Luật tục về quản lý và bảo vệ nguồn nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tri thức bản địa về sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người Thái Mường Xang (Mộc Châu, Sơn La) (Trang 61 - 63)

2.2. Tri thức bản địa trong việc quản lý và bảo vệ các nguồn nƣớc

2.2.2. Luật tục về quản lý và bảo vệ nguồn nước

Do nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nước đối với đời sống, nên người Thái đã có những quy định khá cụ thể trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Để bảo vệ nguồn nước, luật tục hịt khoong ở từng mường của người Thái quy định về trách nhiệm và các hình thức xử phạt đối với những người vi phạm nguồn nước.

Luật tục của đồng bào Thái có những quy định rất cụ thể về trách nhiệm và các hình thức xử phạt đối với những người có hành động vi phạm nguồn nước như: Không được làm ô nhiễm nguồn nước, quy định về đánh cá ở “vũng cấm” và bảo tồn các sinh vật sống dưới nước, xử phạt tội ăn cắp nước ở ruộng, tội tháo máng nước,…

- Đối với nguồn nước suối: đồng bào có quy định con suối là tài sản

chung của cộng đồng, mọi người đều có quyền sử dụng và khai thác những nguồn lợi từ suối. Mỗi gia đình có quyền được chọn một đoạn suối hoặc gần nhà hoặc thuận tiện cho việc nuôi cá để sử dụng riêng, nhưng người ấy phải làm dấu hiệu bằng cách chặt cành cây rấp đoạn suối ấy lại và treo lên ngọn cây một ta leo. Điếu đó nhằm thông báo cho những người khác biết đoạn suối này đã có chủ, mọi người phải tôn trọng, không ai được chiếm đoạt, không được đánh bắt cá ở đây.

- Đối với nguồn nước sinh hoạt: luật tục quy định “Bất cứ ai từ lang đạo

đến dân thường, nếu làm thịt lợn, gà, trâu, bò hoặc phóng uế ở đầu nguồn nước đều bị phạt vạ từ 5 quan tiền đồng đến 3 nén bạc, kèm rượu thịt và phải làm sạch nguồn nước”.

- Đối với việc xử phạt tội ăn cắp nước ở ruộng, tội tháo máng nước: luật

tục quy định “nếu tháo nước ruộng (bộc táng na - tháo chỗ nước chảy ở bờ ruộng) của người khác để ăn cắp nước, người tháo nước phải chịu phạt một lạng bạc; kèm rượu, lợn và mất một đồng cân bạc, kèm rượu gà cúng vía cho

chủ ruộng. Nếu lấy máng nước (bộc ống tang na - tháo ống dẫn nước đặt qua bờ ruộng) ở bờ ruộng của người khác để ăn cắp nước, người tháo nước phải chịu phạt ba lạng bạc, kèm rượu, lợn và mất một đồng cân bạ c, kèm theo rượu gà cúng vía cho chủ ruộng” [24, tr. 660]

- Đối với việc xử phạt tội ăn cắp cá : luật tục quy định “ai ăn cắp đó

(xay) đang ngâm, phải phạt 15 lạng bạc, kèm theo rượu, trâu ; cúng vía cho chủ đó 1,5 lạng bạc đồng thời trả lại đó và số cá đã lấy. Nếu ai ăn cắp đó ban

ngày, phải phạt vạ 5 lạng bạc, kèm theo rượu, trâu; cúng vía cho chủ đó 1

lạng bạc và trả lại đó và số cá đã lấy. Ai ăn cắp đống đá bẫy cá dưới suối phải phạt 15 lạng bạc, kèm theo rượu, trâu; cúng vía cho chủ đống đá 1,5 lạng bạc và trả lại số cá đã lấy. Ai tát trộm ao (kháng nọng) phải phạt 15 lạng bạc, kèm theo rượu, trâu, cúng vía cho chủ ao 1,5 lạng bạc và trả lại số cá đã lấy. Ai tát trộm vũng cá cạnh nhà (kháng hem), phạt 25 lạng bạc, kèm theo rượu, trâu, cúng vía cho chủ vũng 1,5 lạng bạc và trả lại số cá đã lấy”. [24, tr.674]

- Đối với hệ thống mương phai: việc quản lý và khai thác được đồng bào

tổ chức khá chặt chẽ. Cũng như ở những vùng khác của đồng bào Thái, người Thái ở Mường Xang cử ra một người để trông coi hệ thống mương phai của mỗi bản. Khi phai hỏng nhẹ, người quản lý mương phai tự sửa chữa, phai hỏng nặng thì báo tạo biết để điều thêm người đến phụ giúp sửa chữa. Những người đảm nhiệm công việc này được miễn tất cả các công việc của mường như phu phen, tạp dịch,… Tuy nhiên, những người dân bản cũng rất tự giác trong việc trông coi và bảo vệ hệ thống mương phai của bản mình. Nếu trong lúc đi thăm ruộng, ai thấy đoạn mương nào hỏng thì sửa, nếu thấy hỏng nặng thì thông báo cho người quản lý mương phai để huy động mọi người cùng khắc phục. Hệ thống mương phai được tổ chức nạo vét hàng năm, trước khi bước vào mùa vụ. Thông thường, mương chảy qua ruộng nhà ai thì gia đình đó tự nạo vét, tu sửa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tri thức bản địa về sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người Thái Mường Xang (Mộc Châu, Sơn La) (Trang 61 - 63)