Yếu tố thuộc về cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ bắc ninh (Trang 104 - 116)

1.1 .Các nghiêncứu về mục đích của việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống

4.4. Yếu tố thuộc về cá nhân

trong nó nhiều khía cạnh liên quan đến nghệ thuật, từ âm nhạc, lời ca đến diễn xướng, gắn bó sâu sắc với thiên nhiên, con người, với văn hóa, văn minh làng xã, vừa phản ánh nhiều mặt của hoạt động đời sống cộng đồng nông thôn vùng Kinh Bắc xưa [36]. Quan họ Bắc Ninh là tấm gương phản chiếu hiện thực khách quan đời sống văn hóa của các cộng đồng dân cư vùng đồng bằng trung du Bắc bộ với lối sống và phong tục tập quán đặc trưng. Cũng giống như một số làn điệu dân ca khác ở vùng trung du đồng bằng Bắc bộ, hát quan họ một thời đã bị mai một. Sau CMT8 đến cải cách ruộng đất 1953 – 1958, quan họ hầu như không được tổ chức trong vùng. Thời gian, chiến tranh đã khiến người chơi quan họ thưa thớt dần và bị mai một. Khi tư tưởng xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được định hướng, khơi gợi, quan họ dường như tiếp tục hồi sinh với những sức sống mới.Dân ca quan họ phản ánh một phần hoạt động, nhận thức, tư tưởng, tình cảm, lý tưởng thẩm mỹ của nhân dân bằng những lời ca đẹp, phong cách lịch sự, trang nhã và bằng những lề lối, tập quán đặc sắc kèm theo nó.Có thể hiểu, dân ca quan họ Bắc Ninh là kết tinh về quan niệm tình người, tình yêu, giá trị đạo đức, lối ứng xử và là một nét đẹp trong văn hóa dân gian của một vùng đất giàu truyền thống.

0.0% 50.0% 100.0%

Làn điệu quan họ Cảnh quan môi trường sinh hoạt văn hóa quan họ

( làng xóm, nhà cửa, đường xá, cây đa, giếng … Những công trình tín ngưỡng, tôn giáo (

đình, chùa..)

Những đồ dùng cho sinh hoạt quan họ (giường, bàn ghế, ấm chén, cối trầu..)

Trang phục quan họ 100% 75.0% 85.0% 70.0% 89.0%

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn những người tham gia khảo sát đều biết đến các giá trị truyền thống cơ bản của quan họ Bắc Ninh. Với người dân ở đây, các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh được nhận định, đó chính là: những làn điệu quan họ (100%), là cảnh quan môi trường sinh hoạt văn hóa(75,0%) gắn liền với quan họ như: làng xóm, đường xá, ruộng đồng, cây đa bến nước…, những công trình tín ngưỡng tôn giáo ở địa phương hiện nay (85%) (gắn liền với chùa và đình Khám), những đồ dùng cho sinh hoạt quan họ (70%) (như giường, bàn ghế, ấm chén, cối tràu...) và trang phục truyền thống (89%) sử dụng khi hát quan họ. Giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh không chỉ là tái hiện nét tài hoa, quan điểm thẩm mỹ và khả năng sáng tạo của những cư dân vùng nông thôn mà còn thể hiện kinh nghiệm sống, quan niệm về nhân cách, đạo đức, giá trị của mỗi con người trong cộng đồng. Chính chất trí tuệ, tình yêu, tình người trong quan họ là nguồn nhựa sống, là chất men say của văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống, mà từ đây tinh thần lạc quan yêu đời, yêu người, yêu quê hương đất nước làm nên nhân cách của con người vùng Kinh Bắc.

Với những bình luận trên, trong phạm vi của luận án, các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh được hiểu là bao gồm: cảnh quan tự nhiên sinh thái và tín ngưỡng gắn liền với hình thức hát giao duyên quan họ, là những đồ dùng, vật dụng sử dụng trong các buổi hát quan họ, là trang phục của các liền anh, liền chị và làn điệu, ca từ của dân ca quan họ Bắc Ninh.

Bảo tồn di sản văn hóa quan họ không gì tốt hơn là bắt đầu từ chính những người đã sản sinh ra nó – đó chính là người dân, cộng đồng. Cộng đồng là người sáng tạo, trao truyền và kế thừa mọi sáng tạo văn hóa phi vật thể. Do đó, hoạt động bảo tồn nhất thiết phải có sự tham gia trực tiếp của người dân gắn với lợi ích của họ. Cộng đồng được nhìn nhận là chủ thể văn hóa, đóng vai trò quan trọng, cộng đồng được quyền lựa chọn và từ chối. Người dân với vai trò là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, họ cũng đủ

năng lực đánh giá các giá trị của di sản để quyết định mục đích bảo tồn, xác định hình thức bảo tồn và thực hiện các biện pháp bảo tồn.

