Vai trò của nguồn nước trong đời sống tín ngưỡng truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tri thức bản địa về sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người Thái Mường Xang (Mộc Châu, Sơn La) (Trang 73 - 80)

2.3. Vai trò của nguồn nƣớc trong đời sống tộc ngƣời

2.3.3. Vai trò của nguồn nước trong đời sống tín ngưỡng truyền thống

Không những có vai trò quan trọng trong đời sống vật chất, nước còn có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào Thái. Trong tâm thức của đồng bào, nước như một biểu tượng của sự sống, của sức mạnh, của sự tinh khiết. Nước với một sức mạnh vô hình có thể cuốn phăng đi mọi

thứ xấu xa, tội lỗi trên trần gian; nước có thể đem lại sự sống nhưng cũng có thể lấy đi sự sống của con người. Nước vừa cụ thể, gần gũi, hiền hòa lại vừa xa lạ, hung tợn, huyền ảo,… Đồng bào Thái quan niệm nước cũng có linh hồn, mỗi dòng sông, con suối đều có thần (ma) canh giữ. Đồng bào hình tượng hóa thần (ma) nước như những nhân vật cụ thể, có khi là những con vật kỳ quái như thuồng luồng (tộ ngước) và quan niệm rằng những nhân vật này quản lý nước và các nguồn lợi dưới nước. Con người muốn sử dụng nước hoặc muốn khai thác những nguồn lợi dưới nước phải xin phép những vị thần này. Nếu chưa xin phép mà khai thác hoặc làm những việc sai trái, vi phạm thì sẽ bị các vị thần này trừng phạt bằng nhiều cách khác nhau, có thể bị chết do lũ lụt hay ốm chết bất thường. Vì vậy, hàng năm vào những dịp nhất định con người phải dâng lễ vật cho thần nước. Người ở bản mường nào thì cúng thần nước ở các con sông, suối chảy qua mường, bản đó. Lễ cúng ma nước thường kết hợp trong các lễ xên bản, xên mường.

Đối với đồng bào Thái, nước là yếu tố linh thiêng, có thể giúp thanh tẩy mọi điều xấu xa, không may mắn cho con người. Điều này được thể hiện một cách khá rõ nét trong những nghi lễ có liên quan đến yếu tố nước mà chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở phần sau. Điều đáng chú ý là trong tang ma của đồng bào Thái, yếu tố nước cũng được thể hiện rất phong phú. Đồng bào cho rằng, nước có thể thanh tầy giúp cho hồn người chết được sạch sẽ, thanh thoát khi về mường Trời với tổ tiên. Vốn là cư dân trồng lúa nước nên những sinh hoạt thường ngày gắn liền với nước rất quen thuộc với đồng bào Thái, nên khi chết đi, trong bài cúng ma của đồng bào có những đoạn kể về các công việc gắn liền với yếu tố nước, chẳng hạn như:

“Pó hau chắng hẹ xạm sóc tốc nọng

Mong xẹn tạ tốc nằm Dú hụa hưa tót hẹ đai

Dú tái hưa tót hẹ mạy

Đáy pạ khé tộ hạng lâng, pạ châng hạng kíu Đáy tốn pạ xiu hụa lẹm”

Dịch nghĩa:

“Cha mới đem chài quăng xuống ao Đem lưới quăng xuống đầm

Đứng mũi thuyền quăng chài tơ Đứng trên bờ quăng chài chỉ Quăng được cá chiên đuôi xòe Quăng được cá mè đuôi thon

Được cả cá xíu đầu nhọn” [21, tr.263]

