Lý thuyết cấu trúc chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ bắc ninh (Trang 44 - 51)

1.1 .Các nghiêncứu về mục đích của việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống

2.2. Một số lý thuyết tiếp cận

2.2.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng

Được khởi xướng từ G.Spencer và E.Durkheim trong bối cảnh của xã hội Châu Âu đầy khủng hoảng, những người theo quan điểm chức năng luận mong muốn nhanh chóng lập lại trật tự để có một xã hội ổn định và phát triển. Trung tâm chú ý của các nhà cấu trúc chức năng là những vấn đề về mối liên kết, sự thống nhất, sự cân bằng, ổn định, sự thay đổi và phân hóa…cũng như đề cập đến các vai trò, chuẩn mực của các tiểu hệ thống trong mối tương quan lẫn nhau và với hệ thống xã hội nói chung. Văn hóa, trong đó có các giá trị truyền thống được coi là một tiểu hệ thống xã hội, có cấu trúc phức tạp thực hiện nhiều chức năng ảnh hưởng đến các tiểu hệ thống khác và toàn xã hội.

Luận điểm cơ bản của lý thuyết này cho rằng, giống như các bộ phận khác nhau trong cơ thể con người, mỗi thiết chế xã hội như tôn giáo, văn hóa, gia đình, nhà trường… đều giữ những chức năng khác nhau, song lại luôn có liên hệ mật thiết với nhau theo cơ chế phân công – hợp tác và chính điều này tạo cho xã hội cân bằng trong hoạt động. Với những tiền đề xuất phát đó, vận dụng quan điểm chức năng trong phân tích nghiên cứu việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống cho thấy: không chỉ định hướng vào việc giải thích những yếu tố tác động đến việc thực hiện bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, mà trong quá trình nghiên cứu cần xác định nghiên cứu các giá trị văn

hóa đó không chỉ là điểm mạnh, lợi thế của địa phương mà còn là tài sản của xã hội, tất cả kết hợp hài hòa như một thể thống nhất.

Việc duy trì và thực hiện bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống cần được nhìn nhận dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, như yếu tố kinh tế, tâm lý, xã hội. Do đó, sự chia tách chỉnh thể văn hóa/ chia lẻ các giá trị văn hóa truyền thống sẽ khó phản ánh được tính chất quan hệ phụ thuộc gắn bó giữa các yếu tó với nhau. Mà trong thực tế, một hiện tượng văn hóa mang giá trị nhân văn và bản sắc dân tộc được thể hiện bởi nhiều nhân tố trong hệ thống như hành động xã hội, vai trò cá nhân, những chuẩn mực thành văn hoặc bất thành văn, những biểu tượng xã hội…

Một trong những học giả ảnh hưởng mạnh nhất quan điểm cơ cấu chức năng là Malinowski cho rằng: trong chỉnh thể văn hóa, mỗi yếu tố/bộ phận đều thực hiện chức năng của nó. Trong chỉnh thể đó, nếu triệt tiêu đi bất cứ một yếu tố nào (ví dụ như cấm đoán một nghi lễ, hay chuẩn mực đạo đức) thì toàn bộ hệ thống xã hội sẽ không vận hành được, nó sẽ bị suy thoái và hủy diệt. Chính vì vậy, ông chủ trương xã hội nào cũng cần được bảo tồn và mở rộng các yếu tố của hệ thống với các chức năng cụ thể của chúng, bởi mỗi chức năng đều thỏa mãn nhu cầu cụ thể của con người [22, tr.34]. Xét về tiến trình thời gian, các giá trị văn hóa truyền thống đã được thiết lập cách xa hiện tại. Tuy nhiên, những giá trị đó vẫn đảm bảo và đáp ứng các chức năng cần thiết cho xã hội hiện đại. Đó là những ý nghĩa về tri thức, về cảm xúc, thẩm mỹ và tính giáo dục. Vì vậy, trong quá trình thực hiện công tác bảo tồn các giá trị văn hoa truyền thống, việc triệt tiêu một dạng thức/ nội dung nào cần cân nhắc đến tính hài hòa phù hợp của toàn bộ hệ thống văn hóa đang tồn tại. Điều đó cũng có thêm ý nghĩa là những biểu hiện nào bị lai căng/ biến dạng nhằm tạo nên sự tương thích khiên cưỡng thì cũng mạnh dạn cần loại bỏ để tạo được sự hoạt động cân bằng, ổn định của hiện tượng văn hóa. Đảm bảo gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống một cách bền vững nhằm tạo nên bản sắc riêng.

