CHƢƠNG 2 : QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM VÀ QUY CHẾ VẬN HÀNH
2.1. Quy định bảo đảm
2.1.4.3. Quy định sử dụng cáo sắc, văn bằng
Theo các quy định ban hành vào tháng 3 năm Canh Dần (1830) [114, tr.32], tháng 12 năm Nhâm Thìn (1832) [114, tr.441-444] và tháng 2 năm Quý Tỵ (1833) [114, tr.482], tất cả các quan viên của Bộ Binh khi được thực thụ hay thăng thụ đều cấp cho cáo sắc để làm việc, còn những người được thăng thự gia hàm nhưng chưa được chi lương chính ngạch (tức là chưa thực thụ) đều chỉ được cấp cho chiếu văn. Những người đã được cấp cho cáo sắc mà bị cách lưu hoặc giáng lưu thì do Bộ Lại kiểm tra thu lại, đợi khi nào viên ấy được khai phục từng phần thì cấp cho văn bằng khai phục, khi nào được khai phục tất cả thì cấp trả văn bằng cũ, cịn người nào bị từ giáng điệu và cách chức trở lên thì Bộ Lại thu hồi để tiêu hủy đi. Đến tháng 3 năm Giáp Ngọ (1834), vua Minh Mệnh phê chuẩn lời tâu của Bộ Lại, ban hành quy định các nhân viên sai phái được cấp sắc chỉ, văn bằng đi làm việc gì, khi xong rồi phải đem về nộp trả để thu lại mà thủ tiêu, nếu trái lệnh sẽ bị hặc tội và trừng phạt; tất cả những người còn giữ các sắc chỉ, văn bằng từ trước đều phải cho mang nộp trả, không được che giấu [115, tr.130]. Đến tháng 12 năm Mậu Tuất (1838), triều đình quy định quan văn từ Tịng ngũ phẩm trở lên được thăng thụ, thực thụ đều viết cấp cáo sắc như trước, viên nào đã được viết cấp cáo sắc mà bị cách lưu và giáng đổi đi thì theo lệ xét thu lại, cấp cho sắc bằng khác, riêng người phải giáng lưu thì khơng phải tra thu; riêng các sắc thư, lục chỉ, văn bằng được cấp khi sai phái, thì việc xong do Bộ Lại thu để hủy đi [116, tr.423].