Vài nét về địa bàn nghiêncứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ bắc ninh (Trang 61)

1.1 .Các nghiêncứu về mục đích của việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống

2.4. Vài nét về địa bàn nghiêncứu

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Đây là khu vực tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Bắc Ninh cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km về phía đông bắc, phía tây và tây nam giáp thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông và đông nam giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp tỉnh Hưng Yên. Bắc Ninh được mệnh danh là vùng Kinh Bắc cổ xưa giàu chất truyền thống văn hóa. Con người Bắc Ninh với truyền thống văn hoá, hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay khéo léo mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy, tranh vẽ dân gian... nổi bật là những làn điệu dân ca quan họ. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, vùng văn hóa Kinh Bắc xưa là một khu vực địa – lịch sử chịu ảnh hưởng từ nhiều luồng giao lưu văn hóa từ cổ xưa . Trong khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Kinh Bắc được xem là một tiểu vùng văn hóa khá đặc biệt. Theo cố GS khảo cổ học Trần Quốc Vượng “vùng văn hóa Kinh Bắc nảy nở trên một vùng đất cổ kính, có sự hiện diện của của con người từ thời Đá cũ, thời Kim khí, có một tảng nền văn hóa, văn minh vững chắc”.

Làng Vân Khám thuộc xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Làng nằm ở phía đông cách trung tâm huyện khoảng 4km. Phía bắc giáp xã Liên Bão, thành phố Bắc Ninh, phía đông giáp xã Lạc Vệ, phía nam và phía

tây giáp xã Việt Đoàn. Vân Khám là một làng có mật độ dân số ít, sống tập trung trong bán kính 1 km. Có hệ thống đường giao thông tương đối thuận lợi, có tuyến đường huyện lộ Bách Môn – Lạc Vệ chạy dọc theo phía nam của làng. Nhân dân ở đây có tập quán thuần túy trong sản xuất nông nghiệp. Một số công trình phúc lợi xã hội cơ bản đã được đầu tư xây dựng.

Khó khăn đối với người dân làng Vân Khám là không có ngành nghề phụ, đời sống thu nhập còn gặp nhiều khó khăn, nguồn ngân sách còn hạn chế, hệ thống giao thông nông thôn chưa hoàn chỉnh. Năng lực trình độ của một số trưởng thôn còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời trong tình hình đổi mới hiện nay.

Đây là một làng nằm trong vùng đồng bằng châu thổ với đặc điểm chính là dân cư sản xuất nông nghiệp thuần nông chiếm tới 80%. Tuy nhiên, trên địa bàn của làng vẫn có một số đồi thấp (thường gọi là đồi Khám), nơi đây thường diễn ra các hình thức sinh hoạt quan họ trong những dịp lễ trọng.

Ngoài ra trong làng còn có những không gian sinh hoạt văn hóa quan họ khác như đình Vân Khám, chùa Khám. Đặc biệt, đình Vân Khám là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng, được khởi dựng từ lâu, gắn với bề dày lịch sử, văn hiến của làng xã nơi đây. Đến thời Lê Trung Hưng đình được xây dựng mở rộng với quy mô to lớn, chạm khắc trang trí “tứ linh tứ quý” lộng lẫy, tinh xảo nghệ thuật. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ngôi đình cổ đó bị giặc Pháp phá hoại. Ngay sau hòa bình lập lại, dân làng cùng nhau phục dựng lại tòa Đại đình để lấy nơi thờ Thành Hoàng làng. Năm 2001, dân làng lại trùng tu tôn tạo để ngôi đình thêm khang trang. Điều quý giá là đình Vân Khám còn bảo lưu được bản “Thần tích Thần sắc” cho biết khá rõ về lai lịch công trạng của Thành Hoàng làng và vua Lý Nam Đế và Thân Mẫu của Vua. Lý Nam Đế người có công đánh giặc Lương ở thế kỷ VI lập nên Nhà nước Vạn Xuân độc lập tự chủ đầu tiên của dân tộc ta.