Bronislaw Malinowski cho rằng xã hội được tổ chức để đáp ứng các yêu cầu và sự đòi hỏi tâm lý cá nhân [39, tr.13]. Malinowsky nhấn mạnh mỗi hiện tượng văn hóa trong xã hội đều mang tính chức năng và tính tất yếu. Ông viết “ở bất kỳ dạng nào của nền văn minh, bất cứ khách thể vật chất, phong tục, tư tưởng hay tín ngưỡng nào cũng đều thực hiện một số chức năng của đời sống, đều giải quyết một vài nhiệm vụ. Chúng là một phần tất yếu bên trong của cái toàn thể hiện thực.Ông khẳng định “bất cứ hiện tượng văn hóa hoặc cấu trúc xã hội nào cũng có thể có chức năng. Ngoài ra, một hiện tượng có thể có vô số chức năng và một chức năng cũng có thể được thực hiện bởi nhiều hiện tượng khác nhau”.

Bronislaw Malinowski còntriển khai các phân tích văn hóa của mình trên cơ sở những nhu cầu cơ bản của con người (như ăn, mặc, sinh đẻ, nghỉ ngơi) hay các nhu cầu về an sinh xã hội (như trao đổi kinh tế, giáo dục, kiểm soát xã hội, v.v…). Theo ông, sự khác nhau giữa các nền văn hóa chính là ở cách thức làm thỏa mãn các nhu cầu đó. Các giá trị truyền thống không chỉ là phương tiện thỏa mãn nhu cầu giải trí mà còn thực hiện hàng loạt chức năng khác như nhận thức, xã hội hóa, giao tiếp, kiểm soát (xã hội, nhóm, cá nhân). Logic của vấn đề là các giá trị văn hóa sẽ mất dần vai trò và ý nghĩa xã hội của nó, một khi các chức năng mà nó đảm nhiệm được di chuyển vào các thiết chế xã hội thế tục khác như khoa học, luật pháp, giáo dục…

Sự tồn tại và xu hướng vận động, biến đổi của văn hóa chắc chắn tùy thuộc vào năng lực đảm bảo chức năng của các thiết chế xã hội này. Với những kỳ vọng trong thực hiện bảo tồn thành công các giá trị văn hóa truyền thống, cần giải đáp những câu hỏi như, các giá trị văn hóa truyền thống đáp ứng nhu cầu gì cho cá nhân, cộng đồng và xã hội? Thông qua biểu hiện của hiện tượng văn hóa, các giá trị truyền thống được cấu thành từ những biểu tượng. Tính sinh động và cụ thể của biểu tượng không chỉ làm cho cái không tri giác được trở thành tri giác được mà cũng trong quá trình “tri giác hóa”

cái “bất khả tri giác” nó tạo nên những rung cảm đặc biệt cho người tiêu thụ như nghe một bản nhạc, xem một vở kịch, đọc một bài thơ, hòa mình trong không khí lễ hội…Những rung cảm đó đáp ứng nhu cầu giải trí của con người. Do vậy khi năng lực tác nghĩa không sâu sắc, không mạnh mẽ, biểu tượng sẽ không tạo nên được động cơ thưởng thức của người tiêu thụ. Trong những trường hợp đó, việc thực hiện bảo tồn, gìn giữ chỉ là minh chứng cho tính hình thức, không đảm bảo sự thấm nhuần, lan tỏa các giá trị thực thụ. Nói cách khác, nếu những giá trị đó phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và động cơ thì cá nhân, gia đình và cộng đồng sẽ trở thành một chủ thể trong thực hành bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời, đó cũng là nhóm yếu tố có những tác động nhất định đến việc thực hiện bảo tồn các giá trị này.

Malinowski phê phán việc nghiên cứu một cách cô lập các hiện tượng riêng lẻ của văn hóa như những yếu tố chết cứng, không có sự gắn bó với nhau [1]. Điểm nhấn tạo nên một hiện tượng văn hóa giàu tính nhân văn và giá trị truyền thống không chỉ bởi bất kỳ một yếu tố riêng lẻ nào, mà đó là một hệ thống các yếu tố có sự ảnh hưởng đồng điệu, ví dụ: con người (chủ thể văn hóa), các cảnh quan/ môi trường tự nhiên – môi trường xã hội, thậm chí là các trang phục, đồ dùng…. Sự đặc biệt của giá trị là mỗi thành tố đó đều mang những ý nghĩa về tính biểu tượng khác nhau, hàm ý về các giá trị nghệ thuật, giá trị xã hội và giá trị văn hóa. Vì vậy khi nghiên cứu về việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, cần nhìn nhận các biểu hiện của những thành tố này trên một dạng thức của tính chỉnh thể.