Trong thế giới quan của đồng bào Thái ở Mường Xang, ngoài thế giới trần gian (mường Lúm) của những người đang sống còn có những thế giới khác. Những thế giới ấy đều được gọi bằng “mường”, đó là mường Trời - mường của những người đã khuất, mường Bôn - mường giữa đất và trời. Những lời ca trong bài mo đám ma của đồng bào Thái Mường Xang cho thấy, Mường Trời là nơi sinh sống của những người đã khuất, nơi đó cũng có cuộc sống như ở trần gian có lao động sản xuất, có các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, giải trí, có các nhu cầu cần thiết về ăn, mặc, ở,… như những người còn sống. Ở mường Trời cũng có những cảnh quan như mường Lúm, có sông, suối, có ruộng nương, có mường bản với những ngôi nhà san sát,… Điều đáng chú ý là ở mường Trời cũng có những thể chế xa hội như ở mường, bản nơi trần gian. Người đứng đầu mường trời là Then Luông, dưới Then Luông là các Then khác như Then Xính, Then Chao,… Mường Trời tuy có những hoạt động như ở mường trần xong đó cũng là vùng đất có nhiều điều khác lạ so với mường trần. Đó là nơi có con sông ba năm mới có một giọt nước, là nơi có cây cầu trơn trượt bắc qua con sông rộng lớn và nếu hồn người chết

không cẩn thận để rơi xuống sông thì linh hồn người đó sẽ bị tan chảy vĩnh viễn,… Song đó cũng là mảnh đất của lễ hội, nơi vui chơi của những người đã khuất, đó là vùng “báo tộ cáy na hoan, xạo tố con na lếnh”- nơi diễn ra những trò chơi truyền thống của người Thái như ném còn, múa xòe,… Đó cũng là nơi hội tụ, gặp gỡ chuyện trò thân mật của những người đã khuất,…

Theo lời mo miêu tả, đoạn đường thầy mo dẫn hồn người chết lên mường Trời được chia hai phần: đoạn đường ở dưới mường trần và đoạn đường ở trên mường trời. Đoạn đường ở dưới mường trần, thầy mo dẫn hồn người chết đi qua các địa danh có thật. Từ nơi người chết sinh sống trước kia đến trung tâm Mường Xang thì dừng lại để hồn người chết xuống thắp hương cho tổ tiên. Tiếp đó, thầy mo dẫn hồn người chết qua các địa danh lần lượt theo thứ tự từ Vắt chương Khăm” (Bản Mòn), “Kẹm Hóom” (Dốc 75) đến Chiềng Đi, Chồ Lồông, Mường Khoa, Mường Men, Pác Tân – nơi giáp với sông Đà. Tại đây, hồn người chết phải làm bè nứa để vượt sông sang Chợ Bờ (thuộc tỉnh Hòa Bình). Ở đây, hồn người chết được dừng lại nghỉ ngơi và mua quà lên tặng tổ tiên (mua gương gửi ma, mua lược lên tặng tổ tiên). Từ đây, thầy mo dẫn hồn người chết tiếp tục xuôi sông Đà đến vùng đá ba tảng, nước chín nguồn. Nơi tiếp giáp cuối cùng giữa mường trời và mường trần là:

“nơi nước chảy hiền hòa dữ dội, nước uốn lượn lên mường Bôn, nước quanh co lên mường Trời”

Con đường lên mường Trời của hồn người chết phải đi qua những địa danh như sông “Nằm tá khái, sông “nằm tá khớ mương men”, bến Tò, bến “nước nguồn đá đỏ”,… trong đó: sông Nằm tá khái là một con sông lớn, hung dữ, chảy qua các bản mường lớn nhỏ, gây nên những trận lụt lớn :

“Chắng mưa tốc xớ nằm tá Khái mương

Nằm tá Lốc, tá Lo phong dón

Pó cháu chắng lắm đủ đo cánh le đủ đo Le hện nằm nong mương Bộn thuốm chảy Nằm lạy lắng pán tang

Báu mi hưa lếch xớ báu pạy thọng Báu mi hưa tong xớ báu khám đáy”.