Trong cộng đồng thường xuất hiện hai luồng ý kiến về bảo tồn quan họ. Phần lớn những người cao tuổi, lão nghệ nhân có xu hướng bảo tồn quan họ truyền thống vì họ đã quen thuộc với hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật này, đồng thời việc đưa âm nhạc mới vào cũng khiến họ khó khăn khi thích ứng và khi hát. Nhưng những người ở nhóm tuổi trẻ hơn lại có phần không thích hát quan họ kiểu ê a, chậm chạp, đặc biệt là nếu không có nhạc thì rất khó hát, do đó họ muốn bảo tồn quan họ kiểu mới. Nhưng quan họ lề lối là cái gốc của quan họ, cho nên nếu chỉ bảo tồn quan họ mới thôi thì sẽ mất cái gốc. Điều đó hàm ý, phải bảo tồn quan họ gốc thì mới có quan họ mới. Tuy nhiên, những thông tin định tính cho thấy: không phải cứ bảo tồn nguyên mẫu mỗi quan họ cổ thì sẽ mang tính cực đoan, không có tác dụng và không phù hợp với sự chuyển đổi xã hội, sự thay đổi khuôn mẫu và giá trị văn hóa. Lý thuyết biến đổi và tính liên tục của văn hóa đã cho thấy văn hóa luôn biến đổi, không có cái gì tồn tại mãi mãi mà không thay đổi. Quan họ là một phạm trù của văn hóa, vì thế cho nên văn hóa thay đổi thì tục chơi quan họ cũng có nhiều thay đổi (các nội dung mới được đưa vào không làm biến dạng/ méo mó sai lệch quan họ gốc) là điều tất yếu. Nội dung mới của quan họ hiện nay phần lớn là yếu tố âm nhạc và kỹ thuật thanh nhạc, là việc phổ nhạc cho những bài hát quan họ cổ, giới thiệu rộng rãi đến với nhiều nhóm công chúng thông qua nhiều hình thức. Những người thưởng thức quan họ cũng có sự thay đổi về thị hiếu âm nhạc và nghệ thuật. Phần lớn họ không còn thích những làn điệu cổ quá chậm rãi, lê thê. Có thể nói, quan họ cổ là cái gốc, cơ bản để sau đó người ta đưa âm nhạc và các yếu tố mới vào. Như vậy, bảo tồn trên cơ sở kết hợp cả hai giữa bảo tồn quan họ cổ và xem xét đổi mới phát triển quan họ mới là xu hướng phù hợp với sự phát triển và biến đổi của xã hội ngày nay. Bởi vì quan họ đã vượt khỏi không gian của làng xã, nó đã lan tỏa rộng lớn ra các vùng

miền văn hóa trên cả nước và cả trên bình diện khu vực, quốc tế. Vì thế, việc cải biên, thay đổi quan họ là điều không tránh khỏi trong quá trình hiện đại hóa, toàn cầu hóa.

Từ trước đến nay, điều dễ nhận thấy khi đề cập đến việc bảo tồn di sản văn hóa thường phụ thuộc theo lối mòn tư duy theo sự chỉ thị, hay cách nghĩ có phần áp đặt “từ trên xuống” với quan niệm, mọi giá trị di sản, vật chất tinh thần đều là tài sản thuộc chủ quyền của nhà nước, nên nhà nước quy định bảo tồn có chọn lọc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy di sản văn hóa là của cộng đồng cụ thể sáng tạo ra văn hóa ấy, nên hơn ai hết họ mới là người yêu mến, quý trọng và từ đó họ sẽ tìm cách bảo tồn, giữ gìn tình yêu đó một cách hợp lý nhất.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc biệt là đô thị hóa đã biến không gian cổ truyền của làng quê không còn được như trước đây nữa. Các sinh hoạt văn hóa truyền thống dần dần bị thay thế bởi thói quen sinh hoạt văn hóa mới với sự đa dạng của các loại hình giải trí, đa dạng về các các loại hình biểu diễn. Nhiều phong tục truyền thống không còn, thậm chí không còn ngay trong chính tâm thức của những người cao tuổi trong làng. Cuộc sống thường nhật với những lo toan về kinh tế kéo con người đương đại theo một hướng khác khiến cho họ không còn nhiều mặn mà với các sinh hoạt truyền thống nếu họ không thấy có những lợi ích thực tế nào cụ thể (đặc biệt đối với những người trẻ). Sinh hoạt quan họ thường được xem là công việc của những người cao tuổi. Vì vậy, trao quyền cho cộng đồng trong giữ gìn di sản văn hóa quan họ xem ra là hướng đi đúng, nhưng cần có thêm sự giám sát, hỗ trợ về trợ về tài chính, hướng dẫn chuyên môn thì việc bảo tồn di sản văn hóa quan họ mới có thể bền vững. Quan hệ xã hội và tính cố kết cộng đồng có thể nảy sinh từ những hoạt động truyền thống của quá trình biểu diễn quan họ Bắc Ninh. Đó là thành tố văn hóa cộng đồng góp phần làm cho những giá trị truyền thống vừa mang tính thực tiễn, vừa có tính tâm linh, tín