Với những người theo thuyết chức năng, họ hướng đến giải quyết các câu hỏi cụ thể, như: văn hóa vận động tại đây và hiện nay ra sao? nó giải quyết những nhiệm vụ gì? Và làm thế nào để tái tạo được các hình thức tồn tại của nó?[22, tr.24]. Vì vậy, khi vận dụng quan điểm cấu trúc chức năng nghiên cứu về việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tác giả cần tập trung lý giải các câu hỏi cơ bản, đó là: các giá trị văn hóa truyền thống được

biểu hiện trong xã hội hiện đại ngày nay như thế nào? Những biểu hiện đó có ý nghĩa và giá trị ra sao đối với người dân và cộng đồng cũng như toàn xã hội? Và các hình thức nào là phù hợp? Những yếu tố xã hội nào thực sự là những nhân tố tác động đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống? Những giải pháp nào thực sự hữu hiệu và có ý nghĩa thiết thực trong việc khôi phục, tái tạo lại các hình thức tồn tại của hiện tượng văn hóa, cũng như duy trì và phổ biến các giá trị truyền thống đến với nhiều nhóm xã hội khác nhau.

Không giống với một số học giả khác đi sâu phân tích chức năng của hiện tượng xã hội (trong đó có hiện tượng văn hóa) thì những lập luận của Durkheim hướng đến việc nghiên cứu các quá trình tương tác trực tiếp, giao tiếp cá nhân, các hoạt động cùng nhau, các nghi thức xã hội để giải thích cách tổ chức và phát triển cộng đồng xã hội. Điều này cho thấy, trong quá trình thực hiện bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, không thể không tạo nên một không khí văn hóa mang đậm tính giao lưu, tương tác với nhiều kiểu thức khác nhau. Bởi đó chính là cơ hội, điều kiện tạo nên mạng lưới tương tác xã hội để duy trì và chuyển giao các biểu tượng thông qua ngôn ngữ, điệu bộ, cử chỉ và cao hơn là các khuôn mẫu, mô hình ứng xử của các cá nhân trong và ngoài cộng đồng. Việc thực hiện thành công việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, phần nào cũng phản ánh được trình độ, cũng như cách thức quản lý, tổ chức phát triển cộng đồng.

Theo Émile Durkheim, mỗi xã hội đều thông qua giáo dục để truyền lại cho các cá thể nhưng tiêu chuẩn xã hội và văn hóa, nhằm bảo đảm sự đoàn kết giữa mọi thành viên của xã hội, và các cá thể đều phải làm theo ở mức độ nhất định. Điều này phản ánh, việc bảo lưu các các giá trị văn hóa truyền thống không chỉ được thực hiện như một phương thức sinh hoạt văn hóa, mà cần định hướng như một cách thức giáo dục gián tiếp nhằm tạo nên sự gắn kết giữa các nhóm xã hội có cùng chung chia sẻ biểu tượng văn hóa.

Một học giả khác là Alfred Reginald Radcliffe – Brown, ông đề cao tính cố kết tập thể của các cá nhân trong quá trình tham gia vào các hiện tượng văn hóa. Ông chỉ ra rằng sự gắn kết trong các nhóm xã hội phần nhiều dựa trên âm nhạc, quan hệ họ hàng, các nghi lễ. Điều đó có thể cho thấy “nghi lễ củng cố xã hội”. Nói cách khác, các nghi lễ có chức năng giảm bớt cảm giác lo sợ hiểm nguy và tạo ra cảm giác yên tâm, an toàn xã hội. Như vậy, chức năng liên quan đến hiện tượng tâm lý và hành vi cá nhân sống trong cộng đồng xã hội. Luận điểm cơ bản của Alfred Reginald Radcliffe – Brown khi phân tích văn hóa là phải nghiên cứu văn hóa từ bên trong, cần tôn trọng giá trị của các nền văn hóa khác nhau, nhà nghiên cứu cần tìm kiếm lời giải thích về đời sống, xã hội ở chính trong lòng của nó, chứ không phải ở đâu khác. Với quan điểm đó, khi nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống cần tìm kiếm những giá trị, chuẩn mực có ý nghĩa củng cố các tương tác xã hội. Đó có thể là những kinh nghiệm tập thể thông qua khuôn mẫu xã hội, có thể là những nghi lễ, phong tục tập quán, thói quen, những ca khúc trữ tình diễn tả một cảm xúc thành giai điệu âm nhạc…

