3.1.1 .Những biến đổi trong canh tác nông nghiệp
3.4. Tác động của sự biến đổi tri thức sử dụng và bảo vệ nguồn nƣớc đến
đến đời sống của ngƣời Thái ở Mƣờng Sang hiện nay
- Đến canh tác nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản: như trên đã
đề cập, hệ thống mương phai hiện được Nhà nước đầu tư kiên cố hóa bằng bê tông, thực sự đã đem lại hiệu quả cao trong sản xuất lúa nước. Với hệ thống mương phai kiên cố, việc dẫn nước vào đồng ruộng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn, đỡ tốn thời gian và công sức xây dựng, tu bổ hàng năm; lưu lượng nước phục vụ cho sản xuất luôn được đảm bảo. Đồng thời việc quản lý hệ thống mương bê tông cũng đơn giản và thuận tiện hơn so với trước đây. Qua đó, góp phần giúp cho đồng bào chuyên tâm lao động sản xuất.
Tuy vậy, sự kiên cố hóa của hệ thống mương phai đã khiến cho hình thức làm “lụm” bẫy cá không còn. Ngoài ra, những con suối bị ô nhiễm cũng làm cho môi trường sống của các loài thủy sản bị ô nhiễm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh bắt thủy sản tự nhiên và nguồn thức ăn của đồng bào. Do diện tích đất bị thu hẹp để làm đất ở, do đồng ruộng và nguồn nước khác bị ảnh hưởng của thuốc trừ sâu và phân hóa học sử dụng trong quá trình sản xuất lúa nước, nên việc nuôi trồng cá ở ao, ở ruộng cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Tương tự như vậy, do không còn nguồn thức ăn từ tự nhiên và nguồn nước bị ô nhiễm nên việc chăn nuôi gia cầm như ngan, vịt trên đồng và khe suối cũng dần trở nên vắng bóng.
- Đến chất lượng nguồn nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày: Do có hệ thống đường ống dẫn nước suối từ đầu nguồn về tận nhà, nên đồng bào không còn phải ra khe suối gánh nước về dùng mỗi ngày, rất thuận tiện và tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân trong sinh hoạt hàng ngày. Dòng nước do được lấy thẳng từ đầu nguồn nên rất trong sạch và không phải sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào để làm sạch. Những hộ gia đình ở xa nguồn nước cũng được sử dụng hệ thống nước sạch này.
Tuy nhiên, do mật độ dân số ngày càng cao, nạn ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, khiến nhiều đoạn suối ở phía dưới đầu nguồn chạy qua bản làng hiện đã bị ô nhiễm vì túi ni lông, rác rưởi do người dân thải ra bừa bãi, nguồn nước suối bị vẩn đục, ô nhiễm, có nơi bị tắc nghẽn dòng chảy. Bên cạnh đó, dân số tăng lên nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân ngày càng cao, rừng đầu nguồn bị phá hoại nên nguồn nước cũng đang có nguy cơ cạn kiệt trong mùa khô. Vào giờ cao điểm hàng ngày, nhất là vào buổi chiều tối, dòng nước từ hệ thống nước sạch đưa về các gia đình thường yếu, không đủ cho đồng bào sinh hoạt.
- Đến tính cố kết cộng đồng: Nếu như trong xã hội truyền thống của người Thái ở Mường Xang, những luật tục, quy định của bản, mường được người dân tuân thủ nghiêm ngặt. Chính vì vậy, tình hình an ninh trật tự trong bản, mường luôn được đảm bảo, người dân sống hòa thuận, đoàn kết. Song ngày nay, dưới tác động của sự biến đổi, những quy định của luật tục không còn phù hợp, không còn được người dân chấp hành nghiêm túc như xưa. Điều đó thể hiện ở việc dòng suối bị ô nhiễm bởi chính ý thức và hành vi của con người, các loài thủy sản không còn môi trường để sinh sống,… Những quy định trong việc bảo vệ mương phai và phân chia nguồn nước cũng không còn được người dân tuân thủ, nhất là quy định về việc chia nước giữa các ruộng với nhau, xuất hiện nhiều trường hợp các chủ ruộng ăn trộm nước của nhau dẫn đến tình trạng cãi vã, gây mất an ninh, mất đoàn kết trong cộng đồng. Bên cạnh đó, những công việc chung mang tính tập thể của người dân trong bản cũng không còn được thực hiện, như đánh bắt cá tập thể, xây dựng phai để lấy nước vào ruộng…, khiến cho người dân bản mất dần cơ hội cùng nhau làm việc và hưởng lợi, khiến cho tính cố kết trong cộng đồng dần nhạt phai.
