5. Cấu trúc luận văn
2.1. Câu chuyện và cốt truyện: Những diễn ngôn vi lịch sử về lịch sử
“Nếu như viết lịch sử 100 năm điện ảnh Trung Quốc, thì đến “Thế hệ Thứ Sáu”, đặc trưng của các đạo diễn thực sự, các nhà nghệ thuật với tư cách cá nhân đã được thể hiện.”10
Quan niệm trong sáng tác, được biết đến đầu tiên với Diêm Liên Khoa11
, nhân vật không phải mang bản chất người nói chung, mà là những
tạo tác lịch sử ở những thời điểm nhất định. Khi nói đến lịch sử, theo giải thích đơn giản, lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Với ý này, lịch sử bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đa diện do đó khó định nghĩa chính xác và đầy đủ, định nghĩa về lịch sử được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra. Một cách ngắn gọn tiến sỹ Sue Peabody12 khẳng định: “Lịch sử là một câu chuyện ch ng ta nói ch ng ta là ai.”, còn nhà bác học người La Mã Cicéron13
(106 – 45 TCN) đưa ra quan điểm: “historia magistra vitae” (lịch sử chính yếu của cuộc sống) với yêu cầu đạt tới “lux veritatis” (ánh sáng của sự th t) và giáo sư Hà Văn Tấn có viết, lịch sử là khách quan. Sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức chúng ta nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau.14 Đi vào góc nhìn cụ thể hơn để xem xét sự tác động đến hiện thực của “lịch sử”, ta tịnh tiến tới “vi lịch sử”: “Vi lịch sử là khái niệm xuất hiện vào những thập kỷ 70 của thế kỉ trước, với cốt lõi là sự phản ứng lại cách làm lịch sử có tính quyết định luận tập trung vào các tiến trình hay biến cố lớn lao của quốc gia, xã hội, các vị
10 Trinh Động Thiên, Ý nghĩa văn hóa của điện ảnh “Thế hệ Thứ Sáu”, Tạp chí Điện ảnh Nghệ thuật, số 1 năm 2003, tr. 42 – Dẫn theo Nguyễn Thị Diệu Linh, Đạo diễn điện ảnh Trung Quốc Thế hệ Thứ Sáu và
những xung đột, in trong Điện ảnh Châu Á đương đại – Những vấn đề lịch sử, mỹ học và phong cách, tr. 69.
11 Diêm Liên Khoa (Yan Lianke) nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, là tác giả có nhiều sách cấm nhất và gây tranh luận nhất ở Trung Quốc hiện nay. Ông được đánh giá là một gương mặt tiêu biểu của văn học Trung Quốc đương đại, một số tác phẩm của ông đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng: Nh t quang lưu niên, Kiên
ngạnh như thủy, Vì nhân dân phục vụ, Thụ hoạt, Đinh trang mộng, Phong nhã tụng, Tứ thư.
12 Tiến sĩ Sue Peabody, Khoa Lịch sử - Đại học Washington State Vancouver, nguyên văn: “History is a story we tell ourselves who we are”, theo: http://directory.vancouver.wsu.edu/people/sue-peabody
13 Tên ông được phiên âm sang tiếng Anh là Cicero, xem thêm trên trang: http://en.wikipedia.org/wiki/Cicero
14
vua chúa và các nền văn hoá, mà bỏ quên đi số ph n hay câu chuyện của các cá
nhân hay vật thể bé nhỏ, tức những gì bị tác động trực tiếp hay gián tiếp từ các
biến cố lớn lao đó.”15. Đích đến của khám phá vi lịch sử là “làm cho bật ra cái không được nói bởi chính sử, các vùng trải nghiệm của con người mà các nhà sử học đã bỏ qua; là phá vỡ những điều đã được coi là niềm tin chắc chắn đinh ninh, các tính chính thống, các quan niệm về thế giới đã được thiết lập; là thám hiểm mặt lật ngược hay mặt trái của cái hình ảnh mà xã hội chúng ta đã tự xây dựng về chính mình.”16 Nếu như Thế hệ đạo diễn Thứ Năm tựu trung vẫn hướng tới việc tái hiện câu chuyện lịch sử của tổ tiên, của ông bà, cha mẹ một cách khá tròn trịa, đầy đặn với “cấu trúc ba hồi” cổ điển thì Thế hệ đạo diễn Thứ Sáu mỗi cá nhân lại phá cách với một hệ thống ngôn ngữ biểu hiện riêng, thể hiện cao độ ý thức tự tìm đường, tự điều chỉnh và tác động vào tầm đón đợi của công chúng, đặc biệt là khán giả trẻ đang khao khát với câu hỏi về cái tôi, về đời sống và ý nghĩa của sự sống.
