nghiên cứu đã công bố trên các tạp chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học, luận án tiến sĩ về bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Các tài liệu lưu trữ, văn kiện, văn bản về luật, chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội trong lĩnh vực văn hóa, bảo tồn văn hóa. Các tài liệu dịch liên quan đến vấn đề bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Các thông tin chính thống từ mạng Internet như các trang web của các Viện nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội.

Tiểu kết chƣơng 2

Nghiên cứu về bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, đồng thời vận dụng các quan điểm trong lý thuyết xã hội học, đó là lý thuyết cơ cấu chức năng, lý thuyết nghiên cứu văn hóa và quan điểm tiếp biến văn hóa. Dựa trên quan điểm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới và Việt Nam, những phân tích của luận án đi sâu khai thác nội hàm của những khái niệm công cụ. Ngoài ra, ở chương này tác giả cũng phác họa một bức tranh về làng quê Vân Khám, địa bàn khảo sát và các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh. Đó là những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu làm nền tảng trong nghiên cứu về bảo tồn giá trị truyền thống.

Chương 3:

HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG QUAN HỌ

BẮC NINH

Trên cơ sở đánh giá các nghiên cứu liên quan đến luận án ởchương 1 và phân tích cơ sở lý luận ở chương 2, nội dung của chương 3 luận án tập trung phân tích đánh giá thực trạng hoạt động bảo tồn giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh. Dựa trên việc khai thác các thông tin thứ cấp, những giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh được thể hiện qua trang phục, đó là sự kết hợp hài hòa giữa tính thẩm mĩ và chiều sâu văn hóa; qua làn điệu dân ca vừa mang tính dân gian vừa mang tính bác học; qua đồ dùng sinh hoạt, cảnh quan và các công trình tín ngưỡng gắn liền với hình thức hát giao duyên quan họ. Dựa trên kết quả khảo sát thực nghiệm, thực trạng hoạt động bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh được đánh giá thông qua mục đích bảo tồn, nội dung bảo tồn và cách thức bảo tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ bắc ninh (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)