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Chọn mẫu nghiên cứu: Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu, tôi tiến hành khảo sát người dân trên địa bàn Vân Khám. Số mẫu điều tra dùng để thu thập thông tin được xác định theo công thức:

2 2 e ) p 1 ( * p * z n  Trong đó: n: là cỡ mẫu cần xác định

z = giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị z là 1,96…)

p = là ước tính tỷ lệ % của tổng thể . Thông thường tỷ lệ p được ước tính 50% đó là khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể

e = sai số cho phép (+-3%, +-4%,+-5%...)

Trong khảo sát này, độ tin cậy được lựa chọn là 95%, tương ứng với giá trị z là 1,96. Khả năng xảy ra lớn nhất được lựa chọn là 50%. Như vậy, số mẫu tối thiểu được lựa chọn để khảo sát sẽ là:

385 16 . 384 ) 05 . 0 ( ) 5 . 0 1 ( * 5 . 0 * ) 96 . 1 ( n 2 2     đơn vị mẫu

Để đảm bảo tính khách quan, số đơn vị mẫu trên thực tế được tôi lựa chọn để phục vụ nghiên cứu là 405 đơn vị mẫu. Số lượng người được khảo sát là 405, trong đó cơ cấu mẫu khảo sát như sau : về giới tính, có 207 nam chiếm 52,2%, nữ 198 chiếm 47,8%. Về nghề nghiệp, những người làm phi nông nghiệp là 224 chiếm 55,3%, những người làm nông nghiệp là 181 chiếm 44,6%.Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Đơn vị lựa chọn theo hai cấp, cấp 1 là các xóm trong làng và cấp 2 là hộ gia đình.

Công cụ nghiên cứu: Để tiến hành phân tích các yếu tố tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh, tôi sử dụng bảng câu hỏi định lượng. Kết cấu của bảng câu hỏi định lượng gồm 2 phần: (1) Phần thông tin chung về người tham gia khảo sát: giới tính, trình độ học vấn, năm sinh, độ tuổi, nghề nghiệp, mức sống…(2) Phần thông tin liên quan đến các yếu tố tác động đến hoạt động bảo tồn giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh: tính tất yếu của việc bảo tồn, gia đình với hoạt động bảo tồn, cộng đồng trong hoạt động bảo tồn, nhà trường với hoạt động bảo tồn, truyền thông đại chúng với hoạt động bảo tồn.

Do các yếu tố tác động đến hoạt động bảo tồn có các nội dụng định tính (không biểu hiện bằng các con số cụ thể) vì vậy tôi sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ để lượng hóa các nội dung này. Mức độ đo lường cụ thể của từng yếu tố tác động đã được trình bày chi tiết ở trong bảng hỏi.

Để tiến hành thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 405 người dân tại địa bàn khảo sát. Số liệu được dùng để phân tích trong luận án là số liệu do tác giả tự tiến hành điều tra, nghiên cứu độc lập.

Công cụ phân tích số liệu: Dữ liệu sau khi được thu thập thông qua bảng hỏi sẽ được làm sạch và được nhập vào phần mềm xử lý dữ liệu SPSS 22.0 để thực hiện các lệnh phân tích theo yêu cầu của đề tài.

Tôi sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng thông qua hình thức thu thập thông tin từ các phiếu phỏng vấn định lượng và các thông tin có sẵn được cung cấp người dân tại địa bàn thực hiện khảo sát.Thời gian xử lý và phân tích số liệu từ tháng 5/2014- 5/2015.Các số liệu thu được từ phiếu hỏi được xử lí trên phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Các thông số và phép thống kê được dùng trong nghiên cứu là phương pháp phân tích thống kê mô tả và phương pháp thống kê suy diễn. Phương pháp phân tích

thống kê mô tả có sử dụng số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân để phân tích và đánh giá các yếu tố xã hội tác động đến bảo tồn giá trị truyền thống quan họ. Các kết quả nghiên cứu được trình bày dưới 3 hình thức: phân tích mô tả, phân tích nhị biến và phân tích đa biến.