ngưỡng. Hát lễ, hát hội là hai hình thức hát quan trọng của quan họ, có vai trò thay thế cho tiếng cầu khấn nôm na của người dân lên Thành hoàng. Vì vậy, giá trị truyền thống ở đây còn mang tính chất là một dạng cố kết cộng đồng do người dân cùng tôn thờ một vị thần, cùng chung một lời nguyện cầu. Điểm này cho thấy, truyền thống luôn được sáng tạo, và người ta chấp nhận nó như một phần hiển nhiên của cuộc sống. Đồng thời quá trình sáng tạo lại truyền thống liên quan đến lợi ích và tư tưởng của nhiều thành phần trong cộng đồng.

Quan họ là một nét văn hóa mang bản sắc riêng và có sức sống trong lòng người dân vùng Kinh Bắc. Quan họ gắn liền với cảnh quanc sông nước, bao quanh các núi đồi, chùa chiền, thôn làng Kinh Bắc. Và mặc dù quan họ gắn với nếp sống sinh hoạt đời thường nhưng nó đã kết tinh tâm hồn, tình cảm và những ước mơ khát vọng cao đẹp về nhiều mặt của người Kinh Bắc. Ngôn ngữ quan họ giàu chất thi vị, tính hình tượng và biểu cảm, lời ca làn điệu mang những nét tinh hoa, bác học, làm nên sự trong trẻo, tinh tế nhưng cũng không kém phần mềm mại, đa tình và quyến rũ của dân ca quan họ.

Nói đến hoạt động bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh chúng ta vẫn thường nghĩ đấy là công việc của các nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn và các nhà quản lý. Tuy nhiên, hiệu quả của việc bảo tồn còn phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người dân. Vai trò của người dân trong việc tham gia bảo tồn thể hiện ở mục đích và động cơ của mỗi cá nhân. Theo phân tích của Weber khi lý giải về hành động của các cá nhân thì mỗi một hành động đều có những động cơ thúc đẩy, những giá trị riêng để thực hiện hành động đó. Vì thế, nếu cá nhân tìm thấy ý nghĩa, giá trị do quan họ mang lại thì họ sẽ nhiệt tình và ủng hộ hoạt động bảo tồn.

“Tôi thực ra là người cũng không đến nỗi mặn mà lắm với quan họ Bắc Ninh, nhưng ông cụ thân sinh ra tôi từng là một liền anh quan họ và ông đã đi xa, mỗi khi chợt nghe thấy một làn điệu quan họ tôi lại thấy như có bóng dáng của bố tôi và tôi bắt đầu chú ý và quan tâm hơn đến quan họ cũng như

vận động thêm nhiều người cùng đóng góp và giữ gìn những giá trị tốt đẹp của quan họ”(PVS, nam, 31 tuổi, phi nông nghiệp)

Kết quả nghiên cứu cho thấy những đặc điểm nhân khẩu xã hội của cá nhân phần nào có tác động đến hoạt động bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của quan họ Bắc Ninh. Cụ thể như sau:

Bảng 4.1 : Mối liên hệ giữa đặc điểm nhân khẩu xã hội của ngƣời trả lời với thực hiện bảo tồn giá trị văn hóa quan họ

Đặc điểm nhân khẩu xã hội

Tỷ lệ trả lời mức độ thực hiện bảo tồn (%) Nhiều Bình thƣờng Ít Giới tính Nam 70,8 23,6 5,7 Nữ 67,3 28,6 4,1 Trình độ học vấn *** Tiểu học và dưới tiểu học 47,4 26,3 26,3 THCS 42,6 51,1 6,4 THPT và trên THPT 70,3 26,6 3,1 Độ tuổi *** Dưới 30 tuổi 93,7 6,3 0,0 Từ 30 – 50 tuổi 81,7 17,1 1,2 Trên 50 tuổi 25,4 59,3 15,3 Nghề nghiệp

