Về sự chuyển đổi các Ty Lệnh sử thành những Ty Thanh lạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của bộ binh dưới triều minh mệnh ( 1820 1840) (Trang 35 - 36)

CHƢƠNG 1 : CƠ CẤU NHÂN SỰ VÀ CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC

1.3. Quá trình biến chuyển cơ cấu bộ máy tổ chức của Bộ Binh

1.3.1.3. Về sự chuyển đổi các Ty Lệnh sử thành những Ty Thanh lạ

1821

Chỉ một năm sau khi nối ngôi, vào tháng Giêng năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mệnh mạnh mẽ cải tổ cơ cấu bộ máy tổ chức của 6 bộ, trong đó có Bộ Binh. Sau khi đổi bỏ một số chức danh vốn được đặt ra từ thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, đến tháng 5 năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mệnh tiếp tục cho đổi các Lệnh sử ty ở 6 bộ Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Cơng thành các Thanh lại ty [113, tr.141]. Rõ ràng ở đây có sự tương đồng, thậm chí là sự quay trở lại mơ hình tổ chức Lục bộ của thời kỳ Lê Thánh Tông (thế kỷ XV).

Có thể thấy, chưa đầy hai năm cầm quyền, vua Minh Mệnh đã thực hiện sự chuyển đổi mạnh mẽ của mơ hình Lục bộ theo hướng gạt bỏ những tàn tích của thời kỳ các chúa Nguyễn (thế kỷ XVII-XVIII) - những người mở cõi thành công với tâm thế phức tạp, vừa muốn xây dựng một vương triều phong kiến sánh ngang với thể chế của vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, vừa muốn có sự độc lập, khác biệt nhất định với mơ hình tổ chức nhà nước đang vận

hành ở phía bắc sơng Gianh. Và mơ hình tổ chức Lục bộ bao gồm các Lệnh sử ty tồn tại không liên tục gần 80 năm trong lịch sử Việt Nam (1744-1821) đến đây chấm dứt. Từ đây, tổ chức Lục bộ nói chung, cơ cấu bộ máy tổ chức của Bộ Binh nói riêng thể hiện sự quay lại, kế thừa và tiếp nối mơ hình thời Lê Thánh Tơng (1460-1497)1.

Các kết quả nghiên cứu về quan chế thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Gia Long hiện chưa cho biết các cơ quan chuyên trách và thường trực của Bộ Binh được tổ chức cụ thể ra sao, chỉ biết được bên dưới các vị đường quan là những Lệnh sử ty được gọi chung là các Ty Lệnh sử Bộ Binh. Liên quan đến cuộc chuyển đổi Lệnh sử ty thành Thanh lại ty, trong bộ sách điển lệ đồ sộ của triều Nguyễn là Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, phần ghi chép về Bộ Lại chỉ cho biết vào năm Tân Tỵ (1821) “đổi lệnh sử 6 bộ làm ty Thanh lại” [73, tr.28], trong khi phần ghi chép về Bộ Binh không hề đề cập đến sự kiện quan trọng này [73, tr.53-54] [80, tr.15-16]. Thông tin trong Đại Nam thực lục [113, tr.141] cũng quá sơ sài. Các nguồn tài liệu liên quan đều không cho biết vào tháng 5 năm Tân Tỵ (1821), các Lệnh sử ty đã được đổi thành Thanh lại ty cụ thể ra sao, cũng như có bao nhiêu Thanh lại ty được đặt ở Lục bộ nói chung, Bộ Binh nói riêng. Đồng thời, q trình thành lập hay chuyển đổi để tạo thành những bộ phận lệ thuộc khác ngoài các Thanh lại ty ở Bộ Binh cũng nằm trong tình trạng tương tự!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của bộ binh dưới triều minh mệnh ( 1820 1840) (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)