2.5.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

Những giá trị văn hóa truyền thống của quan họ được biểu hiện thông qua giá trị nghệ thuật đồng thời cũng thể hiện sự rung cảm với mỗi cá nhân khi tiếp xúc và trải nghiệm với quan họ. Chính vì vậy, phương pháp nghiên cứu mô tả định tính, cách tiếp cận nhân học văn hóa là cơ bản khi nghiên cứu về những yếu tố xã hội tác động đến giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh. Các phương pháp định tính được sử dụng chủ yếu trong luận án bao gồm :

Phỏng vấn sâu được tiến hành với 15 đối tượng là: 10người dân tại địa phương(trong đó có 5 người dân và 5 nghệ nhân) và 5 lãnh đạo cấp cơ sở và cán bộ làm công tác văn hóa – xã hội. Các câu hỏi phỏng vấn sâu hướng đến tìm hiểu những khía cạnh liên quan đến đánh giá những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện hoạt động bảo tồn giá trị truyền thống quan họ tại địa bàn khảo sát. Đồng thời đánh giá những nhân tố liên quan đến đặc điểm nhân khẩu cá nhân, nhân tố trong hoạt động triển khai thực thi chính sách bảo tồn/ hoạt động của chính quyền cơ sở, nhân tố trong gia đình, nhà trường, trong các hoạt động của truyền thông đại chúng… có tác động việc bảo tồn các giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh.

Có 3 cuộc thảo luận nhóm được tiến hành nhằm thu thập thông tin về các yếu tố xã hội tác động đến bảo tồn giá trị truyền thống quan họ. Mục đích của TLN nhằm thu thập những thông tin đánh giá về thực trạng bảo tồn các giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh, phân tích những hiệu quả của hoạt động này, phân tích những khó khăn trong quá trình thực hiện. Qua đó, nhận diện và phân tích những nhân tố xã hội tác động đến bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh. Đảm bảo tính đại diện của thông tin, cũng như

những phân tích được nhận diện khách quan, đa chiều, tác giả đã sử dụng phương pháp TLN với ba nhóm đối tượng:

Nhóm thứ nhất gồm 7 nghệ nhân hát quan họ tại làng Vân Khám: nhóm này gồm có 3 nghệ nhân là nam giới, trong đó người ít tuổi nhất là 65 tuổi, người cao tuổi nhất là 72 tuổi. 4 nghệ nhân là nữ giới, người ít tuổi nhất là 62 tuổi và người cao tuổi nhất là 75 tuồi. Đây là những nghệ nhân có gắn bó với dân ca quan họ Bắc Ninh từ rất lâu. Họ cũng là người chứng kiến những thăng trầm của văn hóa quan họ qua những diễn tiến thời gian và lịch sử.

Nhóm thứ hai là 11 người dân tại địa phương: cơ cấu giới tính của nhóm này là 6 nam giới và 5 nữ giới. Độ tuổi từ 25 đến 60, đều đã có gia đình và có sự yêu thích đối với làn điệu dân ca quan họ. Sở dĩ tác giả chọn nhóm này để tiến hành TLN vì người dân được xem như nhóm xã hội đại diện cho cộng đồng, họ là chủ thể của văn hóa quan họ. Đó cũng là nhóm hưởng lợi các giá trị quan họ. Nói cách khác, họ là chủ thể văn hóa, sáng tạo và thực hành văn hóa quan họ. Với những tiềm lực đó, phương pháp LTN được tiến hành với nhóm khách thể này nhằm tìm hiểu chi tiết các hoạt động bảo tồn dân ca quan họ đang thực hiện, triển khai tại địa phương. Qua đó phân tích những nhân tố tác động đến quá trình thực hiện hoạt động bảo tồn, để đề xuất những kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo tồn. Những ý kiến này được phản ánh thông qua chính tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của chủ thể văn hóa.

