Khuôn hình xộc xệch, phi trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách đạo diễn lâu diệp từ góc nhìn lý thuyết tác giả (qua ba tác phẩm sông tô châu, di hòa viên, phù thành mê sự) (Trang 84 - 88)

5. Cấu trúc luận văn

3.1. Dàn cảnh mang màu sắc giễu nhại và liên văn bản

3.1.6. Khuôn hình xộc xệch, phi trung tâm

Trong ngành điện ảnh, khuôn hình đóng vai trò quan trọng vì nó giúp chúng ta xác định được hình ảnh, khuôn hình được hiểu không đơn thuần chỉ là đường giới hạn mà nó đưa một điểm nhìn thuận lợi nhất định vào dữ liệu trong phạm vi hình ảnh [7, tr. 312]. Tôn trọng hiện thực, nới lỏng chỉ đạo diễn xuất, Lâu Diệp chọn một phương pháp khác để bộc lộ cái nhìn riêng của cá nhân vào chủ thể và bối cảnh đó là cho ra đời những khuôn hình khiêu khích, khó hiểu bằng các góc máy mới lạ và vị trí máy quay linh hoạt, không bị những điều luật phối cảnh

nhân tạo chi phối, không bị áp đặt bởi logic của bố cục. Trong khá nhiều cảnh toàn, con người không được coi là thước đo cho cỡ cảnh mà thay vào đó là đồ vật, quanh cảnh xung quanh, cho nên, có đôi khi người ta chỉ được thấy một phần cơ thể nhân vật trong khuôn hình, con người trong ngoại cảnh rộng lớn ấy thường nhỏ bé, đơn độc và xa lạ với cuộc sống xung quanh.

Góc nhìn và di chuyển của máy quay đặc biệt là máy quay kỹ thuật số nhỏ

gọn cung cấp vô vàn sắc thái và phận người gắn với dòng sông Tô Châu một cách thô nhám và gần gũi kiểu phim tài liệu. Giai điệu của máy quay khi cao khi thấp, lúc động lúc tĩnh tạo nên những khuôn hình riêng biệt của Sông Tô Châu

được tái diễn trong 80 phút phim, hình ảnh nàng tiên cá vốn thuộc về thế giới thần thoại của Phương Tây nay được nhìn qua ống kính của một nghệ sỹ trẻ ở vùng đất lâu đời Phương Đông, đầy tính chất châm biếm, giễu nhại. Không gian

ngoài màn hình luôn hiện hữu một cách cố ý bởi giọng kể ngoài hình – nhiếp

ảnh gia họ Lý là người nắm giữ điểm nhìn như thể anh ta đã tự biến mình thành chiếc máy quay phim có tư duy kiểu diễn-viên-với-tư-cách-máy-quay hay “máy quay ở ngôi thứ nhất”, cũng vì thế, các khuôn hình phần lớn có độ cao ngang bằng với độ cao hình thể của anh ta.

Khuôn mặt Mỹ Mỹ được room lại gần và một phần của khuôn mặt ấy choán gần hết khuôn hình sau những chuyển động máy chấp chới.

Chối từ những nguyên tắc nhằm đạt tới sự ngay ngắn tề chỉnh của khuôn hình, Lâu Diệp hướng sự chú ý của người xem vào một điểm trên màn ảnh, men theo dòng chảy của cảm xúc người kể –

người nghe, người sáng tạo – người tiếp nhận.

Trái ngược với Sông Tô Châu, Di Hòa Viên chiếm phần đa là các trung cảnh với tỉ lệ khuôn hình chuẩn phẳng Châu Âu 1.66:1 tạo nên sự hài hòa của con người và cảnh quan cũng như sự song hành tồn tại của con người tự nhiên và con người xã hội, từ góc quay, độ ngang, độ cao và khoảng cách đặt máy quay đều nhằm mục đích làm hiển lộ hình ảnh một người đàn bà trong cái đẹp hoang dã và đầy cảm tính, những ám ảnh và khao khát bên trong Dư Hồng thống trị hầu như tất cả di chuyển của máy quay. Những khuôn hình đã khai mở một thế giới hết sức riêng tư ẩn sâu trong mỗi cá nhân để rồi từ đó, con người ta bao dung và thấu hiểu bản chất của thế giới chung rộng lớn bên ngoài. Để cái phần bí ẩn ấy trong con người được hé lộ, cái phần bóng đen khuất sau ý thức được hiện hình, để lột trần bộ mặt thật của cái vô thức, của cái tôi đích thực, Lâu Diệp triển khai

nhiều góc quay bất thường hướng về nhân vật nữ chính với các cỡ cảnh khác nhau từ toàn cảnh, trung cảnh tới cận cảnh, đặc biệt là góc máy thấp hắt lên khuôn mặt cô nghiêng nghiêng choán gần hết khuôn hình với đôi mắt hướng về nơi xa xăm thuộc không gian ngoài màn hình tạo nên những bố cục chơi vơi, chống chếnh hoặc ở thế tương phản là góc máy cao phủ lấy cơ thể mảnh mai và đơn độc của Dư Hồng giữa cảnh vật hoang vắng, héo hắt càng làm gia tăng sự bế tắc đến cùng cực của tuổi trẻ.

Từ một thế giới vô tận chuyển động không ngừng, khuôn hình tách ra thành một mảng nhỏ và chuyển tải đến người xem, tất cả những phần còn lại là không gian ngoài khuôn hình, cách mà nhà làm phim sử dụng để tạo cảm giác hiện hữu cho những vật ngoài khuôn hình thông qua hướng nhìn hay cử chỉ hướng tới một khoảng không nào đó ngoài khuôn hình của nhân vật được Lâu Diệp tận dụng triệt để nhằm khỏa rộng nỗi trống trải và áp đặt khoảng cách vô hình giữa hai nhân vật trong những trung cảnh kiểu Mỹ. Với cách lựa chọn khuôn hình như thế, con người hiện lên thật cô đơn, đạo diễn không trực tiếp cho thấy cảm xúc của nhân vật hiện lên qua nét mặt, ánh mắt mà mọi cảm xúc của nhân vật đem đến cho khán giả chỉ là cảm giác, sự mơ hồ của sắc thái.

D i H òa Viê n D i H òa VIê n D i H òa Viê n

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách đạo diễn lâu diệp từ góc nhìn lý thuyết tác giả (qua ba tác phẩm sông tô châu, di hòa viên, phù thành mê sự) (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)