Ánh sáng chờn vờn, cười cợt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách đạo diễn lâu diệp từ góc nhìn lý thuyết tác giả (qua ba tác phẩm sông tô châu, di hòa viên, phù thành mê sự) (Trang 71 - 74)

5. Cấu trúc luận văn

3.1. Dàn cảnh mang màu sắc giễu nhại và liên văn bản

3.1.2. Ánh sáng chờn vờn, cười cợt

„„Thuật ngữ ánh sáng chỉ những cách thức khác nhau trong việc thiết lập nguồn sáng chiếu vào một nhân vật, một đồ vật hoặc một cảnh, dù là bằng ánh nắng tự nhiên hay bằng nguồn sáng nhân tạo. Nó cho phép nhà làm phim điều khiển sự chú ý của người xem theo cách nào đó hoặc tạo ra một bầu không khí

Nhân vật Mẫu Đơn nổi bật giữa nền cảnh xám xịt.

Sông Tô Châu

Hai người trẻ hiện lên đầy vẻ già nua và từng trải trong góc phòng ký túc xá sinh viên.

Di Hòa Viên

Hai người phụ nữ - hai hoàn cảnh trái ngược nhưng họ đều hướng về phía những tia sáng mong manh.

nào đó.‟‟ [7,124]. Với việc thiết kế bối cảnh trong phim, “Ánh sáng là tất cả. Nó biểu đạt ý thức hệ, cảm xúc, màu sắc, chiều sâu, phong cách. Nó có thể xóa mờ, kể chuyện, miêu tả.” [7, tr. 247]. Người nghệ sĩ tài hoa Lâu Diệp không cố tình trù tính các nguồn sáng, ông đã khước từ kĩ thuật chiếu sáng ba điểm của Holywood30, không chọn những hiệu ứng như ánh sáng nhấn mạnh31, ánh sáng phụ32,… mà sử dụng ánh sáng có sẵn tại hiện trường như ánh sáng tự nhiên ngoài trời, ánh sáng đèn điện trong phòng… làm nguồn sáng chủ yếu trong

các phim của mình. Những khuôn hình hiện lên trong phim Lâu Diệp không bóng bẩy, long lanh, không được bao phủ bằng thứ ánh sáng chan hòa đầy đặn nhưng vẫn mang lại vẻ đẹp gợi cảm riêng của chất hiện thực. Mỗi bối cảnh trong từng phim gắn liền với một thứ ánh sáng đặc trưng, không dùng để để diễn tả cái đẹp của sự sống, cái thần của con người, nội dung của phim mà đôi khi còn làm xấu nhân vật, bóc trần nhân vật.

30 Ánh sáng ba điểm (three-point lighting): một cách dàn dựng quen thuộc sử dụng ánh sáng ba hướng trong một cảnh: từ phía sau các đối tượng (rọi sáng phía sau), từ một nguồn sách rực rỡ (ánh sáng chủ đạo) và từ một nguồn sáng kém rực rỡ hơn (ánh sáng vừa phải).

31 Ánh sáng nhấn mạnh (highlighting): sự sắc nét hoặc ánh sáng mạnh được sử dụng để tập trung hoặc tô đậm chi tiết của người hoặc vật.

32 Ánh sáng phụ (fill light): nguồn sáng có tính bổ sung để bổ sung hoặc làm nổi bật nguồn sáng chính trong việc chiếu sáng một nhân vật phim.

Sự bất thường của ánh sáng lại là một nét của phong cách Lâu Diệp, ông tận dụng tối đa những hiệu ứng nhòe mờ, lối chiếu sáng tương phản, cũng như việc kiểm soát nhịp phim, giữ nhịp phim ở mức độ trung bình hoặc chậm rãi để tạo nên một sắc thái giễu nhại lạ và mới. Về tính chất của ánh sáng, Lâu Diệp đã sử dụng lối chiếu sáng tƣơng phản33, phi chuẩn mang hơi hướng phong cách mỹ

học Châu Âu. Ánh sáng tương phản, tranh sáng tranh tối làm khung cảnh trong

khuôn hình mập mờ ẩn hiện. Dàn dựng ánh sáng theo lối này, đạo diễn muốn làm giảm bớt kịch tính trong phim và hướng người xem theo dòng tâm lý của nhân vật, đặc tả tâm trạng con người trong những khuôn hình cận cảnh. Lối chiếu sáng phi chuẩn tạo điểm nhấn cho khuôn mặt diễn viên, ở đó như ẩn giấu những nỗi niềm, dung chứa những suy tư, trăn trở nhưng khó giãi bày.

Lối chiếu sáng phi chuẩn còn cho thấy một đời sống tâm lý mập mờ, bất ổn và không rõ nét của con người. Họ luôn phải đè nén cảm xúc, cố gắng giấu đi tâm

33

Chiếu sáng tương phản (Chiaroscuro lighting): bố cục sáng tối của một hình ảnh hoặc một tấm ảnh.

Vẻ xinh đẹp của Mỹ Mỹ bị nhòe nét và xanh xám qua ống kính nhiếp ảnh gia giấu mặt (Sông Tô Châu)

Bóng đèn chập chờn ở căn hộ của Mã Đạt (Sông Tô Châu)

Nguồn sáng tự nhiên từ phía sau nhân vật. (Di Hòa Viên)

Ánh sáng tương phản phi chuẩn cho thấy cả đốm mụn trên khuôn mặt nhân vật Lữ Khiết. (Phù Thành Mê Sự)

trạng, vì thế mà họ cô đơn và bơ vơ giữa biển người. Lối ánh sáng tương phản dường như cũng làm nổi bật những tâm trạng đối lập, phức tạp trong tâm hồn, đó là khát vọng yêu và kìm nén, cô đơn và hạnh phúc. Đối đãi với ánh sáng như một nhân tố không thể thiếu trong dàn cảnh, Lâu Diệp một mặt khác phớt lờ những tiêu chuẩn giá trị của chủ nghĩa hiện thực vốn biểu thị quyền lực của đế chế điện ảnh Hollywood, ông thỏa hiệp với thiên nhiên và cảnh sắc bằng việc chọn lựa những khoảng tối và tận dụng những mảng sáng trong mê cung hiện thực bày sẵn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách đạo diễn lâu diệp từ góc nhìn lý thuyết tác giả (qua ba tác phẩm sông tô châu, di hòa viên, phù thành mê sự) (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)