CHƢƠNG 3 : CHỨC TRÁCH VÀ HOẠT ĐỘNG
3.4. Quản lý hoạt động quân sự, lập đồn ải
3.4.1. Quản lý hoạt động quân sự
3.4.1.1. Quản lý hoạt động quân sự trên đất liền
Việc quản lý hoạt động quân sự trên đất liền của Bộ Binh diễn ra thường xuyên, liên tiếp, tập trung vào hai nhóm hoạt động chính là tuần phòng
lãnh thổ, nhất là các vùng biên viễn, và đàn áp các hoạt động chống đối, đặc biệt là khởi nghĩa nông dân.
Đối với hoạt động đàn áp khởi nghĩa nông dân, theo thống kê, trong 21 năm vua Minh Mệnh cầm quyền đã nổ ra 234 cuộc nổi dậy chống lại triều đình, trong đó nổi bật có cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành (1821-1827) ở vùng duyên hải Nam Định, Thái Bình, Hải Phịng; khởi nghĩa của Nơng Văn Vân (1833-1835) ở vùng núi rừng Việt Bắc; khởi nghĩa của Lê Duy Lương (1833-1838) ở vùng Ninh Bình, Thanh Hóa; cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1833-1835) ở Nam Kỳ... đều thu hút được đông đảo lực lượng tham gia [57, tr.755-756]. Hầu hết các hoạt động quân sự đàn áp quân khởi nghĩa này đều do Bộ Binh tham mưu, đề xuất, cũng như quản lý, điều động theo mệnh lệnh trực tiếp của vua Minh Mệnh. Những sự kiện lịch sử liên tiếp và chi tiết được ghi chép trong sách Đại Nam thực lục cho biết rõ điều đó.
Về hoạt động tuần phịng lãnh thổ, nhất là các vùng biên viễn, Bộ Binh quản lý rất sâu sát, cụ thể. Ví như, tháng 8 năm Kỷ Sửu (1829), Bộ Binh truyền dụ cho Bắc Thành điều động lính cơ của ngũ quân chia kỳ đóng giữ địa hạt các trấn Sơn Nam, Nam Định, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương [113, tr.898-899]. Tháng 5 năm Canh Dần (1830), Bộ Binh bàn tâu về việc quy định lại phép đóng thú ở dọc biên giới Quảng Ngãi [114, tr.68-69]. Tháng 6 năm Tân Mão (1831), Bộ Binh truyền lệnh cho Trấn thủ Hưng Hóa là Vũ Văn Tín và Thự Tham hiệp Ngơ Huy Tuấn đem lính và voi đến châu Chiêu Tấn kinh lý việc biên thùy với nhà Thanh [114, tr.183-184]. Tháng 5 năm Quý Tỵ (1833), Bộ Binh truyền lệnh điều động quan binh ở cơ Tĩnh man thuộc Quảng Ngãi đi đóng giữ Bình Định [114, tr.585-586]. Tháng 9 năm Ất Mùi (1835), Bộ Binh truyền dụ cho các Tổng đốc Hà Nội, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương trích quân binh 3 tháng một lần thay phiên lính thú các tỉnh ven biên giới Bắc Kỳ [115, tr.770]...
3.4.1.2. Quản lý hoạt động quân sự trên biển
Hoạt động quân sự trên biển dưới triều Minh Mệnh rất được chú trọng. Bộ Binh quản lý, điều hành tập trung vào hai nhóm hoạt động chính là tuần phịng, tiễu trừ giặc biển, và vận tải đường biển.
Đối với hoạt động tuần phòng và tiễu trừ giặc biển, vào tháng 4 nhuận năm Canh Dần (1830), Bộ Binh truyền lệnh cho các địa phương ven biển từ Quảng Bình trở về Bắc, hằng năm từ tháng 3 đến tháng 7 phải hai lần phái binh thuyền đi tuần biển [114, tr.51-52]. Đến tháng 5 năm Ất Mùi (1835), vua Minh Mệnh lại dụ Bộ Binh về việc định lệ lính Kinh đi tuần biển, cử Đề đốc Kinh thành là Lê Văn Quý đem binh thuyền đi tuần tiễu các hải phận Thừa Thiên, Quảng Nam [115, tr.626-627]. Tháng 4 năm Bính Thân (1836), Bộ Binh bàn định thể lệ binh thuyền các tấn phận đi tuần biển [115, tr.922-923]. Tháng 5 năm Mậu Tuất (1838), Bộ Binh cùng với Bộ Hộ bàn định việc tuần biển ở các tỉnh có phận biển nối liền nhau từ Bình Thuận trở ra Bắc đến Quảng Yên [116, tr.339-342]...
