5. Cấu trúc luận văn
3.1. Dàn cảnh mang màu sắc giễu nhại và liên văn bản
3.1.3. Bảng màu “giải căn tính Trung Hoa”
Bằng sự tổng hợp của nhiều loại hình nghệ thuật, điện ảnh luôn có khuynh hướng tạo cho người xem cảm giác thật của cuộc sống và màu sắc chính là yếu tố quan trọng trong việc tạo nên sắc thái của phim ảnh và gây dựng cảm xúc cho khán giả. Màu sắc có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và cả thể chất của con người, theo cách mà người ta thường không nhận ra, khiến chúng trở thành một công cụ tuyệt vời để dẫn dắt câu chuyện, gây mạch cảm xúc và tạo nên sự hài hòa trong khung cảnh, màu sắc cũng có thể gợi lên các khái niệm về không gian, thời gian hoặc trở thành biểu tượng của một sự vật, sự việc trong một bộ phim. Người Trung Quốc chuộng màu đỏ và vàng, coi chúng là biểu tượng của hạnh phúc, sắc đẹp, thành công và may mắn. Trên bình diện văn hóa chung, màu đỏ được coi là biểu tượng cơ bản của bản nguyên sống, với tất cả sức mạnh, quyền năng của nó. Màu đỏ được người Hoa sử dụng rộng rãi trong các lễ hội, đặc biệt là tiệc cưới, không chỉ vậy, đèn lồng đỏ có thể dễ dàng được thấy ở các tòa nhà, dãy phố thậm chí trong từng con hẻm bất cứ thời điểm nào trong năm, phong bao lì xì ngày Tết cũng thường là màu đỏ. Còn màu vàng đại diện cho lòng trung thành và là sắc màu của đế vương. Trung Quốc có một con sông mang tên Hoàng Hà và màu da của người Trung Quốc cũng là màu vàng. Do đó, đây là một màu sắc quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng của người Trung Quốc. “Màu Trung Hoa” vốn rất rực rỡ, đậm nét trong các phim của thế hệ đạo diễn trước đó, riêng biệt và cá tính như con người đạo diễn Lâu Diệp, màu sắc trong phim ông khắc khoải đi
tìm lại khoảng thời gian đã mất, là màu của năm tháng tuổi trẻ trong ông, màu
của ký ức.
Bảng màu lạnh được liên tưởng tới cảm giác nhàm chán và không gần gũi
với hiện thực nhưng trên hết chúng cho thấy hiệu quả rõ rệt và là hiện thân hoàn hảo cho bảng màu đương đại đang phổ biến trong thời đại số ngày nay. Gam màu lạnh bao gồm những màu gần với màu nước, ví như lam, xanh lục, mang lại cảm giác lạnh lẽo, trầm lắng, màu xanh dương buồn bã, gợi lên cảm giác rợn ngợp về sự khổ đau, bất hạnh và lạc lõng của con người trong cuộc sống hiện đại, cũng là màu của hồi ức, của quá khứ luôn được ẩn giấu ở đâu đó xa xăm, không thể nắm giữ, không thể tìm về. Lâu Diệp tạo ra một bảng màu đặc biệt, chúng được giữ để dành riêng cho những khoảnh khắc đặc biệt và các nhân vật
Sông Tô Châu Sông Tô Châu
Di Hòa Viên Di Hòa Viên
sẽ khiến chúng trở nên mạnh mẽ hơn cả bởi sắc thái khác nhau của màu sắc có thể khiến người xem có phản ứng và cảm xúc khác nhau. Đem tiêu chuẩn màu sắc của thể loại phim noir để đối chiếu thì Sông Tô Châu là một bộ phim đen có màu sắc được coi là phong phú, tươi sáng và rực rỡ với sắc độ bão hòa của ánh vàng và tông đỏ thường thấy ở chiều muộn, những gam màu nâu công nghiệp tồi tàn và hiệu ứng tối đa của thứ ánh sáng đèn led ma quái phổ biến nơi quán rượu đêm. Riêng với Phù Thành Mê Sự, Lâu Diệp áp dụng sự tương phản màu sắc ở mức thấp nhất và đem lại cảm giác ít u sầu nhất khiến người xem buộc phải tuân theo ý đồ của ông đó là chăm chú vào từng chi tiết, quan sát kỹ hơn để thấy nhiều hơn. Lấy màu trắng đục ngả sang xám của sương, của làn nước mưa, của bầu trời làm màu chủ đạo, từ đây, cộng hưởng với màu sắc của trang phục, màu sắc của các đạo cụ trong bối cảnh, màu của những con phố, màu của những làn đường thành một khối đông kết, chế ngự quá trình tri nhận thị giác của người xem. Những xa hoa, phù phiếm không khác chi đám bọt bong bóng xà phòng trắng xóa trôi nổi và tan loãng vào màn mưa trắng xóa bất cứ lúc nào cũng có thể ập xuống đô thị đang phát triển bùng nổ như Vũ Hán.
Thông qua ấn tượng thị giác đó là màu sắc, những thước phim bộc lộ tâm tư, tình cảm và triết lý sống của người nghệ sỹ, màu sắc được sử dụng như một kỹ thuật để mang lại nhiều lớp khác nhau cho một câu chuyện. Ý niệm không gian trong phim Lâu Diệp được tái tạo một cách khác biệt dầu chỉ bằng sự tương phản “nghèo nàn” của những màu sắc ít ỏi như xanh đen, xanh lam và nâu đỏ thuộc nhiều sắc độ khác nhau.