Lâu Diệp chọn cách kiến giải về lịch sử bằng phương thức đem tâm tình viết nên câu chuyện với những phát hiện sắc sảo về thời cuộc và cá nhân. Vì thế, lịch sử nơi tác phẩm của Lâu Diệp cho người ta cảm giác các sự kiện, nhân vật và quang cảnh gần gũi với con người chứ lịch sử không khô cứng, không phải chỉ là những sự kiện, con số hay kết quả. Mỗi câu chuyện của ông là một tra vấn về tình yêu, về sự sống và sự chết bằng thủ pháp đặt một số phận vô danh tiểu tốt vào giữa dòng xoáy của những biến cố lịch sử hệ trọng, với mục đích là chuẩn bị cho sự giải thích xác thực một hay nhiều phương diện của nó. Trên con đường kiếm tìm và phản ánh hiện thực, Sông Tô Châu, Di Hòa Viên và Phù Thành Mê Sự cũng như các tác phẩm nghệ thuật đương đại khác ghi đậm dấu ấn về sự
15 Nguyễn Như Huy, Dự án Phủ Đ y/Phục Hồi (Re/cover) của Phan Quang: Một tiếp c n vi–lịch sử
(microhistory, http://www.facebook.com/notes/nguyen-nhu-huy/d%E1%BB%B1-%C3%A1n-
ph%E1%BB%A7-%C4%91%E1%BA%ADyph%E1%BB%A5c-h%E1%BB%93i-recover-
c%E1%BB%A7a-phan-quang-m%E1%BB%99t-ti%E1%BA%BFp-c%E1%BA%ADn-vi-l%E1%BB%8Bch- s%E1%BB%AD-microhistor/10154094012745673/
16
khủng hoảng niềm tin của con người trong bối cảnh đổ vỡ các thang bậc giá trị, sự hỗn loạn của trật tự thường hằng. Lâu Diệp không tô hồng về thế giới của những thân phận người phải chống chọi, phải sống sót sau tất cả những đổi dời của cuộc sống, của lịch sử trong những đô thị Trung Quốc đương thời. Khước từ “lịch sử được khái quát từ ký ức của cả cộng đồng, thông qua những cá nhân hư cấu tiêu biểu” [2, tr. 173], ông nhìn lịch sử như là “những câu chuyện hoàn toàn cá nhân, của những người bình thường, lưu lạc qua thời loạn và trở thành những nhân chứng sống trong thời bình” [2, tr. 173]. Cái gọi là tìm thấy mình nơi người khác được biện giải bằng lời tiên tri của Ralph Waldo Emerson17
: “Trong mỗi tác phẩm của thiên tài, chúng ta thấy được những nghĩ suy đã bị chìm vào quên lãng; chúng trở lại với ta bằng một vẻ uy nghi lạ lùng.” Lâu Diệp lục lại kho tàng kinh nghiệm cộng đồng để thấu cảm những trải nghiệm cá nhân, kết hợp
chuyện riêng và chuyện chung để nói về một thời kỳ của lịch sử, dựng lại lịch sử của một tập thể các cá nhân như nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn trong Văn h c Việt Nam – Nh n thức và thẩm định (NXB Khoa học Xã hội, 2001): “... thay vì miêu tả lịch sử thông qua con người, con người trở thành phương tiện để trình bày lịch sử.” Những con người trong phim ông rất bình thường, như bao con người bé nhỏ khác trong cuộc đời mênh mông, không ai trong số họ nắm giữ vai trò “chủ thể của lịch sử” mà họ hoặc là “chứng nhân của lịch sử” hoặc trở thành “nạn nhân của lịch sử”. Đó có thể là anh thợ ảnh không danh tính, cô gái trẻ làm nghề tự do không rõ xuất xứ hay một anh chàng giao hàng kiêm ma cô lang thang, tạm bợ không gia đình hoặc là một cô bé mới lớn trong một gia đình khuyết gắn liền với Sông Tô Châu, đó có thể là cô sinh viên ngoại tỉnh lên thành
17
“In every work of genius we recognize our own rejected thoughts; they come back to us with a certain alienated majesty.” – Ralph Waldo Emerson (25/5/1803 – 27/4/1882) là nhà viết tiểu luận, nhà thơ, triết gia người Mỹ, và là người đi đầu trong phong trào Tiên nghiệm vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Ông ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân, và đưa ra triết lý đề cao tự do cá nhân và nỗ lực phá bỏ những ràng buộc mà con người tạo ra cho con người.
