Những biến đổi trong việc bảo vệ nguồn nƣớc và các phong tục tập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tri thức bản địa về sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người Thái Mường Xang (Mộc Châu, Sơn La) (Trang 86 - 89)

3.1.1 .Những biến đổi trong canh tác nông nghiệp

3.2. Những biến đổi trong việc bảo vệ nguồn nƣớc và các phong tục tập

tập quán, các nghi lễ liên quan đến nguồn nƣớc

3.2.1. Những biến đổi trong việc bảo vệ và quản lý các nguồn nước

Do hiện nay đã có hệ thống nước sạch đưa về tận nhà nên nước tại các khe suối không còn là nguồn nước chính trong sinh hoạt của đồng bào. Hầu hết những sinh hoạt hàng ngày liên quan đến khe suối trước đây đều đã được thực hiện ở nhà, các dòng suối không còn là nơi gặp mặt hàng ngày của bà con dân bản. Chính vì vậy, việc bảo vệ nguồn nước ở các khe suối cũng không còn được thực hiện nghiêm ngặt như trước kia.

Hiện nay, các bản mường không còn những quy định cụ thể trong việc bảo vệ nguồn nước sinh hoạt mà chủ yếu dựa vào ý thức của từng người dân. Nhiều người, nhất là người già, vẫn nhớ những quy định trước kia của cha ông và duy trì thực hiện. Tuy nhiên, do dân số ngày càng đông cùng với sự thay đổi của xã hội hiện đại, việc bảo vệ các dòng suối khỏi nạn ô nhiễm đã không còn được người dân thực hiện nghiêm túc như trước kia, nhất là thanh thiếu niên.

Đối với hệ thống mương phai, do đã được bê tông hóa nên những quy định về bảo vệ và xây dựng, tu bổ hàng năm trước đây đã không còn phù hợp. Thay vì cử ra một người chịu trách nhiệm trông coi hệ thống mương phai như trước kia, giờ đây dân bản cùng nhau quản lý, gìn giữ hệ thống này. Do đã được bê tông hóa nên việc trông coi, bảo vệ cũng dễ dàng hơn, dân bản quy định “ngầm” với nhau những việc như: không vứt rác vào mương, không tự ý phá mương lấy nước,… Mọi người đều có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ hệ thống mương phai vì lợi ích chung của cả bản mường, trong đó có gia đình mình và bản thân.

Đối với việc ăn cắp nước, những quy định của luật tục trước kia giờ đây không còn phù hợp. Mặc dù không có quy định hay hình thức xử phạt cụ thể nào được đưa ra, nhưng trong cộng đồng vẫn tự ý thức trong việc lấy nước từ ruộng của người khác để tránh xảy ra xích mích, mâu thuẫn. Hiện nay, các chủ ruộng tự thỏa thuận trong việc lấy nước canh tác dựa trên những nguyên tắc của việc chia nước trước kia. Tuy nhiên, không phải ai cũng tuân thủ nguyên tắc này nghiêm ngặt như trước. Có những chủ ruộng ở phía dưới ban đêm đi tháo nước từ ruộng trên xuống ruộng nhà mình không cần biết ruộng trên có đủ nước canh tác hay không, có trong thời gian cày bừa hay bón phân và làm cỏ cần phải để nước lặng để giữ độ màu mỡ cho đất không. Trước những hành động như vậy, chủ ruộng phía trên cũng phải đi canh để đắp lại các đoạn bờ do chủ ruộng dưới tháo ra. Việc này đã gây nên những xích mích, mâu thuẫn trong bản, mường khiến cho an ninh trật tự và tính cố kết cộng đồng, tình làng nghĩa xóm không còn được đảm bảo như xưa.

Bên cạnh đó, những cánh rừng đầu nguồn nước giờ đây hầu như không còn được bảo vệ nghiêm ngặt như trước đây. Do dân số trong các bản mường tăng cao, nhu cầu khai thác lâm sản ngày càng lớn nên tốc độ chặt phá rừng đầu nguồn diễn ra rất nhanh. Hiện nay, những cánh rừng đầu nguồn hầu như

không còn cây to, cây cổ thụ, diện tích rừng cũng còn lại rất ít, nhường chỗ cho đất sản xuất hay đất trống đồi núi trọc do bị khai thác cạn kiệt để lấy lâm thổ sản. Chính vì vậy, lưu lượng dòng nước ở các khe suối hiện nay cũng không được dồi dào và trong sạch như trước kia, mà cạn kiệt vào mùa khô, hung dữ và vẩn đục vào mùa mưa.

3.2.2. Những biến đổi trong phong tục tập quán và nghi lễ liên quan đến nguồn ngước đến nguồn ngước

Cùng với sự biến đổi trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước, những nghi lễ và tập quán trong lĩnh vực này cũng có sự thay đổi đáng kể. Ngày nay, dù vai trò quan trọng của nguồn nước trong mọi mặt đời sống của đồng bào vẫn còn nguyên giá trị, nhưng cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội và biến đổi của môi trường tự nhiên, những nghi lễ và tập quán truyền thống của người Thái Mường Xang cũng dần thay đổi.

Tập quán uống nước lã trực tiếp từ khe suối hay nước mưa của đồng bào đã được xóa bỏ, trừ một số trường hợp đặc biệt như khi đi làm hay đi xa không mang đủ nước đun sôi theo. Lý do một phần là do nguồn nước tự nhiên không còn được trong sạch như trước, bên cạnh đó, người dân cũng đã ý thức được việc cần phải giữ gìn vệ sinh trong ăn uống để bảo vệ sức khỏe. Thay vì uống nước lã, đồng bào chuyển sang uống nước đun sôi, một số gia đình có điều kiện còn sử dụng nước tinh khiết mua trên thị trường.

Do nguồn nước sinh hoạt đã được đưa về tận nhà, nên tập quán “ăn cơm nắm, tắm cởi truồng” ở bến nước chung cũng không còn phổ biến như trước kia, nếu còn cũng chỉ ở những điểm dân cư hẻo lánh và với nam giới, trẻ nhỏ là chủ yếu.

Nghi lễ cầu mưa truyền thống hàng năm cũng đã bị mai một từ lâu. Gần đây, nghi lễ này đã được khôi phục trở lại, nhưng không còn giữ được nguyên gốc như trước đây. Hiện nay, chính quyền địa phương đã có phương án để

phục hồi nghi lễ truyền thống này, tuy nhiên do điều kiện đã có nhiều thay đổi nên nghi lễ mang nặng tính trình diễn nhiều hơn. Bên cạnh đó, ngày nay hệ thống mương phai truyền thống đã không còn được sử dụng, chính vì vậy, nghi lễ cúng thần nước trước khi xây dựng phai cũng bị mất đi.

Phong tục “xuối ná pị mớ” – rửa mặt đầu năm ngày nay vẫn được đồng bào thực hiện như một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Tuy vậy, phong tục này cũng không còn phổ biến như trước đây. Chỉ những gia đình có người cao tuổi mới thực hành phong tục này, còn những thanh niên trẻ hầu như không còn quan tâm nữa. Trong khi đó, một số nghi lễ mang tính tâm linh truyền thống liên quan đến nguồn nước hầu như vẫn được người Thái Mường Xang gìn giữ khá nguyên vẹn, nhất là lễ “giải khó giải hán”. Mặc dù xã hội đã thay đổi khá nhiều, nhưng hiện nay người dân vẫn thực hiện khá nghiêm ngặt nghi lễ này. Điều này có thể lý giải là do nghi lễ “giải khó giải

hán” liên quan đến vận hạn, số mệnh, tâm lý của con người nên vẫn được

người dân tin theo và thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tri thức bản địa về sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người Thái Mường Xang (Mộc Châu, Sơn La) (Trang 86 - 89)