Chất biến ảo của tele linh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách đạo diễn lâu diệp từ góc nhìn lý thuyết tác giả (qua ba tác phẩm sông tô châu, di hòa viên, phù thành mê sự) (Trang 94 - 98)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Quay phim: mơ hồ – đa nghĩ a– giải trung tâm

3.2.3. Chất biến ảo của tele linh hoạt

Đối với ống kính, tiêu cự 50mm được chọn là tiêu cự chuẩn và thường được gọi là tiêu cự “normal” cho định dạng phim 35mm, nhằm phân biệt với các ống kính zoom, tele khác. Sở dĩ 50mm được xem là tiêu cự chuẩn vì khi ngắm chụp qua ống kính tiêu cự này, hình ảnh không hề bị hiện tượng méo hình hay bị thay đổi kích thước so với thực tế. Trong khi đó, ống kính tele là một công cụ hữu hiệu giúp người cầm máy tiến gần đến chủ thể ngay cả khi không thể, với tiêu cự dài, nó có chức năng giống như một máy quay từ xa khi phóng to một khu vực

nhỏ giúp người quay phim có thể ghi hình từ khoảng cách an toàn khi triển khai tại một địa điểm trong thành phố, đặc biệt khi được hỗ trợ tính năng zoom cho phép biến đổi liên tục độ dài tiêu cự để chuyển đổi mối quan hệ viễn cận khi quay cảnh đơn. Hiệu ứng mà ống kính tele mang lại đó là làm phẳng không gian của cảnh quay, giảm ảo giác về chiều sâu, tạo những đường cong mềm mại và không rõ nét cắt, loại ống kính này còn là một lựa chọn lý tưởng để ghi lại những khoảnh khắc tự nhiên nhất của đối tượng.

Tính ngẫu hứng được nhắc đến như là đặc trưng dễ nhận biết nhất trong

phong cách làm phim của Lâu Diệp, điều này được minh chứng qua một số thủ pháp điện ảnh được áp dụng, trong đó không thể không kể đến ống kính tele. Ống kính tiêu cự dài được Lâu Diệp sử dụng chủ yếu cho những cảnh quay trung bình và cận cảnh, tạo những như một tiếp cận thử nghiệm với công năng của máy móc, càng về sau này, ông càng cho thấy hiệu quả mà thiết bị mang lại cho quá trình tri nhận của khán giả. Bản chất của ống kính này đã là tạo ra những kinh nghiệm khám phá về thị giác ranh giới của cái nhoè – nét, hư – thực, tạo ra các vật thể có hình khối của không gian như trong một bức vẽ trừu tượng, mặt khác, đạo diễn còn để nhân vật di chuyển qua các vùng mờ – rõ làm cho hình bóng họ có thể bị xoá bỏ ngay trước mắt người xem.

Từ khúc dạo đầu giàu sức gợi, sau khi màn hình đen biến mất cuốn theo cuộc đối thoại giữa Mỹ Mỹ với người đàn ông yêu cô, ống kính tele vừa di chuyển quay lia liên tục, lúc zoom lại gần, lúc kéo ra xa suốt cuộc du ngoạn trên sông của chàng nhiếp ảnh gia. Kỹ thuật này được Lâu Diệp khá ưa chuộng và sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần trong không riêng gì Sông Tô Châu mà nhiều bộ phim về sau tạo cảm giác choáng váng theo kiểu Vertigo của Alfred Hitchcock. Không lạnh lùng, giễu nhại như chất giọng của nghệ sỹ giấu mặt nơi Sông Tô Châu, năng lực tri giác của thiếu nữ tuổi hoa ở Di Hòa Viên phản chiếu những dòng xúc cảm lẫn lộn, khó hiểu và ống kính tele đã đảm nhiệm vẹn toàn sứ mệnh của nó khi “lộn trái” những hình ảnh bên trong tâm tưởng, những tìm tòi, chất vấn rốt ráo của nữ chính về bản thể, phô bày không ngần ngại trước con mắt thế gian.

Cận cảnh góc độ rộng bị nhòe nét được nhận thấy nơi gương mặt Châu Tấn trong Sông Tô Châu.

Nắm bắt những khoảnh khắc của đời sống thường nhật để làm hiện lên chân dung tinh thần và yếu tính tự do của con người là điều mà Lâu Diệp hướng tới khi chọn ống kính tele trong nhiều trường đoạn của Sông Tô Châu.

Nói về sự kề cận của hiểm nguy thì Phù Thành Mê Sự là một bộ phim tâm lý phức tạp đầy kịch tính đáng kể tên của Lâu Diệp. Sử dụng ống kính tele như một phương án tách đối tượng ra khỏi bối cảnh khiến sự bất lực trước cái cô đơn càng dày thêm, ông xoáy sâu vào quá trình con người đối diện với niềm đau, với sự mất mát, với tình cảnh đổ vỡ niềm tin rồi trở nên mòn mỏi, bế tắc, vô trách nhiệm với bản thân. Con người trong Phù Thành Mê Sự xuất hiện với dáng vẻ gò ép, chịu sự đè nén từ những áp lực của môi trường xung quanh, không có được cảm giác thoải mái tự do về thể xác và tinh thần, con người luôn trong tâm thế khát khao, vùng vẫy nhưng vẫn bị sức nặng của thực tại nghiệt ngã kìm hãm, họ chỉ còn biết hướng về một nơi nào xa xăm, vô định một cách vừa mong mỏi vừa cam chịu.

Di Hòa Viên

Cá nhân, trong áp lực lệ thuộc vào các căn tính, thường bị rơi vào những lựa chọn căn tính phức tạp, Dư Hồng đi qua bao vùng đất, gặp gỡ nhiều người, tất cả hiện hữu cả nơi cô và tan chảy vào trong cô, nhưng chưa ở đâu và khi nào cô từ bỏ cái tôi dữ dội của mình mà chọn cách thể nghiệm đời sống với tư cách của chính cá nhân, diễn giải cái tôi, đôi khi bất chấp sự diễn giải đó có được tiếp nhận hay không.

Với thiết bị này, mỗi câu chuyện trở thành một thước phim quan sát xã hội được nắm bắt bởi con mắt thông tuệ của một đạo diễn trẻ có năng lực phản tư mạnh mẽ, ta tìm thấy nơi đây tính chất riêng tư và tinh thần tự ý thức cao độ của người nghệ sỹ trước sự sống và bản thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách đạo diễn lâu diệp từ góc nhìn lý thuyết tác giả (qua ba tác phẩm sông tô châu, di hòa viên, phù thành mê sự) (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)