Giống như những lập luận của Malinowski, A.Radclife – Brown coi văn hóa và xã hội như một cơ thể sống, trong đó mọi bộ phận đều có quan hệ hữu cơ với nhau vì vậy cần tôn trọng giá trị các nền văn hóa khác nhau, cần nghiên cứu văn hóa từ bên trong, và không nhất thiết xem mọi nền văn hóa đều phải trải qua những giai đoạn văn hóa giống nhau.Nhà nghiên cứu cần tìm kiếm lời giải thích về đời sống xã hội ở chính trong lòng của nó [22, tr.34].

Luận điểm của Fernand Braudel bổ sung thêm về tính chất địa vực của văn hóa truyền thống. Coi vị trí địa lý là điểm tựa vững chắc trong việc hình thành các giá trị văn hóa truyền thống. Vận dụng luận điểm này trong nghiên cứu cho thấy, vị trí địa lý/ không gian tự nhiên có quan hệ biện chứng giữa môi trường và văn hóa. Mỗi vùng miền gắn với điều kiện tự nhiên, cộng đồng chủ thể sáng tạo riêng biệt, từ đó cũng tạo ra những giá trị đặc trưng

riêng.Qua đó, người ta có thể hình dung ra ba cấp độ cấu thành một chỉnh thể văn hóa, đó là: vùng văn hóa, không gian sinh sống và không gian văn hóa. Herskovits đã nhấn mạnh đến khía cạnh năng động của văn hóa, nổi bật nguyên tắc sàng lọc hay tuyển chọn [61]. Quan điểm của Harry Spaling cho thấy: khi có tiếp xúc, dù trực tiếp hay gián tiếp cũng nhất thiết dẫn đến biến đổi mọi người có sự lựa chọn tập thể để duy trì nền văn hóa của họ. Điều quan trọng hơn nữa là có sự lựa chọn mang ý nghĩa tập thể này xác định được ý nghĩa của việc thay đổi văn hóa. Việc thay đổi một khía cạnh hay toàn bộ các khía cạnh có thể dẫn tới phát triển bền vững về văn hóa. Để hướng tới phát triển bền vững văn hóa, cần xác định rõ nguyên tắc then chốt như: đa dạng văn hóa, biến đổi văn hóa, tính tổng thể của văn hóa, chủ quyền văn hóa và tính tương đối văn hóa [73]. Rõ ràng ở đây, yếu tố chủ thể văn hóa của cộng đồng tộc người bản địa luôn đóng vai trò chủ đạo trong quá trình biến đổi, thích ứng trong mọi hoàn cảnh. Trong xã hội tiêu dùng, việc khai thác các đặc trưng cá tính, những sự khác biệt được đánh giá cao và tán dương. Nếu muốn duy trì và bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống một cách bền vững thì cần làm cho những giá trị đó trở nên hấp dẫn, cho người thưởng thức thấy được sự khác biệt. Đó cũng là một trong những “kế sách” bảo tồn đảm bảo tính bền vững lâu dài. Sự thích ứng văn hóa chỉ là quá trình qua đó nhiều ý nghĩa xưa cũ được gán cho những yếu tố mới, hay qua đó nhiều giá trị mới làm thay đổi ý nghĩa văn hóa của những hình thức xưa cũ [65, tr.13].

Talcott Parsonscho rằng mọi thứ trong thế giới đều có chức năng của nó, còn sự phụ thuộc giữa các chức năng đem lại không chỉ tính thống nhất mà cả sự cân bằng và trật tự cho tổng thể. Cần vạch ra vai trò của yếu tố này hay yếu tố kia của cấu trúc trong sự sắp xếp, bảo tồn và hoạt động của hệ thống. Do đó trong thực hiện công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, cần quan tâm đến việc thực thi vai trò của cá nhân, gia đình, cộng đồng, những người làm công tác giáo dục định hướng phát triển văn hóa. Parsons

lưu ý cần phải giữ gìn trạng thái cân bằng của hàng loạt tiểu hệ thống chức năng (như gia đình, giáo dục, kinh tế, v.v…) trong tổng số các tác động qua lại giữa chúng. Những luận điểm này được áp dụng trong nghiên cứu sẽ phần nào phản ánh vai trò cơ bản của các thiết chế xã hội. Đồng thời nhấn mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ bắc ninh (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)