1.1 .Các nghiêncứu về mục đích của việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống
2.1. Các khái niệm công cụ
2.1.1. Khái niệm giá trị và giá trị truyền thống
Theo J.Sxepanski “giá trị thể hiện ở bất cứ đối tượng nào, vật chất hay tinh thần, đối tượng thực tế hay tưởng tượng, mà đối với nó, cá nhân hay nhóm có một cách đánh giá nhất định và quy gán cho nó vai trò quan trọng trong đời sống của mình và xem sự cố gắng chiếm hữu nó là một tất yếu”[16]. Như vậy, bên cạnh biểu tượng và ngôn ngữ với tư cách là những phương thức và phương tiện để nhận thức, tư duy và tương tác xã hội, con người trong mỗi xã hội còn chia sẻ với nhau hệ giá trị của mình.
Theo nhà nhân học C.Kluckholn thì giá trị là quan niệm và điều mong muốn đặc trưng hiện nay ẩn cho một cá nhân hay một nhóm và ảnh hưởng tới việc chọn các phương thức, phương tiện hoặc mục tiêu của hành động [16].Giá trị thể hiện các nhân tố cấu thành nền văn hóa cũng như thể chế xã hội.Điều đó cho thấy, giá trị bao phủ lên tất cả mọi phương diện trong cuộc sống của con người; từ lĩnh vực vật chất, các quan hệ xã hội giữa con người với con người, đến lĩnh vực tâm linh. Các giá trị thuộc ba lĩnh vực này được thể hiện ở ba loại hình văn hóa, đó là văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần.
Theo GS. Trần Văn Giàu “giá trị truyền thống được hiểu là những cái tốt, vì những cái tốt mới được hiểu là giá trị.Nhưng không phải bất cứ cái gì tốt đều được gọi là giá trị, mà phải là cái tốt cơ bản, phổ biến, có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức, cho sự hướng dẫn nhận định, đánh giá và dẫn dắt hành động của một dân tộc thì mới mang đầy đủ ý nghĩa của khái niệm giá trị truyền thống” [19, tr.40]. Truyền thống là những kết tinh trong môi trường xã hội cũ có sức mạnh chi phối hành vi con người trong xã hội hiện tại, truyền
thống có tính lịch sử và tính tiếp nối, gắn kết với hiện đại trong một thực thể văn hóa hữu cơ.
Ở nước ta, giá trị truyền thống được sử dụng để chỉ những hiện tượng, đã hình thành từ lâu đời, mang tính bền vững và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đang tồn tại ngay trong xã hội công nghiệp, xã hội hiện đại. Hơn thế nữa, có sự kết nối hữu cơ giữa văn hóa truyền thống với văn hóa hiện đại, sự kết hợp đó thể hiện trong giá trị văn hóa ngày nay [50, tr.20]. Sự kết hợp này giống như một sự tái – sáng tạo đang được theo dõi và nghiên cứu, tuy nhiên vẫn phải dành ưu tiên cho văn hóa truyền thống [10; tr.173].
Từ góc độ lịch sử xã hội, giá trị truyền thống phản ánh cấu trúc xã hội. Với góc nhìn di sản văn hóa, giá trị truyền thống có những đóng góp quan trọng trong việc tạo lập, duy trì và phát huy lòng tự tôn dân tộc, ý thức liên kết cộng đồng. Với những bình luận trên cho thấy, giá trị truyền thống là những điều tốt đẹp được thể hiện thông qua vật chất, tinh thần, tư tưởng, tình cảm, được hình thành từ lâu đời, truyền tiếp từ các thế hệ. Giá trị truyền thống là tiền đề khoa học cho hoạt động bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp.