Ấn triện riêng của quan lại Bộ Binh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của bộ binh dưới triều minh mệnh ( 1820 1840) (Trang 66 - 68)

CHƢƠNG 2 : QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM VÀ QUY CHẾ VẬN HÀNH

2.2. Quy chế vận hành

2.2.1.2. Ấn triện riêng của quan lại Bộ Binh

Ấn triện riêng của quan lại Bộ Binh gồm hai loại là ấn quan phòng cấp cho chức quan và ấn quan phòng cấp riêng cho cá nhân từng viên quan.

Đối với ấn quan phòng cấp cho chức quan, ngay từ tháng 1 năm Canh Thìn (1820), sau khi lên nối ngôi, vua Minh Mệnh đã bắt đầu tổ chức chế dấu quan phòng để cấp cho các quan văn võ đại thần [113, tr.34]. Trong đó, Thượng thư Bộ Binh được cấp một dấu quan phòng bằng bạc, Tả tham tri Bộ Binh và Hữu tham tri Bộ Binh đều được cấp một dấu quan phòng bằng ngà, để làm dấu quan phòng riêng của mình, dùng khi tâu nghị và vâng chép dụ chỉ mà không dùng ấn công của Bộ Binh nữa. Tiếp đó, tháng 1 năm Ất Dậu (1825), khi Vũ Huy Đạt được cử biện lý công việc Binh Bộ, vua Minh Mệnh đã cho chế ấn quan phòng “Biện lý Binh bộ”1 bằng ngà cấp cho Vũ Huy Đạt [113, tr.394]2.

1 Chức Biện lý Binh Bộ này không có trong quan chế triều Nguyễn, được đặt ra từ khi Minh Mệnh lên nắm quyền, có lẽ là tạm chức để chuẩn bị thăng làm chức Hữu tham tri, hoặc Hữu thị lang, Tả thị lang. Ví nhưtháng 5 năm Bính Tuất (1826), vua Minh Mệnh bổ nhiệm Biện lý Binh bộ là Hoàng Văn Quyền làm thự Hữu Tham tri Binh bộ, Biện lý Hình bộ là Ngô Bá Nhân làm thự Hữu Tham tri Hình bộ, Ký lục Bình Thuận là Bùi Đức Mân làm thự Tả Tham tri Công bộ, Biện lý Hộ bộ là Hoàng Văn Diễn làm thự Hữu Tham tri Hộ bộ, Hiệp trấn Hải Dương là Nguyễn Kim Bảng, Biện lý Hình bộ là Đặng Văn Thiêm đều được thực thụ Cai bạ, vẫn làm Biện lý Binh bộ [113, tr.508]. Hay sự kiện tháng 8 năm Bính Tuất (1826), khi triều đình bắt đầu đặt chức Tả hữu Thị lang ở sáu bộ, trật Chánh tam phẩm, đã đổi bổ Biện lý Lại bộ là Lê Đăng Doanh làm Thị lang Lại bộ, thự Hữu Tham tri Lại bộ là Hoàng Văn Diễn làm Tả Thị lang Hộ bộ, Biện lý Hộ bộ là Nguyễn Đức Hội làm Hữu Thị lang Hộ bộ, Biện lý Binh bộ, Biện lý Hình bộ là Nguyễn Kim Bảng làm Tả Thị lang Hình bộ [113, tr.529].

2 Đến tháng 5 năm Bính Tuất (1826), triều đình chế cấp ấn quan phòng bằng ngà cho chức Biện lý 5 bộ Lại, Hộ, Lễ, Hình, Công[113, tr.506].

Đến tháng 8 năm Bính Tuất (1826), khi các chức Tả Thị lang và Hữu Thị lang được đặt ở 6 bộ, vua Minh Mệnh sai chế 6 cái ấn quan phòng Tả hữu Thị lang 6 bộ bằng ngà cấp cho các viên quan mới, việc này đến tháng 1 năm Đinh Hợi (1827) thì hoàn thành, Bộ Binh được cấp 1 ấn quan phòng bằng ngà cho chức Thị lang [113, tr.529, 570]1. Theo nghiên cứu của Nguyễn Công Việt dựa trên cứ liệu châu bản triều Nguyễn, ấn quan phòng của Hữu tham tri Bộ Binh khắc 6 chữ “Binh bộ Hữu tham tri quan phòng” (兵部右 參知關防); ấn quan phòng của viên quan giữ việc Biện lý Binh bộ sẽ khắc 6 chữ “Biện lý Binh bộ quan phòng” (辨理 兵部關 防) [152, tr.369-372] (Xem Hình ảnh 2.10: Dấu “Binh bộ Hữu tham tri quan phòng” (兵 部 右 參 知 關 防) và Hình ảnh 2.11: Dấu “Biện lý Binh bộ quan phòng” (辨理兵部關防) trong phần Phụ lục)

Như vậy, đối với Bộ Binh, ấn triện quan phòng cấp cho chức quan (hay ấn triện quan phòng dành cho chức vụ) chỉ được cấp cho bộ phận đường quan Bộ Binh. Đến đầu năm 1827, ấn triện quan phòng dành cho chức vụ của Bộ Binh có 5 ấn (dấu) quan phòng, gồm 1 ấn (dấu) quan phòng bằng bạc của Thượng thư Bộ Binh, 1 ấn (dấu) quan phòng bằng ngà của Tả tham tri Bộ Binh, 1 ấn (dấu) quan phòng bằng ngà của Hữu tham tri Bộ Binh, 1 ấn (dấu) quan phòng bằng ngà cho chức Thị lang, và 1 ấn (dấu) quan phòng bằng ngà cấp cho người được cử làm việc biện lý công việc Bộ Binh.

Đối với ấn quan phòng cấp riêng cho cá nhân từng viên quan, vào tháng 1 năm Bính Tuất (1826), vua Minh Mệnh chuẩn định cách thức làm triện vuông riêng cho các quan văn võ từ Tứ phẩm trở lên, phân tấc bề dài bề ngang theo phẩm trật cao thấp khác nhau, dùng khi lĩnh lương bổng hay khi trình lên trên và bảo người dưới mà không quan hệ đến việc công [113, tr.476]. Theo đó, Thượng thư Bộ Binh (trật Chánh nhị phẩm) dùng triện vuông, bề dài 1 tấc 4 phân, bề ngang 1 tấc 3 phân, khắc mấy chữ triện “Họ tên mỗ tín ký”, đóng bằng son. Tả tham tri và Hữu tham tri Bộ Binh (trật Tòng nhị phẩm) dùng triện vuông, bề dài 1 tấc 4 phân, bề ngang 1 tấc 3 phân, khắc mấy chữ triện “Họ tên mỗ tín ký”, đóng bằng son. Thị lang Bộ Binh (trật Chánh tam phẩm)

1 Vào thời điểm tháng 12 năm Bính Tuất (1826) sang đầu năm Đinh Hợi (1827), Lê Văn Đức làm Hữu Thị lang Binh bộ, Trương Minh Giảng làm Tả Thị lang Binh bộ. Lúc này Trương Minh Giảng thường được

Đại Nam thực lục gọi là Thị lang Binh Bộ [113, tr.562, 565, 570]. Ấn quan phòng Thị lang Bộ Binh chỉ có 1 cái, như vậy hẳn là giao cho Trương Minh Giảng chưởng quản, cũng tức là bình thường sẽ giao cho chức Tả thị lang quản lĩnh.

dùng triện vuông, bề dài 1 tấc 2 phân, bề ngang 1 tấc 1 phân, khắc mấy chữ triện “Họ tên mỗ tín ký”, đóng bằng son. Lang trung Bộ Binh (trật Chánh tứ phẩm) dùng triện vuông, bề dài 1 tấc 2 phân, bề ngang 1 tấc 1 phân, khắc mấy chữ triện “Họ tên mỗ tín ký”, đóng bằng màu đỏ. Riêng các quan lại từ Ngũ phẩm trở xuống, gồm Viên ngoại lang Bộ Binh (trật Chánh ngũ phẩm), Chủ sự Bộ Binh (trật Chánh lục phẩm), Tư vụ Bộ Binh (trật Chánh thất phẩm), Thư lại Chánh bát cửu phẩm (trật Chánh bát phẩm, Chánh cửu phẩm), Thư lại vị nhập lưu (trật Tòng cửu phẩm) thì vẫn theo kiểu ký triện cũ bằng mực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của bộ binh dưới triều minh mệnh ( 1820 1840) (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)