Nguồn nước sạch từ suối đầu nguồn được đưa về từng hộ gia đình, giúp đồng bào thuận tiện hơn trong sinh hoạt hàng ngày, nhưng điều đó cũng đồng
nghĩa với việc mất đi một nét đẹp văn hóa trong đời sống sinh hoạt của đồng bào. Đó là hình ảnh hàng ngày những cô thiếu nữ rủ nhau ra suối gánh nước, là hình ảnh người dân bản cùng nhau tụ tập ở bến nước của bản, cùng nhau tắm giặt, chuyện trò vui chơi rôm rả,… Bến nước công cộng dần mất đi ý nghĩa là địa điểm sum họp, quây quần sau một ngày làm việc vất vả của người dân; là nơi linh thiêng thực hiện một số lễ nghi liên quan đến nguồn nước của bản, mường. Điều đó góp phần làm cho tinh thần cố kết, gắn bó của dân bản không còn được chặt chẽ như trước đây.
Tiểu kết chƣơng 3
Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, đời sống của người Thái ở Mường Xang cũng có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, những yếu tố truyền thống trong đời sống của đồng bào cũng dần mai một, tri thức bản địa về sử dụng và bảo vệ nguồn nước cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Ngày nay, một số tri thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người Thái Mường Xang đã không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường, vì thế chúng đã mất đi hoặc biến đổi để phù hợp với điều kiện mới. Nguyên nhân của những biến đổi này là do sự tác động của tình hình phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi môi trường, nhất là khí hậu, sự gia tăng nhanh về dân số, thành tựu của khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí và cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin,…
Mặc dù vậy, tri thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người Thái Mường Xang hiện vẫn còn chiếm một vị trí tương đối quan trọng và cần thiết trong đời sống của đồng bào, giúp người dân quản lý và sử dụng nguồn nước một cách có hiệu quả và thuận tiện, phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong sản xuất. Điều đó đặt ra yêu cầu cần có nghiên cứu đề xuất các giải pháp kết hợp hiệu quả giữa các tri thức khoa học mới với những tri thức bản địa của người dân, để bảo vệ và sử dụng tốt hơn các nguồn nước hiện có, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người, mà trước mắt là phục vụ công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay của địa phương.
KẾT LUẬN
Tri thức bản địa của người Thái Mường Xang về sử dụng và bảo vệ nguồn nước là những kinh nghiệm được hình thành trong quá trình ứng xử của con người với môi trường tự nhiên trong quá trình lao động sản xuất để sinh tồn, đồng thời cũng phản ánh sự thích nghi của con người với môi trường tự nhiên trong quá trình phát triển. Những kinh nghiệm ấy đã được đúc rút, chọn lọc trong quá trình sinh sống, lao động lâu dài và trao truyền từ đời này qua đời khác trong cộng đồng và gia đình. Do đó, nguồn tri thức này luôn biến đổi và được sáng tạo trong lao động cũng như sinh hoạt, thể hiện sự hiểu biết và thích nghi của con người với môi trường tự nhiên ngày càng có nhiều biến đổi.
Các hình thức ứng xử với nguồn tài nguyên nước của người Thái Mường Xang trước kia cũng như hiện nay có thể xem là những phương pháp hữu hiệu, vừa để đảm bảo cuộc sống của con người vừa duy trì nguồn tài nguyên quan trọng này, nhằm có thể khai thác lâu dài và hiệu quả, phục vụ nhu cầu sinh sống lâu dài của con người.
Cùng với những kinh nghiệm phong phú trong sử dụng nguồn nước, người Thái ở Mường Xang cũng có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước, điều đó được thể hiện thông qua những quy ước mang tính luật tục của cộng đồng cũng như những thỏa thuận giữa các thành viên trong bản, mường có liên quan về lợi ích với nhau. Các quy ước đó đã đáp ứng được mục đích sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước, đồng thời được mọi thành viên trong cộng đồng chấp nhận và nghiêm túc thực hiện. Điều đó đã trở thành một tập quán tốt đẹp trong đời sống của đồng bào, cần tiếp tục giữ gìn và phát huy trong bối cảnh kinh tế - xã hội đang có chiều hướng thay đổi ngày càng nhanh hiện nay.
Trong quá trình phát triển hiện nay, tri thức bản địa về sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người Thái Mường Xang đang có nhiều biến đổi, trong đó nhiều tri thức không còn phù hợp với điều kiện môi trường và kinh tế - xã hội ngày nay nên đã biến mất hay phai nhạt dần.
Nguyên nhân chính của sự biến đổi này chu yếu là do sự tác động của các yếu tố như chính sách đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội vùng cao của Nhà nước; sự gia tăng dân số và mật độ dân số tăng cao; ý thức của người dân và nạn khai thác tài nguyên bừa bãi của một số doanh nghiệp và “lâm tặc” dẫn đến nạn ô nhiễm môi trường và cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên;… Những yếu tố này cũng đã và đang làm thay đổi nhiều nghi lễ và tập quán chung cộng đồng trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước của đồng bào, mà xu hướng chủ yếu vẫn là làm mất đi hay phai nhạt dần.