Dịch nghĩa:

“… tới sông Ta Khái Mường Trời sóng cuộn Sông Ta Lốc, Ta Lo Mường Trời sóng vỗ Cha ngắm xem, nhìn xem

Nước lũ Mường Trời ngập ngọn cây chò Nước tràn ngập ngăn lối

Không có thuyền sắt thì không qua nổi

Không có thuyền đồng thì không qua được”. [21, tr. 503] Trong đoạn mo dẫn hồn vía những người sống đi đưa hồn người chết về trời trở về trần gian, khi dẫn vía về đến bản làng thầy mo bắt vía phải tắm để gột rửa tất cả những gì thuộc về thế giới âm - thế giới của những hồn ma, trước khi sang thế giới dương - thế giới của những người sống. Việc tắm vía này sẽ giúp cho những người còn sống tin rằng, vía của họ không bị vấy bẩn của các hồn ma của mường Trời, điều này giúp họ không bị đau ốm hay xui xẻo sau khi từ đám tang trở về.

Tiểu kết chƣơng 2

Mường Xang có nguồn nước thiên nhiên khá phong phù và dồi dào, song để khai thác nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho có hiệu quả cao nhất không phải đơn giản. Trải qua quá trình lao động, đồng bào đã đúc rút và tích lũy những kinh nghiệm quý báu để sử dụng các nguồn nước một cách hợp lý. Bên cạnh đó, họ cũng đã xây dựng nên những luật tục nghiêm ngặt để sử dụng và bảo vệ nguồn nước, giữ cho nguồn nước luôn trong sạch và đảm bảo đủ để phục vụ sản xuất cũng như sinh hoạt của con người. Trong đó, hệ thống mương phai là giải pháp cung cấp nước hiệu quả nhất trong canh tác lúa nước ở vùng thung lũng nhưng địa hình không bằng phẳng. Hệ thống này thể hiện tri thức và kinh nghiệm dân gian quý báu của đồng bào Thái trong công tác thủy lợi dẫn thủy nhập điền.

Tri thức trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước của đã góp phần sử dụng bền vững tài nguyên nước, duy trì nguồn nước sạch và giữ cân bằng môi trường sinh thái. Việc quản lý và bảo vệ nguồn nước thông qua luật tục và các quy ước chung được dân bản nghiêm chỉnh tự giác chấp hành, bởi nó giải quyết được các vấn đề thiết thực trong đời sống của chính họ.

Nguồn nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của đồng bào Thái ở Mường Xang. Nước vừa là yếu tố cần thiết, quan trọng hàng đầu trong nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước của đồng bào; là môi trường sinh sống của các loại thủy sản, cung cấp nguồn thực phẩm phong phú và dồi dào cho con người. Bên cạnh đó, yếu tố nước còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, tinh thần của cộng đồng. Chính vì vậy, người Thái ở Mường Xang đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng nguồn nước sao cho hợp lý, thực hành nhiều nghi lễ để cầu mong có được nguồn nước dồi dào phục vụ cho cuộc sống, đồng thời thể hiện tầm quan trọng của nguồn nước đối với con người.

Những quan niệm về nước của đồng bào Thái đã phản ánh kinh nghiệm dân gian cũng như bản sắc văn hóa tộc người, thể hiện điều kiện sống và cách ứng xử với môi trường của đồng bào Thái ở Mường Xang. Những quan niệm đó cùng với tri thức trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước của đồng bào Thái, đã giúp cho đồng bào có thể thích nghi một cách dễ dàng với môi trường và sinh tồn, phát triển đến ngày nay.

Chƣơng 3

NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG VIỆC SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƢỚCCỦA NGƢỜI THÁI MƢỜNG XANG

Kể từ năm 1986, khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới, tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó đến nay, đất nước đã có những thay đổi to lớn theo chiều hướng tích cực trên nhiều lĩnh vực, nhất là nền kinh tế hàng hóa phát triển ngày càng mạnh mẽ, đời sống của nhân dân cả nước nói chung và của người Thái ở Mường Xang nói riêng được cải thiện đáng kể. Trong đó, có nhiều chương trình, dự án phát triển được Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đầu tư thực hiện, đã giúp cuộc sống của đồng bào các dân tộc nói chung và người Thái Mường Xang thay đổi nhiều mặt so với trước đây. Những yếu tố đó đã tác động mạnh mẽ đến tri thức trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người Thái Mường Xang.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tri thức bản địa về sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người Thái Mường Xang (Mộc Châu, Sơn La) (Trang 73 - 80)