Sách Đại Nam thực lục còn ghi lại nhiều hoạt động tuần phòng và tiễu trừ giặc biển của thủy quân triều Nguyễn ở Kinh thành và các địa phương do Bộ Binh điều phối, quản lý, tiêu biểu như việc Bộ Binh truyền chỉ cho các trấn Bình Hịa, Bình Thuận, Biên Hịa phái binh thuyền đuổi bắt 3 chiếc thuyền lạ của người Trung Hoa vào tháng 5 năm Canh Dần (1830) [114, tr.64]; Bộ Binh truyền dụ cho Thự Tuần phủ Quảng Yên là Lê Đạo Quảng đích thân đem binh thuyền đi tuần lùng bắt giặc biển từ tháng 5 năm Nhâm Thìn (1832) đến tháng 1 năm Quý Tỵ (1833) [114, tr.312, 458-459]; Bộ Binh điều quân đi tuần biển ở phận biển Chu Mãi, Cảnh Dương ở phủ Thừa Thiên và phận đồn Đại Áp, Tiểu Áp ở tỉnh Quảng Nam vào tháng 2 năm Đinh Dậu (1837) [116, tr.36-38]; Bộ Binh phái binh thuyền tuần biển ở hải phận các tỉnh Phú n, Khánh Hịa, Bình Thuận vào tháng 5 năm Đinh Dậu (1837) [116, tr.85-86]...
Hoạt động vận tải đường biển do Bộ Binh tổ chức, quản lý cũng rất đa dạng và thường xuyên. Tiêu biểu như năm Quý Tỵ (1833), Bộ Binh tổ chức 3 cuộc vận tải đường biển lớn, trong đó có chuyên chở quân đội từ Phú Yên đến Bình Thuận nhằm tránh thời tiết nóng nực vào tháng 6 [114, tr.615]; vận chuyển số lượng lớn biền binh, vũ khí và lương thực đến quân thứ Biên Hòa vào tháng 7 [114, tr.654]; và vận chuyển số lượng lớn gạo, tiền, muối đến quân thứ Biên Hòa cũng trong tháng 7 [114, tr.669-670]...
3.4.1.3. Quản lý, điều hành hoạt động khác liên quan đến binh lính
Ngồi các hoạt động quân sự trên đất liền và trên biển, Bộ Binh còn quản lý, điều hành một số hoạt động khác liên quan đến việc hành quân của
quân đội. Trong đó có việc điều động quân đội theo hầu, bảo vệ nhà vua và hồng thân quốc thích, ví như sự kiện Bộ Binh phái quan binh luân phiên hộ vệ Thọ Xuân công Miên Định ở lại đóng giữ Kinh đơ Huế trong dịp nhà vua Minh Mệnh đi tuần du Quảng Trị vào tháng 4 năm Ất Mùi (1835) [115, tr.615]; hay điều hành quản vệ các bảo thủy sư túc trực đi chầu vua từ tháng 7 năm Mậu Tuất (1838) [116, tr.362-363]...
Theo quy định của triều Nguyễn, Bộ Binh đảm trách việc điều động binh lính đi đưa đám tang các quan văn võ trong Kinh thành hay các tỉnh theo các mức khác nhau [116, tr.583-584]. Ví như sự kiện Bộ Binh phái lính hộ tang đám tang Hộ bộ Thượng thư Lương Tiến Tường vào tháng 10 năm Tân Mão (1831) [114, tr.220], hay sự kiện Bộ Binh phái biền binh đi đưa đám tang Tổng đốc Thanh Hoa là Tôn Thất Bằng ở Kinh thành Huế vào tháng 5 năm Kỷ Hợi (1839) [116, tr.507]...
Từ tháng 12 năm Kỷ Hợi (1839), Bộ Binh đảm trách việc cấp giấy thông hành đi qua các đồn ải cửa biển cho những quan chức võ, binh lính ở Kinh hoặc nhân được phái đi việc cơng, hoặc đi việc cơng trở về, và có việc riêng về quê mà đi qua nơi đồn ải, cửa biển, đường bộ [116, tr.624-626]...
3.4.2. Quản lý việc lập đồn ải
Vua Minh Mệnh hết sức quan tâm đến việc lập đồn ải để bảo vệ, quản lý những vùng lãnh thổ rộng lớn của đất nước. Tháng 8 năm Mậu Tý (1828), vua Minh Mệnh bảo Bộ Binh rằng: “Trị nước phải biết lo xa. Trẫm từ khi thân chính đến nay lo sách lược xây dựng nhà nước lâu dài, sửa đắp trường thành ở Quảng Bình, xây cửa hùng quan ở Hải Vân; những nơi xung yếu dọc biển như Thuận An, Tư Dung, chỗ nào cũng lập pháo đài; nhân chỗ hiểm trở của núi sông để mạnh thêm sự bảo vệ đất nước. Đến như thành trì các trấn cũng đều lần lượt đắp xây. Lại chứa nhiều súng tay để phịng khi có việc dùng đến. Thực là ở lúc yên mà lo lúc nguy, không bao giờ dám quên” [113, tr.758]. Bởi vậy, hoạt động quản lý việc lập đồn ải của Bộ Binh diễn ra thường xuyên, đa diện.