Nhóm thứ 3 là 7 cán bộ làm công tác quản lý, công tác văn hóa xã hội tại địa phương: Trong nhóm này có 5 cán bộ là nam và 2 cán bộ là nữ. Đây là nhóm cán bộ có liên quan trực tiếp đến việc triển khai, thực thi các chính sách về bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh, đồng thời cũng là nhóm tham gia đề xuất, triển khai, thực hiện, giám sát các hoạt động bảo tồn văn hóa tại cơ sở. Mục đích TLN nhằm thu thập các thông tin về thực trạng hoạt động bảo tồn, đánh giá công tác bảo tồn trên phương diện của những người làm công tác quản lý. Qua

đó, tác giả có thêm các dữ liệu thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính khách quan của những thông tin thu được từ nhiều nguồn số liệu khác.

Phân tích tài liệu thứ cấp từ các tài liệu có liên quan đến quan họ, hoạt động bảo tồn quan họ Bắc Ninh: ngoài những số liệu thu được từ phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu. Những nguồn tài liệu được sử dụng trong luận án, bao gồm: Các báo cáo tổng kết của UBND xã Hiên Vân. Các tư liệu lịch sử tham khảo chính thống thuộc các nhà xuất bản có uy tín về lĩnh vực văn hóa. Các công trình nghiên cứu đã công bố trên các tạp chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học, luận án tiến sĩ về bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Các tài liệu lưu trữ, văn kiện, văn bản về luật, chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội trong lĩnh vực văn hóa, bảo tồn văn hóa. Các tài liệu dịch liên quan đến vấn đề bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Các thông tin chính thống từ mạng Internet như các trang web của các Viện nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội.

Tiểu kết chƣơng 2

Nghiên cứu về bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, đồng thời vận dụng các quan điểm trong lý thuyết xã hội học, đó là lý thuyết cơ cấu chức năng, lý thuyết nghiên cứu văn hóa và quan điểm tiếp biến văn hóa. Dựa trên quan điểm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới và Việt Nam, những phân tích của luận án đi sâu khai thác nội hàm của những khái niệm công cụ. Ngoài ra, ở chương này tác giả cũng phác họa một bức tranh về làng quê Vân Khám, địa bàn khảo sát và các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh. Đó là những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu làm nền tảng trong nghiên cứu về bảo tồn giá trị truyền thống.

Chương 3:

HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG QUAN HỌ

BẮC NINH

Trên cơ sở đánh giá các nghiên cứu liên quan đến luận án ởchương 1 và phân tích cơ sở lý luận ở chương 2, nội dung của chương 3 luận án tập trung phân tích đánh giá thực trạng hoạt động bảo tồn giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh. Dựa trên việc khai thác các thông tin thứ cấp, những giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh được thể hiện qua trang phục, đó là sự kết hợp hài hòa giữa tính thẩm mĩ và chiều sâu văn hóa; qua làn điệu dân ca vừa mang tính dân gian vừa mang tính bác học; qua đồ dùng sinh hoạt, cảnh quan và các công trình tín ngưỡng gắn liền với hình thức hát giao duyên quan họ. Dựa trên kết quả khảo sát thực nghiệm, thực trạng hoạt động bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh được đánh giá thông qua mục đích bảo tồn, nội dung bảo tồn và cách thức bảo tồn.

3.1. Vài nét về quan họ Bắc Ninh

Quan họ là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến ở vùng Kinh Bắc xưa nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Tên gọi Quan họ và lịch sử ra đời của thể loại sin hoạt này cho tới nay vẫn chưa tìm được những cứ liệu xác đáng. Giải thích về cụm từ “quan họ” có nhiều giả thuyết khác nhau: “họ nhà quan”, “quan viên hai họ”; “quan dừng lại (họ)... và được gắn với các giai thoại như tiếng hát của “hai họ nhà quan”, là tiếng hát trong đâm cưới, hay các quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ bắc ninh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)