Trang phục kiểu “carnival”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách đạo diễn lâu diệp từ góc nhìn lý thuyết tác giả (qua ba tác phẩm sông tô châu, di hòa viên, phù thành mê sự) (Trang 80 - 84)

5. Cấu trúc luận văn

3.1. Dàn cảnh mang màu sắc giễu nhại và liên văn bản

3.1.5. Trang phục kiểu “carnival”

“Phục trang như chúng ta vẫn biết là quần áo mà nhân vật khoác lên người, phục trang là một yếu tố quan trọng của dàn cảnh” [7, tr. 123], nó giống như chiếc chìa khóa giúp cho khán giả nhận diện nhân vật. Còn “carnival” theo nhà triết học, nghiên cứu văn học người Nga Mikhail Mikhailovic Bakhtin là một “hình thức trình diễn nguyên hợp mang tính chất lễ nghi” hay còn gọi là “hội giả trang”, “hội trá hình”, loại hình này luôn hướng đến mục đích xóa nhòa mọi ranh giới khu biệt giữa sân khấu và quảng trường, cũng như diễn viên và khán giả, lễ hội hướng tới phạm vi toàn dân – những chủ nhân đích thực và mang tính phổ quát sâu sắc. Vì vậy, cả người tham dự và người chiêm ngưỡng carnival đều nô nức xác lập một diện mạo mới cho chính mình thấm đẫm tinh thần vui nhộn, nổi loạn, trái ngược với thứ đời sống nghiêm túc và hoàn bị hàng ngày, trang phục carnival dù cầu kỳ hay nghịch dị, dù diêm dúa hay đơn sơ đều mang lại cho chủ nhân của nó cảm giác được trở lại với bản nguyên của chính mình, là những con người đúng nghĩa, người với người có thể mặc sức giao tiếp với nhau thông qua các hình thức ngôn ngữ và hành động bộc trực, suồng sã. Cũng theo Bakhtin: “Carnival đem sáp gần, thống nhất, hôn phối và kết hợp cái thiêng liêng với cái phàm tục, cái cao cả với cái thấp hèn, cái lớn lao với cái nhỏ mọn, cái uyên thâm với cái dốt nát”.

Sông Tô Châu, một không khí hội giả trang bao trùm, mà đóng vai trò chủ đạo là trò chơi hóa trang nàng tiên cá, bộ trang phục tiên cá lấp lánh đậm thiên tính nữ ôm lấy thân hình Mỹ Mỹ và với mái tóc óng ả, nàng tự do uốn lượn trong

thế giới yên lặng và thanh bình vừa riêng tư vừa mở rộng, nàng tỏa sáng như vầng dương khắp dòng Tô Châu, khi nàng xuất hiện, màn đêm mở ra những ánh xanh dịu dàng mát lành cho buổi bình mình đến, thời điểm nàng ra đi, nơi nơi ngả sang chiều tà rồi dần chìm khuất vào bóng tối, từ đó thế giới chuyện kể được mở rộng ra không ngừng hút vào nó tất cả những con người trên hành trình mà nó đi qua để từ đây toàn bộ nhân vật trong thế giới chuyện kể đều dự phần vào hội hóa trang đó. Trang phục gắn với nhu cầu hóa thân, đóng vai của mỗi thân phận trong đời sống hiện đại nhằm thoát khỏi sự trơ khấc của hiện hữu cá nhân, giống như niềm yêu, mộng ước mà cô gái mới lớn Mẫu Đơn gửi gắm vào món đồ chơi “nàng tiên cá” búp bê rồi sau này được hiện thực hóa bằng màn hóa thân của nghệ sỹ trình diễn Mỹ Mỹ.

“Sự cởi bỏ, giải trừ sức nặng” gắn với hành trình tìm về với bản thể, bản nguyên của nhân vật, nơi ẩn náu của tinh thần không còn nằm trong những bộ quần áo mà trở về nơi nó vốn thuộc về, đó là nguồn cơn cho hàng loạt cảnh khỏa

thân của các nhân vật trong Di Hòa Viên. Họ – những người trẻ đang tràn trề sức sống đối diện với thời kỳ lịch sử nội bộ đầy tao loạn, với giai đoạn thế giới chồng chéo rối ren, cho dù đó là cô gái vùng biên Đồ Môn hay các chàng trai, cô gái hội tụ về mái trường này từ phương nào của đất nước Trung Quốc rộng lớn thậm chí cả bên ngoài biên giới Trung Quốc đều khoác lên mình những trang phục giống nhau không phân biệt giới tính, sức vóc, dân tộc hay hoàn cảnh gia đình, họ có đang thoải mái, khoáng đạt bên trong những manh áo, tấm quần khuôn sẵn đó không, chỉ khi bật tung ra khỏi chúng, ta mới cảm nhận được phần nào sức nóng, vẻ đẹp và sự khinh khoái nơi họ khi họ “ngắm và cảm nhận thân thể của chính mình”. Dư Hồng, Lý Đề, Đông Đông, Vương Ba, ... luôn thúc giục bởi ước muốn được nhấc mình ra khỏi sự nặng nề của khế ước xã hội, những cuộc tình ái, những mối suy tư và các quan hệ đời sống xoay quanh sự mặc vào hoặc gỡ ra lớp vỏ bọc trên thân thể vật chất của họ.

