- Hỗ trợ ngƣời nộp thuế các thơng tin có trong tài lƣu trữ tại Chi cục Thuế
2.5.1. Phục vụ việc kiểm tra, giám sát kê khai thuế.
Kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế là một trong các nhiệm vụ quan trọng của cơ quan thuế. Làm tốt đƣợc nhiệm vụ này cơ quan thuế có thể giúp nhà nƣớc tăng nguồn thu vào ngân sách, tránh đƣợc việc trốn thuế, gian lận về thuế của ngƣời nộp thuế.
Ví dụ 1: Để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát kê khai thuế của ngƣời nộp thuế cán bộ Đội Kiểm tra thuế phải sử dụng tài liệu lƣu trữ là các Hồ sơ kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp để kiểm tra, rà soát xem các doanh nghiệp đã kê khai đúng và đủ số thuế phải nộp chƣa. Thông qua việc kiểm tra thông tin từ các tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế của các doanh nghiệp
cán bộ Đội Kiểm tra có thể phát hiện sự mâu thuẫn trong kê khai nhƣ một doanh nghiệp có doanh thu lớn mà số thuế phải nộp ít và so sánh với các doanh nghiệp khác có cùng quy mơ kinh doanh thì số thuế của doanh nghiệp này nộp ít hơn. Đây là một trong những dấu hiệu giúp cho cán bộ Đội Kiểm tra thuế xác định doanh nghiệp đó có gian lận thuế do mua khống hóa đơn đầu vào. Cán bộ Đội Kiểm tra thuế căn cứ vào bảng kê hàng hóa mua vào của doanh nghiệp (tại bảng kê này doanh nghiệp đã kê khai những hóa đơn đầu vào để đƣợc khấu trừ thuế) yêu cầu doanh nghiệp xuất trình những tờ hóa đơn gốc mà đã đƣợc kê khai trong bảng kê để kiểm tra tính trung thực của những hóa đơn đó. Kết hợp với việc kiểm tra hóa đơn đầu vào là việc kiểm tra các chứng từ kèm theo với hóa đơn đó (hợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng, biên bản nghiệm thu,…) và kiểm tra thực tế số lƣợng hàng hóa ghi trong hợp đồng với số lƣợng hàng hóa tại kho. Tại thời điểm kiểm tra, nếu doanh nghiệp khơng trình ra đƣợc những tài liệu chứng minh hóa đơn kê khai là hợp lệ (hợp đồng, thanh lý, biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao hàng hóa hoặc các phiếu xuất nhập kho,…), khơng giải trình đƣợc số lƣợng hàng hóa đã tiêu thụ hoặc cịn tồn kho tại đơn vị thì cán bộ Kiểm tra thuế sẽ kết luận doanh nghiệp đó có gian lận về thuế, trốn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, loại bỏ hóa đơn khơng hợp lệ ra khỏi bảng kê khai thuế, truy thu thuế của doanh nghiệp.
Ví dụ 2: Trở lại ví dụ về các doanh nghiệp hoàn thuế giá trị gia tăng. Theo quy định về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại Quyết định số 1329/QĐ-TCT ngày 18/9/2002 ban hành quy trình quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng thì một trong những trách nhiệm của cơ quan thuế là phải kiểm tra thủ tục hoàn thuế, kiểm tra xác định số thuế đƣợc hoàn. Căn cứ vào hồ sơ xin hoàn thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp để phân chia thành 02 đối tƣợng:
+ Đối tƣợng hoàn thuế trƣớc, kiểm tra sau thƣờng đƣợc áp dụng đối với doanh nghiệp hoàn thuế lần đầu. Hồ sơ hoàn thuế của những doanh nghiệp này
đƣợc chuyển cho Đội kê khai - Kế toán thuế và tin học xử lý. Cán bộ Đội Kê khai căn cứ vào số liệu trong hồ sơ hoàn của doanh nghiệp để đối chiếu các số liệu liên quan giữa số thuế giá trị gia tăng (GTGT) doanh nghiệp đề nghị hoàn; biểu kê khai tổng hợp của doanh nghiệp về thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ, thuế GTGT đầu vào chƣa đƣợc khấu trừ hết với số liệu trong tài liệu lƣu trữ tại cơ quan thuế là các Hồ sơ kê khai thuế gồm tờ khai nộp thuế GTGT tháng, quyết tốn thuế của năm có liên quan, các bảng kê chi tiết hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra; tình hình sử dụng hóa đơn chứng từ của doanh nghiệp. Trƣờng hợp qua kiểm tra hồ sơ phát hiện số liệu có sai lệch, cán bộ Đội Kê khai trình lãnh đạo cơ quan thuế ra thơng báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để giải trình bổ sung. Nếu doanh nghiệp có thể giải trình bổ sung thì sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu trên hồ sơ của doanh nghiệp và số liệu tại cơ quan thuế, cán bộ Đội Kê khai xác định số thuế GTGT đƣợc hồn để trình lãnh đạo quyết định hồn thuế cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp khơng giải trình bổ sung đƣợc và có dấu hiệu vi phạm thì cán bộ Đội Kê khai sẽ làm văn bản gửi cơ quan quản lý thuế cấp trên thanh tra làm rõ.
+ Đối tƣợng kiểm tra trƣớc, hoàn thuế sau thƣờng đƣợc áp dụng đối với những doanh nghiệp thành lập dƣới 1 năm, những doanh nghiệp đã có hành vi gian lận thuế hoặc những doanh nghiệp có tiềm ẩn gian lận thuế nhƣ những doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy, hải sản. Hồ sơ hoàn thuế của những doanh nghiệp này sẽ đƣợc chuyển đến cho Đội Kiểm tra thuế xử lý. Khác với những doanh nghiệp hoàn trƣớc kiểm tra sau là chỉ đối chiếu số liệu trong hồ sơ hoàn thuế với số liệu kê khai của doanh nghiệp tại cơ quan thuế thì những doanh nghiệp thuộc diện kiểm tra trƣớc hoàn sau cán bộ Đội Kiểm tra cần phải đối chiếu, kiểm tra nhiều hồ sơ, tài liệu có liên quan hơn. Ngồi việc đối chiếu số liệu giống nhƣ Đội Kê khai, cán bộ Đội kiểm tra còn yêu cầu doanh nghiệp cung cấp những tài liệu khác để xác minh nhƣ: Hợp đồng kinh tế liên
quan đến hồn thuế. Kiểm tra tờ khai hàng hóa xuất khẩu có xác nhận theo quy định của cơ quan hải quan về hàng hóa xuất khẩu, hóa đơn chứng từ liên quan đến hàng hóa mua vào, bán ra; chứng từ thanh tốn của hàng hóa, dịch vụ mua bán liên quan đến hoàn thuế; báo cáo kế tốn, báo cáo xuất nhập tồn kho hàng hóa; báo cáo tiêu thụ và các sổ sách kế toán, chứng từ và hồ sơ tài liệu có liên quan đến việc xác định số thuế GTGT đƣợc hoàn. Cán bộ Đội Kiểm tra dựa vào tài liệu lƣu trữ là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đối chiếu với sổ sách kế toán, chứng từ kế toán của doanh nghiệp đồng thời có thể kiểm tra thực tế hàng hóa tại kho của doanh nghiệp để xác định số thuế đƣợc hoàn của doanh nghiệp hoặc xác định doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm trình cơ quan cấp trên xử lý.