Có thể nói, trong quá trình sinh sống và phát triển, đồng bào Thái ở Mường Sang đã chắt lọc những kinh nghiệm quý giá qua quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt, từ đó hình thành nên hệ thống tri thức bản địa đa dạng và phong phú, trong đó có tri thức về sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Những tri thức đó đã thể hiện một cách sinh động khả năng thích ứng cao với môi trường thiên nhiên nơi đồng bào sinh sống, đồng thời đó cũng là những sáng tạo không ngừng nghỉ của con người trong quá trình sinh tồn và phát triển, giúp cho người dân sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách hợp lý và bền vững. Chính vì vậy, tri thức bản địa về sử dụng và bảo vệ nguồn nước nói riêng cũng như tri thức về các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nói chung là tài sản tinh thần quý giá rất cần được nghiên cứu, gìn giữ một cách phù hợp, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của nó trong bối cảnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang đứng trước nguy cơ bị khai thác cạn kiệt và ô nhiễm hiện nay.
Đứng trước thực trạng nguồn tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt và ô nhiễm, những tri thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người dân hưởng lợi đang đứng trước nguy cơ bị mai một và dần biến mất, từ kết quả nghiên cứu ở Mường Sang, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần bảo vệ và phát huy những giá trị của tri thức bản địa trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người Thái ở Mường Sang như sau:
1. Cần tiến hành các hoạt động tuyên truyền phù hợp và hiệu quả về công tác quản lý, sử dụng nguồn nước, như: vệ sinh nguồn nước và bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Qua đó, giúp đồng bào nhận thức được vai trò của nguồn nước trong cuộc sống cũng như sản xuất. Từ đó, chính người dân sẽ nâng cao ý thức về sự cần thiết phải duy trì, đổi mới các tri thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước một cách hợp lý trong điều kiện mới hiện nay. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục giúp đồng bào nâng cao ý thức trong việc bảo vệ rừng và môi trường sinh thái.
2. Nâng cao vai trò của người dân, nhất là những người lãnh đạo của bản, mường trong việc xây dựng và thực hiện quy ước sử dụng và bảo vệ nguồn nước chung của cộng đồng và các bản làng liên quan một cách phù hợp trong cơ chế phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta cũng như của địa phương.
3. Tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về tri thức bản địa trong sử dụng, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước cũng như các nguồn tài nguyên khác liên quan, như tài nguyên đất, tài nguyên rừng nhằm kết hợp các tri thức bản địa một cách hợp lý. Như vậy, vừa có tác dụng bảo tồn và phát huy các giá trị của tri thức vừa góp phần làm cho kiến thức bản địa được tham gia hiệu quả trong đời sống thực tiễn, mà cụ thể là phát triển kinh tế và quản lý xã hội.
4. Xây dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ công tác bảo tồn, phát triển tri thức bản địa thông qua việc lưu giữ, phổ biến chúng trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là việc ứng dụng các tri thức vào trong các hoạt động kinh tế - xã hội và môi trường sống cụ thể tại địa phương một cách phù hợp với phong tục tập quán chung của tộc người và với nhu cầu, tâm lý của từng đối tượng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vi Văn An (2008), “Tri thức dân gian của người Thái trong sử dụng
và bảo vệ tài nguyên nước”, Tạp chí Dân tộc học, số 1, tr.15 - 24.
2. Hoàng Hữu Bình (1998), Các tộc người ở miền núi phía Bắc Việt Nam và môi trường, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Hoàng Hữu Bình (1998), “Tri thức địa phương và vấn đề phát triển
bền vững miền núi Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr.50 – 54.
4. Hoàng Hữu Bình (2006), Những tác động của yếu tố văn hóa – xã hội
trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Trần Bình (1998), Tập quán quản lý và sử dụng nguồn nước của
người Thái ở bản Văn, Báo cáo khoa học, Thư viện Viện Dân tộc học,
Hà Nội.
6. Trần Bình (1999), Tri thức địa phương – tiềm lực phát triển đất nước, Báo Nhân dân, ngày 24-8-1999.
7. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Mộc Châu (2002), Lịch sử Đảng bộ huyện Mộc Châu, tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Vũ Minh Chi (2004), Nhân học văn hóa con người với thiên nhiên, xã
hội và thế giới siêu nhiên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Lê Trọng Cúc (1996), “Vai trò của tri thức địa phương đối với phát triển bền vững vùng cao”, trong: Nông nghiệp trên đất dốc - Những thách thức và tiềm năng, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
10. Lê Trọng Cúc (2002), Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11.Phan Hữu Dật (1998), Một số vấn đề về Dân tộc học Việt Nam, Nxb
12. Khổng Diễn (chủ biên, 1996): Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc miền núi phía Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
13. Phạm Đức Dương (1997), Môi trường sinh thái nhân văn và con đường phát triển bền vững của các dân tộc miền núi, Tạp chí Dân tộc hoc, số
3, tr. 19 – 24.
14. Phạm Đức Dương (2002), Kiến thức bản địa và khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của người Thái Đen,bản Pọng, xã Hua La, thị xã Sơn La. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
15.Vũ Trường Giang (2008), Tri thức bản địa của người Thái ở miền núi
Thanh Hóa, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
16. Lê Sỹ Giáo (1992), “Các đặc điểm của nông nghiệp truyền thống của
người Thái Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 1, tr.36 - 41.
17. Trần Hồng Hạnh (2005), “Tri thức địa phương - sự tiếp cận lý