Trong mối tương quan với carnival, trang phục của các nhân vật Phù Thành Mê Sự còn thể hiện tính tương đối của quyền lực, sự không thừa nhận đẳng cấp, tạo ra mối liên hệ đan chéo, đảo nghịch giữa cái cao cả với cái tầm thường, cái thiêng liêng với sự tầm thường, chủ nghĩa nhân đạo với lối sống phi nhân. Ở địa vị là một ông chủ doanh nghiệp lớn nhưng Kiều Vĩnh Triệu hiếm khi chịu bó buộc trong bộ vest công sở mà anh tạo cho mình một vẻ bụi bặm, xuềnh xoàng tùy hứng dẫu là khi ở văn phòng, lúc hẹn hò với những cô gái “tình một đêm” hay thậm chí là thời điểm quyết định “xuống tay” sát hại người nhặt rác – nhân vật vô tình chứng kiến Tang Tập xô ngã Hiểu Mẫn dẫn đến cái chết tang thương. Chiếc váy trắng tinh tế, sang trọng được Lâu Diệp khéo léo nâng lên thành một thứ vũ khí trong cuộc chiến tâm lý giằng co giữa Lữ Khiết – người vợ danh chính ngôn thuận và người vợ hờ Tang Tập, chiếc váy trắng xuất hiện như chiếc

Dư Hồng và Châu Vĩ lẫn trong đám đông bạn đồng trang lứa.

Đằng sau cánh cửa, họ trở về với chính họ, "ngắm và cảm nhận

thân thể của chính mình".

Kiều Vĩnh Triệu trên đường vào khách sạn cùng Hiểu Mẫn – cô gái sau đó phải chịu cái chết thảm

khốc.

Chiếc váy trắng Lữ Khiết mua tặng Tang Tập rồi sau đó lại tự sắm cho mình chính bộ đồ đó

váy cưới – biểu tượng gắn liền với nghi thức hôn lễ vốn được coi là dấu mốc công khai khẳng định “quyền sở hữu” về tinh thần và vật chất của một cá nhân với người bạn đời. Đau đớn giấu diếm vết cứa trong tim của mình, Lữ Khiết rủ Tang Tập đi sắm đồ, cô tặng Tang Tập chiếc váy trắng mà cô thấy ưng ý rồi ngay khi Tang Tập rời đi, Lữ Khiết mua một chiếc khác cho mình, mặc đến văn phòng của chồng; tại đây, cô vừa gợi nhắc lại tình cảm của họ đã dành cho nhau từ thời đi học vừa chọc giận Vĩnh Triệu bằng những lời khiêu khích về Tang Tập khiến anh ta không kìm được cơn kích động, chỉ chờ Lữ Khiết ra về, anh ta tức tốc đến căn hộ tồi tàn của mẹ con Tang Tập, như con thú đói, anh ta gầm rú và lao vào xé tan chiếc váy mới cô chưa kịp cởi ra rồi đè Tang Tập xuống để cưỡng hiếp cô.

Ở carnival, trang phục là một phương tiện để đạt tới mục đích cốt lõi coi đời sống là “trò giả trang”, là “thế giới lộn trái” nhằm giải thiêng cảm xúc, giễu nhại, hạ bệ mọi hình tượng, trần tục hóa người anh hùng, hướng tới sự thoát xác, giải tỏa, tự do, bình đẳng cho mỗi cá thể sống. Trang phục trong phim Lâu Diệp đơn giản, gần với thực tế, không khoa trương mà cũng không nhấn mạnh nhưng luôn tạo cảm giác như một thứ mặt nạ mà nhân vật cần mang trong lễ hội để che giấu con người thực của mình, vì thế, trong bất cứ tình huống nào có thể, nhân vật đều sẵn sàng lột trần thân thể ngay trước ống kính máy quay; đùa giỡn với sự giả tạm, bỏ qua mọi mối ràng buộc đang níu giữ trọng lượng của mình, các nhân vật đã hoàn thành hành trình thoát xác và đạt được trạng thái thăng hoa nơi thân thể và tâm trí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách đạo diễn lâu diệp từ góc nhìn lý thuyết tác giả (qua ba tác phẩm sông tô châu, di hòa viên, phù thành mê sự) (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)