Trong nhiệm vụ quản lý hoạt động lập đồn ải, Bộ Binh đảm trách cả việc giúp nhà vua tham mưu và thẩm định các việc liên quan đến lập đồn ải,
cũng như trực tiếp điều hành việc xây dựng, tu bổ và trang bị cho các đồn ải này.
Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về việc lập đồn ải, Bộ Binh chủ động tham mưu, đề xuất với nhà vua việc thiết lập, xóa bỏ, hay sắp xếp lại các đồn ải trên khắp cả nước. Trong 21 năm hoạt động của Bộ Binh triều Minh Mệnh, hoạt động này có thể kể đến tiêu biểu như sự kiện Bộ Binh tâu bàn về việc đặt Thuận An tấn thủ để canh phòng và coi quản vùng cửa biển Thuận An vào tháng 5 năm Nhâm Thìn (1832) [114, tr.311-312]; Bộ Binh tâu bàn về việc sắp xếp quân lính, cử tướng lĩnh đóng giữ ở thành Điện Hải và thành An Hải thuộc Quảng Nam cùng với pháo đài Định Hải vào tháng 3 năm Bính Thân (1836) [115, tr.901-902]; Bộ Binh tâu bàn về việc xây dựng đồn bảo Thanh Hải và pháo đài Thanh Hải ở đảo Cơn Lơn thuộc Gia Định vào tháng 2 năm Bính Thân (1836) [115, tr.872-873]; Bộ Binh bàn tâu về việc đặt và bỏ các đồn bảo ở các tỉnh Bắc Kỳ vào tháng 12 năm Giáp Ngọ (1834) [115, tr.468-469]...
Bộ Binh cũng thẩm định và kiến nghị phương án xử lý đối với những đề xuất liên quan đến việc lập đồn ải của quan lại các địa phương tâu lên triều đình. Ví như, tháng 2 năm Mậu Tuất (1838), Bộ Binh tâu bàn bác đi việc các quan tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoa, Ninh Bình, Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương tâu xin việc đặt đồn ải ở nơi quan yếu, được vua Minh Mệnh tán thành [116, tr.274-275]; hay sự kiện Bộ Binh đề xuất quy định về đồn ải ở vùng biên giới và đẩy mạnh việc làm đồn điền ở vùng biên nhân việc Hộ phủ Hưng Hóa là Ngơ Dưỡng Cáo dâng tập tâu bàn về tổ chức và hoạt động của 12 đồn ở tỉnh Hưng Hóa vào tháng 3 năm Mậu Tuất (1838) [116, tr.286-287]...
3.4.2.2. Điều hành việc xây dựng, tu bổ và trang bị cho các đồn ải
Bộ Binh cũng trực tiếp điều hành việc xây dựng, tu bổ và trang bị cho các đồn ải. Tháng 1 năm Quý Mùi (1823), Tham tri Binh bộ là Nguyễn Khoa Minh cùng với Phó đơ thống chế Tả dinh quân Thần sách là Nguyễn Văn Trí trực tiếp trông coi công việc dời đài Điện Hải ở Quảng Nam về phía Nam và xây dựng pháo đài Định Hải [113, tr.263-264]; hay sự kiện tháng 6 năm Canh Dần (1830), Bộ Binh xuất 4 cỗ súng đồng “Thảo nghịch tướng quân”, 10 cỗ súng đồng “quá sơn”, mỗi cỗ súng đều 50 viên đạn gang và 4.000 cân thuốc súng mới chế, chở đến đài Trấn Hải [114, tr.75]...
Ngoài ra, trong việc quản lý lập đồn ải của Bộ Binh triều Minh Mệnh, hoạt động đồn điền khá nổi trội, nhằm tự túc lương thực cho binh lính đóng giữ ở các vùng biên viễn, đồng thời hướng tới việc mở rộng việc cư trú của cư dân ở các khu vực xa xôi này. Tiêu biểu như sự kiện Bộ Binh tổ chức đặt đồn điền Trấn Ninh vào tháng 5 năm Mậu Tý (1828) [113, tr.738]; Bộ Binh cho
lập đồn điền Bình An ở tỉnh Hà Tiên vào tháng 3 năm Ất Mùi (1835) [115, tr.561-562]...
3.5. Hoạt động quản đốc Sở Bƣu chính, hai kho súng ống và thuốc súng