***

Nông nghiệp 46,7 40,7 12,3 Phi nông nghiệp 72,8 27,3 0 Mức sống ** Khá giả 62,8 35,7 1,4

Trung bình 73,3 21,9 4,8 Khó khăn 6,6 16,7 16,7

Mức ý nghĩa thống kê: * P<0,1 **P<0,05 ***P<0,001

Chưa thấy mối liên hệ giữa giới tính cá nhân và mức độ thực hiện hoạt động bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa quan họ ((p= 0,837>0,05), nhưng

việc thực hiện bảo tồn có mối liên hệ với trình độ học vấn (p=0,000), nghề nghiệp (p=0,000), mức sống (p=0,004) và độ tuổi (p= 0,000).

Các dữ liệu trên cho thấy: việc thực hiện hoạt động bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa quan họ tại địa bàn khảo sát tăng dần theo trình độ học vấn của các cá nhân. Nói cách khác, trình độ học vấn càng cao thì mức độ thực hiện các hoạt động bảo tồn càng nhiều. Hơn nữa, điều này có thể lý giải, các hộ gia đình làm phi nông nghiệp ở địa bàn khảo sát, phần lớn là các hộ làm cán bộ, viên chức nhà nước (chiếm 88,9% ), đây cũng là nhóm xã hội có trình độ học vấn cao hơn so với nhóm gia đình làm nông nghiệp. Vì vậy, sự nhận thức của nhóm này cũng có hành động tích cực hơn trong việc bảo tồn giá trị văn hóa quan họ. Những dữ liệu này phù hợp với những luận điểm của Durkheim khi phân tích về văn hóa. Durkheim cho rằng, giáo dục là một tiêu chuẩn quan trọng để truyền lại cho các cá thể những tiêu chuẩn văn hóa, nhằm đảm bảo sự đoàn kết ở những mức độ nhất định.

Tương tự, nhóm người ở độ tuổi trẻ (dưới 30 tuổi) là nhóm đã tham gia thực hiện trao bảo tồn di sản văn hóa quan họ nhiều hơn các nhóm tuổi khác. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, nhóm tuổi dưới 50 có tỷ lệ về mức độ bảo tồn các giá trị quan họ nhiều hơn so với nhóm tuổi trên 50. Tỷ lệ này ở nhóm tuổi dưới 30 là 93.7%; nhóm tuổi từ 30-50 là 81.7% và nhóm tuổi dưới 25.4%. Đây có thể xem là một tín hiệu đáng mừng khi những giá trị văn hóa truyền thống được các nhóm xã hội thanh niên đón nhận. Điều này cũng là một lợi thế đối với cộng đồng khi có những cá nhân thể hiện tâm thế rõ ràng trong việc cùng chung tay với xã hội thực hiện bảo vệ di sản văn hóa quan họ. Tuy lối hát, cung cách biểu diễn của quan họ ngày nay phần nào đã có sự thay đổi với quan họ truyền thống nhưng trong tâm thức những người trung niên, người cao tuổi thì việc bảo tồn hình thức sinh hoạt văn hóa này là một phần trong cuộc sống trước đây, còn đối với thanh niên thì đó là nét đẹp, sự kết tinh giá trị quý báu của cha ông để lại. Đây có thể thấy một sự chuyển tiếp văn hóa

từ người cao tuổi sang các nhóm trẻ tuổi. Nếu trong xã hội cổ truyền, người chơi quan họ phải là những thành phần ưu tú, tinh hoa trong cộng đồng làng xã thì ngay nay người tham gia quan họ đã mở rộng ra rất nhiều. Tuy nhiên, những vướng mắc, khó khăn trong đời sống kinh tế gia đình đôi khi vẫn là một rào cản đối với người tham gia sinh hoạt quan họ.

Những người làm nông nghiệp có mức độ thực hiện hoạt động bảo tồn ít hơn so với những người có nghề nghiệp là phi nông (46,7% so với 72, 8%). Một số nghiên cứu về văn hóa cho thấy, sự đa dạng hóa nghề nghiệp cũng như nhu cầu hiện đại hóa của con người có thể là một yếu tố làm “lu mờ” bản sắc văn hóa truyền thống. Ở một số nơi, những thành viên tham gia nhiệt tình, dành nhiều thời gian cho các hoạt động quan họ nhất đều phần lớn là những người có điều kiện kinh tế gia đình khá giả và làm phi nông nghiệp. Số còn lại khi tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ bắc ninh (Trang 104 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)