phố học đại học cùng những người bạn của cô mà mỗi người lại có một xuất phát điểm và chọn lựa đời sống khác nhau từ Di Hòa Viên, đó có thể là một bà nội trợ điển hình, một người chồng gánh vác nhiều trọng trách, một người phụ nữ bất hạnh và toan tính, một cô gái trẻ mãi mãi ở lại tuổi đôi mươi nơi Phù Thành Mê Sự. Tất cả, dường như đã bước ra từ những ẩn ức, từ ký ức, từ tiềm thức, từ vô thức, từ bản năng, từ giấc mơ, từ ám ảnh của Lâu Diệp hay từ những gương mặt người hàng ngày ông gặp, từ những thân phận trôi giạt qua cuộc đời ông, là những mảnh vụn và đầy khúc xạ của lịch sử. Hiện thực mà những bộ phim của Lâu Diệp phản ánh có nguồn gốc sâu xa từ hiện thực có được thông qua những trải nghiệm suy tư của bản thân tác giả nay đã trở thành hiện thực của một tập thể cá nhân từ nhiều điểm nhìn, trong chính sự phức tạp, đa chiều và phân mảnh
của nó thông qua cách diễn đạt đầy nhân bản. Những phương thức đạo diễn họ Lâu tổ chức cấu trúc tự sự cho những trần thuật mang tính lịch sử từ góc độ vi lịch sử thể hiện tư tưởng cá nhân, khác biệt. Theo Timothy Corrigan, trần thuật được chia thành hai nhân tố khác nhau, một là câu chuyện với tất cả các sự kiện được trình bày trước mắt chúng ta hoặc những sự kiện chúng ta có thể suy luận là đã xảy ra (tư liệu nằm bên ngoài thế giới câu chuyện) – cái cảm thấy được; hai là cốt truyện thể hiện sự sắp xếp hoặc sự tổ chức những sự kiện đó theo một trật tự hoặc một cấu trúc nào đó – cái nhìn thấy được. Câu chuyện và cốt truyện
chồng chéo nhau trong một số khía cạnh và phân biệt nhau ở một số khía cạnh khác, cốt truyện thường thể hiện ra bên ngoài một số sự kiện nhất định của câu chuyện nên các sự kiện này là chung đối với cả hai khái niệm. Câu chuyện tiến xa hơn cốt truyện trong việc gợi ra một số sự kiện trong ranh giới truyện kể mà ta không bao giờ được chứng kiến. Còn cốt truyện vượt ra khỏi thế giới câu chuyện bởi sự hiện diện của các hình ảnh và âm thanh ngoài ranh giới truyện kể, những yếu tố có thể sẽ tác động lên cách hiểu câu chuyện tùy theo sự tri nhận của mỗi khán giả.
Thực trạng bi tráng trong đề tài của ông đơn giản phản ánh những kinh nghiệm sống của bản thân trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. “Với tôi, làm một bộ phim thiếu vắng sự đồng cảm của cá nhân với nhân vật là một thử thách khó khăn. Cuộc sống thường nhật là tất cả những gì mà phim tôi đem tới.” – Lâu Diệp chia sẻ. Được đằm mình trong những thử thách dành cho tuổi trẻ trong thời gian đó được Lâu Diệp coi là “một thứ may mắn”, theo đạo diễn Lâu thì: “Đó là một cơ hội Trời cho. Mỗi chúng tôi có thể tận mắt chứng kiến những đổi thay của một thời đại. Không phải là tôi mong chờ sự hỗn loạn đó mà được nếm trải những cảm giác như thế giúp tôi nhận ra những gì là tự do hạnh phúc. Đó là một bài tập quan trọng.” “Di Hòa Viên là bộ phim mà tôi luôn khao khát được làm”, Lâu Diệp bộc bạch, “Tôi đã nghĩ về nó từ khi tốt nghiệp, năm 1989. Những gì đã xảy ra tác động to lớn tới đất nước Trung Quốc trên mọi mặt. Bộ phim được mở đầu với những kinh nghiệm của cá nhân tôi, gần với một bộ phim tài liệu.” Bản thân người nghệ sỹ là một hiện hữu vi lịch sử, ông không ngừng tìm về với tỉnh thức để rồi ném trả những tinh vân của thời gian, của đất nước, của dân tộc và của đồng bào mình vào trong hư vô của muôn đời, của nhân loại. Như cách mà Dư Hồng nếm trải mật ngọt và trái đắng qua những cung bậc của ái tình, đạo diễn Lâu Diệp bước qua hỉ – nộ –ái – ố của sự nghiệp làm phim nhưng vẫn nhẫn nại và bao dung với miền yêu đầy thách thức này, nỗ lực đưa những cảm xúc mạnh mẽ của mình về từng thời khắc trong cuộc sống vào phim. Trong tầm nhìn của Lâu Diệp, mỗi cá thể sống được nhìn nhận như một hạt bụi đơn lẻ trôi nổi cấu thành đám tinh vân huyền hoặc của vũ trụ, bản thân họ đều mang theo câu chuyện cá nhân chứa đựng niềm cảm thức khôn nguôi về quá vãng và liên hệ một cách mật thiết cũng như có những khuất tất rất riêng với dải thiên hà lịch sử. Di Hòa Viên đã trình bày sự phức tạp của quá khứ nhờ việc quan sát những sự vật cụ thể như một biến cố hay một cộng đồng nhỏ với những số phận vô danh, mỏng manh, và qua đó, cho thấy rằng biến cố hay cộng đồng đó không luôn tuân theo sự khái quát hoá của các sử gia về những năm tháng hay địa điểm
phủ trùm lên chúng, tất cả họ – những người trẻ vốn được/bị quy kết là những “chủ thể của lịch sử” thực ra chỉ đóng vai trò là “chứng nhân của lịch sử” hoặc trở thành “nạn nhân của lịch sử”. Di Hòa Viên là một trong số rất ít ỏi phim truyện tại Trung Quốc đại lục (bộ phim khác được biết đến là Lam Vũ của Quan Cẩm Bằng năm 2001) đề cập trực diện tới cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, phổ biến hơn trong tiếng Trung với các tên gọi như: Sự kiện 4 tháng 6, Phong trào Dân chủ “89”. Mùa xuân năm 1989, trong hơn sáu tuần, hàng triệu sinh viên đã biểu tình đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn (Tiananmen Square) Bắc Kinh và ở 132 thành phố khác trên tất cả các tỉnh Trung Quốc.18 Cú sốc Thiên An Môn đã đẩy các nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc vào cảnh ngàn cân treo sợi tóc. Điểm qua toàn bộ các thông tin trên trong những cú dựng nhảy với nhịp điệu nhanh và lời bình mang tính chân thực như những thước phim tài liệu (trong đó bao gồm cả những trích đoạn tài liệu về tổng thống Nga Boris Yeltsin), tuy nhiên, Di Hòa Viên không đưa ra những tổng kết dữ liệu thương vong hay tái hiện sự khốc liệt của sự kiện mà đi theo mạch cảm xúc của nữ anh hùng liều lĩnh và dữ dội Dư Hồng, cô không phải là người giương cao lá cờ tự do dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn càng không phải là lãnh đạo sinh viên trong cuộc chống đối này nhưng cô là nữ anh hùng tràn đầy dũng khí và nhiệt tâm trước thời cuộc. Dư Hồng, Hiểu Quân, Châu Vĩ, Lý Đề, Nhược Cổ, Đông Đông,... trong cái thời điểm hoang mang, trống rỗng và cuồng loạn ấy, những “con người bé mọn” với những khát khao bản năng sinh tồn, những tâm hồn tan vỡ đã nương vào nhau, tìm đến nhau để đi qua trạng thái lo sợ, phấp phỏng. Những đôi tay mò mẫm trong bóng tối và bùng nổ mãnh liệt trong nhau, đó chính là lúc Châu Vĩ – bạn trai của Dư Hồng và Lý Đề – bạn thân của Dư Hồng kiệt cùng tuyệt vọng tan vào nhau. Họ lặng lẽ quấn lấy nhau trong mê loạn trên chính chiếc giường nơi Châu Vĩ làm tình với Dư Hồng lần đầu tiên
18 James Tong và Elaine Chan biên soạn (1990), Lửa và Cơn Gi n Dữ: Phong Trào Dân Chủ ở Bắc Kinh
bất chấp tiếng hò reo bên ngoài. Ở tình huống này, hành vi tính dục được hiểu như khả năng đan kết giữa tâm và thân, giữa những cảm giác cơ thể với những vấn đề của kinh tế, chính trị, đạo đức. Lâu Diệp phóng khoáng sử dụng nhiều cảnh sex trực diện như một phương thức hữu hiệu để khám phá về con người trên mọi bình diện của tồn tại người, trong dịch chuyển của không gian và thời gian: “tính dục là một tạo tác mang tính lịch sử”19. “Cái tôi” dù ở đâu và trong