Một số phong tục tập quán liên quan đến các nguồn nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tri thức bản địa về sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người Thái Mường Xang (Mộc Châu, Sơn La) (Trang 43 - 46)

1.3. Tín ngƣỡng và phong tục tập quán liên quan đến các nguồn nƣớc

1.3.2. Một số phong tục tập quán liên quan đến các nguồn nước

Trước kia, người Thái Mường Xang có tập quán uống nước lã lấy từ khe, suối chứ không đun nước sôi như hiện nay. Mỗi khi đi ra đồng hay lên rừng, đi làm nương, người dân thường dùng ống tre, ống bương lấy nước suối đem theo để uống. Đồng bào cho rằng, nước khe suối chảy từ núi ra rất trong sạch, mát mẻ và tinh khiết nên không cần thiết phải đun sôi. Bên cạnh đó, người Thái ở đây còn có tập quán “ăn cơm nắm, tắm cởi truồng”. Ở bất kỳ bến tắm nào cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người dân bản cùng nhau vừa tắm táp vừa chuyện trò rôm rả. Hình ảnh những thiếu nữ Thái tắm bên dòng suối đã trở thành một trong những hình ảnh rất đẹp, nên thơ và đặc trưng của người Thái xưa kia.

Người Thái thường cư trú ở những địa bàn có nhiều nguồn nước để

thuận tiện trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi cũng như sinh hoạt hàng ngày, đó cũng thường là những nơi có độ ẩm tương đối cao. Để thích nghi với điều kiện môi trường sống, đồng bào Thái làm nhà sàn để ở, vừa tránh được thú dữ, rắn rết lại vừa tránh được sự ẩm thấp gây hại cho sức khỏe. Mái nhà sàn của đồng bào Thái được lợp bằng nhiều lớp gianh dày, được thiết kế với độ dốc hợp lý sao cho không đọng nước mưa để giữ độ bền cho mái mà lại không quá dốc, quá cao để tránh gió lốc. Để gỗ làm nhà không bị mối mọt, đồng bào Thái ngâm gỗ trong bùn ao. Theo kinh nghiệm của các cụ già, nếu gỗ dùng để làm nhà hoặc các công trình cần độ bền thì phải ngâm gỗ trong nước một thời gian để cho nước ngọt trong gỗ rút ra ngoài, nước bùn đắng

thấm vào gỗ, mối mọt không đục được. Gỗ hoặc tre để làm nhà thường được chặt vào mùa đông – mùa thân gỗ đã rút hết nước, gỗ săn chắc và ít bị mối mọt. Khi mang gỗ từ rừng về đồng bào ngâm gỗ, tre trong nước (trong ao – khoảng vài tháng) sau đó vớt lên để khô rồi mới sử dụng chúng để xây dựng nhà cửa hoặc làm các công việc khác. Bên cạnh việc ở nhà sàn để chống ẩm, đồng bào còn dựng nhà sàn nhỏ như nhà kho để chứa thóc ngô dự trữ. Cách làm này giúp thóc, ngô được cất giữ lâu hơn, hạn chế mối mọt và đặc biệt là không bị ẩm mốc.

Trước đây, khi dựng nhà sàn, một số gia đình đồng bào Thái ở Mường Xang còn làm một máng nhỏ đựng nước để ở dưới bậc thang trước khi lên nhà. Đồng bào Thái thường có thói quen đi chân đất, chính vì vậy khi lên nhà sàn thường khiến cho sàn nhà bị bẩn. Do đó, đồng bào đã làm một máng nước đặt ở dưới bậc thang để mọi người rửa chân trước khi lên nhà. Máng nước này thường được làm từ một khúc gỗ bổ đôi, khoét rỗng ruột. Trong máng nước có một chiếc bát hoặc cái ca nhỏ để múc nước. Bên cạnh máng nước, đồng bào còn đặt một tấm gỗ sạch để mọi người đứng rửa chân cho sạch sẽ mới được bước lên cầu thang để vào nhà.

Tiểu kết chƣơng 1

Tri thức bản địa là những kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình sinh sống và lao động sản xuất, thể hiện khả năng thích nghi của con người với môi trường. Tri thức bản địa rất phong phú và đa dạng, bao hàm nhiều lĩnh vực trong đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất. Tri thức bản địa được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện nay tri thức bản địa đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững, vì vậy được các nhà khoa học cũng như các nhà hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu, ứng dụng.

Nhóm Thái Trắng từ Lào di cư đến Mường Xang từ thế kỷ XIV. Trải qua quá trình sinh sống lâu đời ở đây những truyền thống văn hóa cũng như tri thức trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống của đồng bào nơi đây được hình thành và phát triển mang đậm dấu ấn của vùng đất và con người nơi đây. Ngày nay, cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của môi trường tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của vùng và cả nước, văn hóa của người Thái ở Mường Xang, nói chung và tri thức bản địa của họ đã có nhiều biến đổi để thích nghi với điều kiện mới, nhưng vẫn còn bảo lưu nhiều yếu tố truyền thống tốt đẹp của tộc người.

Chƣơng 2

VAI TRÒ VÀ CÁCH ỨNG XỬ VỚI CÁC NGUỒN NƢỚC CỦA NGƢỜI THÁI MƢỜNG XANG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tri thức bản địa về sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người Thái Mường Xang (Mộc Châu, Sơn La) (Trang 43 - 46)